VOLTAIRE – “Những gì sách dạy chúng ta giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người.”
Danh nhân Voltaire đã từng nói: “Những gì sách dạy
chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà
ta, đem nó truyền cho người khác và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người.”
Và câu hỏi đặt ra là: Tại sao sách giống
như lửa? Và giá trị của lửa (sách) là như thế nào trong đời sống của mỗi con
người?
TK (*) – Nghiệm:
Voltaire là một trong những Triết gia thời Phục hưng – Khai sáng và là một
trong những ngọn cờ đầu của khởi động cho chủ nghĩa Tự do trong thời đại của
ông. Voltaire – Nhà văn, Tác giả và là một trong những Triết gia lớn trong thời
đại Phục hưng – Khai sáng đã nói rằng “Những
gì sách dạy chúng ta giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó
trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác và nó trở thành tài sản của tất cả mọi
người.” Và điều đó có nghĩa là chúng ta cần bắt đầu với giá trị đặc biệt của
sách – từ thuở sơ khai cho đến ngày nay.
Bất chấp những thăng trầm của lịch sử,
sách trở thành ngọn cờ đầu trong công cuộc khai minh. Bất kỳ giai đoạn nào của
lịch sử và cùng với những bước tiến vượt bậc của thời đại – ta vẫn thấy sách
như là “ngọn cờ đầu” của mọi cuộc
cách mạng tự do. Nói cách khác, trong suốt chiều dài của lịch sử - trải dài hơn
5000 năm – tính từ Moi-se – Nhà lãnh đạo vĩ đại của Dân tộc Do Thái – đã viết
nên Ngũ Kinh – là 5 quyển sách đầu tiên trong Kinh Thánh (vào khoảnh 3.500 năm
TCN) – sách vẫn đi cùng với thời gian – và luôn trở thành sức mạnh lớn trong
công cuộc dẫn con người đến tự do – hạnh phúc – và thực sống.
Vào khoảnh 5.500 năm cách đây (tức là
khoảng 3.500 năm TCN) – Moi-se – Nhà lãnh đạo vĩ đại của Dân tộc Do Thái – Một
Dân tộc được mệnh danh là thông minh nhất thế giới – đã viết nên Ngũ Kinh – là 5
quyển sách đầu tiên trong Kinh Thánh – và đó có thể là một trong những quyển
sách sơ khai nhất của lịch sử loài người. Từ giai đoạn đó, sách đi vào lịch sử
nhân loại như là “ngọn hải đăng” và là biển chỉ đường quan trọng trong bất kỳ
cuộc khai minh nào.
Vào khoảng 2000 năm cách đây – quyển
sách Tân Ước – bao gồm những quyển sách cuối cùng được viết bởi các sứ đồ của
Chúa Yeshua – người được chọn là Con của Đức Chúa Trời, đã đóng lại với sách Khải
Huyền – được viết bởi sứ đồ Giăng, đã khép lại những chương cuối của Kỷ nguyên
được gọi là Cựu Ước, để mở ra một giai đoạn mới của lịch sử loài người – Tân Ước.
Tuy nhiên, vào khoảng năm 325 Công
nguyên – lịch sử về một giai đoạn mới của loài người được đóng lại, và qua giai
đoạn đó thế giới phương Tây bước vào đêm trường Trung Cổ. Và điều đó có nghĩa
là, nhân loại đang bước đi những bước đi xa rời với tình hình thực tại.
Vào khoảng 500 năm cách đây, một kỷ
nguyên mới của nhân loại được mở ra – gọi là Kỷ nguyên khai sáng – hay còn gọi
là Kỷ nguyên Phục Hưng – đánh dấu bởi giai đoạn Dân chủ hóa đọc sách – bắt đầu
từ việc phổ cập hóa quyển sách Kinh Thánh – vào giai đoạn đó.
Có thể nói, ngay sau giai đoạn máy in
được ra đời – và phổ cập hóa Kinh Thánh – đã mở ra một bức tranh mới nhân loại –
đó chính là sự gia tăng nhanh chóng thông tin. Và từ đó mở ra giai đoạn mới của
lịch sử loài người – Giai đoạn Dân chủ hóa đọc sách. Chính giai đoạn này được
biết đến như là Kỷ nguyên Khai sáng – Kỷ nguyên Phục hưng, được đánh dấu bởi sự
ra đời của hàng loạt các Nhà khoa học – Nhà văn – Triết gia – Tác giả và sự ra
đời đó chính thức mở ra một bức tranh mới cho loài người – mà chúng ta gọi là
văn minh.
Sách được xem là Tướng tiên phong trong công cuộc khai minh.
Không thể có văn minh nếu thiếu khai minh – và không thể có khai minh nếu
thiếu sách. Và đó chính là cách mà thế giới vận động cho đến ngày nay.
Voltaire – được xem là Triết gia lớn
trong giai đoạn Phục hưng – Khai sáng, cùng với các Nhà văn – Nhà Triết học
khác trong thời đại của ông như Immanuel
Kant, Montesquieu… trở thành bộ 3 Triết học nổi tiếng thời Phục Hưng – Khai
sáng, có giá trị như ngọn cờ đầu mở màn cho sự tìm kiếm tự do trên con đường hiện
thực hóa khát vọng tự do của con người. Và tất cả họ đều đánh giá được sức mạnh
của sách như là lửa – để khơi dậy ý chí – khát vọng – niềm tin và lòng nhiệt
huyết bên trong mỗi con người, để mỗi con người khám phá chính mình – tự do – hạnh
phúc hơn.
Đó cũng chính là lý do tại sách được
xem là con đường dẫn đến sự tự do – hạnh phúc và khám phá được sức mạnh nội
trên trên con đường chinh phục ước mơ của chính mình và cùng với mọi người
chinh phục những ước mơ cùng nhau đó. Đó là lý do tại sao Voltaire đã từng nói:
“Những gì sách dạy chúng ta giống như lửa.
Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người
khác và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người.”.
Và nếu bạn đọc sách – tiếp tục đọc
sách – bạn có thể khai sinh con người mới của mình trong kỷ nguyên mới.
Chào mừng bạn đến với thế giới mới – thế giới của những con người mới –
những độc giả thông thái trên hành tinh này.
Chào mừng bạn đến với thế giới mới – thế giới của những con người kiến tạo
– và của những con người kiến tạo nên những con ngưới kiến tạo.
Và điều đó bắt đầu từ những điều đơn giản nhất: ĐỌC SÁCH – HỌC TẬP – LÀM VIỆC – SÁNG TẠO và SÁNG TẠO NÊN CON NGƯỜI MỚI
của mình.
Thông điệp từ TRẦN TRUNG KIÊN (TK) | ROYAL AUTHOR | ROYAL ADVISOR