05 tháng 6 2013
Lê
Anh Xuân (1940-1968) là một nhà thơ Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng
Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những
đóng góp của mình.
Thân thế
Ông
tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1940 tại thị xã Bến Tre, nguyên
quán ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày (nay thuộc huyện Mỏ Cày Bắc), tỉnh Bến
Tre. Cha ông là giáo sư Ca Văn Thỉnh, một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học. Các
thành viên trong gia đình ông cũng đều là những nhà giáo, nghệ sĩ được biết tới.
Anh trai ông là nhạc sĩ Ca Lê Thuần, em gái là nữ đạo diễn Ca Lê Hồng - nguyên
hiệu trưởng trường Nghệ thuật Sân khấu II Thành phố Hồ Chí Minh, em trai là họa
sĩ Ca Lê Thắng.
Sự
nghiệp
Ông
sớm tiếp xúc với văn thơ từ nhỏ, năm 12 tuổi bắt đầu vừa học văn hóa, vừa học
việc ở nhà in Trịnh Đình Trọng thuộc Sở Giáo dục Nam Bộ trong chiến khu.
Năm
1954, ông theo gia đình tập kết ra Bắc, học ở các trường học sinh miền Nam, Trường
phổ thông trung học Nguyễn Trãi (Hà Nội), rồi vào học khoa Sử, Đại học Tổng hợp
Hà Nội. Bài thơ đầu tiên ra mắt bạn đọc, Nhớ mưa quê hương với dòng cảm xúc
thương nhớ da diết miền Nam, đã chiếm được cảm tình của độc giả và đoạt giải
nhì trong cuộc thi thơ năm 1960 của tạp chí Văn nghệ. Tốt nghiệp đại học, Lê
Anh Xuân được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở khoa Sử và được cử đi nghiên cứu
sinh ở nước ngoài nhưng ông từ chối để trở về quê hương chiến đấu.
Cuối
năm 1964, ông vượt Trường Sơn vào miền Nam, làm việc ở Tiểu ban Giáo dục thuộc
Ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam và sau đó là Hội Văn nghệ Giải phóng miền
Nam. Trong thời gian này, ông bắt đầu sử dụng bút danh Lê Anh Xuân[1]. Năm
1966, ông tham gia Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài làm thơ, ông còn viết cả văn
xuôi.
Lê
Anh Xuân hy sinh ngày 21 tháng 5 năm 1968 tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện
Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ.
Vinh danh
Tên
ông được đặt cho một con đường tại Quận 1.
Năm
2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Năm
2011, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân
Tác phẩm
Tiếng
gà gáy (thơ, 1965)
Không
có đâu như ở miền Nam (thơ, in chung, 1968)
Nguyễn
Văn Trỗi (trường ca, 1968)
Hoa
dừa (thơ, 197l)
Thơ
Lê Anh Xuân (tuyển thơ, 198l)
Giữ
đất (tập văn xuôi-1966)
Thành tựu nghệ thuật
Trong
cuộc đời ngắn ngủi của mình, Lê Anh Xuân đã sáng tác khá nhiều bài thơ chủ yếu
thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước, đặc biệt là vùng quê Bến Tre của
mình. Những bài thơ: Nhớ mưa quê hương, Trở về quê nội, Gửi miền Bắc,... được độc
giả yêu mến. Bài thơ cuối cùng của ông sáng tác năm 1968: Dáng đứng Việt Nam được
coi là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về người lính Quân đội Nhân dân
Việt nam đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt Nam:
...
Từ
dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ
quốc bay lên bát ngát mùa xuân.
28 tháng 5 2013
CAO XUÂN HUY - giáo sư chuyên về lịch sử tư tưởng triết học Phương Đông, người Nghệ An
Giáo
sư Cao Xuân Huy (1900 - 1983) là một nhà
nghiên cứu chuyên về lịch sử tư tưởng triết học phương Đông, từng được gọi là
"nhà đạo học" ngay từ thuở mới khoảng 30 tuổi. Ông được xem là một
trong những người có những đóng góp to lớn trong việc đào tạo các nhà nghiên cứu
cổ học Việt Nam. Ông để lại một số giáo trình đại học có giá trị về Kinh Dịch,
Luận ngữ, Mạnh Tử, Bách gia chư tử. Ông còn là một Giáo sư của Viện Văn học.
Con ông là Cao Xuân Hạo là một nhà ngôn ngữ học, dịch giả nổi tiếng tại Việt
Nam.
Tiểu sử
Ông
sinh ngày 28 tháng 5 năm 1900 năm tại làng Thịnh Mỹ, xã Cao Xá, phủ Diễn Châu,
tỉnh Nghệ An, trong một gia đình dòng dõi khoa bảng danh gia. Ông nội ông là
Cao Xuân Dục. Cha ông là Cao Xuân Tiếu (1865-1939), đậu phó bảng khoa thi 1895,
giữ chức thượng thư, Hiệp biện đại học sĩ kiêm Tổng tài Quốc sử quán triều nhà
Nguyễn.
Năm
1906, ông bắt đầu học chữ Hán với thầy của gia đình và được ông nội (là cụ Cao
Xuân Dục, khi đấy là Tổng tài Quốc sử quán) rèn cặp. Năm 1915, ông thi hương tại
trường thi Nghệ An. Sau đó, ông ra Huế theo học bậc Thành chung và tốt nghiệp
năm 1922. Sau đó, ông theo học trường Cao đẳng sư phạm Đông Dương và tốt nghiệp
năm 1925. Sau khi tốt nghiệp, ông bước vào cuộc đời dạy học trong 55 năm chỉ
gián đoạn chút ít.
Cũng
trong năm 1925, cụ Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt giam. Nhiều phong trào đấu
tranh chính trị đòi thả cụ Phan. Vốn sinh trưởng trong một gia đình có truyền
thống yêu nước và chống Pháp, ông cũng bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng.
Khi đó, ông đang dạy ở Trường Quốc học Huế. Năm 1926, ông gia nhập Tân Việt
Cách mạng đảng.
Năm
1927, thực dân Pháp tấn công đảng Tân Việt. Ông bị giải chức, đày ra Lao Bảo,
sau đó giải về Nghệ An mãi đến năm 1929 mới được thả, ông về làm công tạm cho
nhà in Đắc Lập, Huế. Từ năm 1935, ông vào Sài Gòn dạy tư thục Trung học Paul
Doumer và Trung học Chấn Thanh. Năm 1938, thầy trở ra Huế dạy tư thục Hồ Đắc
Hàm, Việt Anh, Thuận Hóa và tham gia viết báo tiếng Pháp: Revue pédagogique.
Năm
1945, ông được Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mời ra Hà Nội dạy
môn triết học phương Đông tại trường Đại học Việt Nam. Trường này đóng cửa sau
3 tháng vì tình hình chính trị Việt - Pháp căng thẳng.
Sau
khi chiến tranh nổ ra, ông trở về quê nhà và được cử làm hiệu trưởng trung học
Nguyễn Xuân Ôn, Diễn Châu, Nghệ An. Trường năng khiếu huyện Diễn Châu mang tên
ông, Cùng thời gian này, ông còn kiêm các chức vụ quan trọng như giáo viên dạy
văn học và dạy Pháp văn, giáo viên trường trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc
Kháng, giáo sư triết học của lớp Đại học Văn khoa đầu tiên ở vùng Thanh - Nghệ.
Năm
1949, ông là giáo sư triết học của lớp Đại học Văn khoa đầu tiên do Bộ Giáo dục
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập tại vùng tự do Liên khu IV. Lớp có 7 học
sinh tốt nghiệp trung học chuyên khoa.
Năm
1951, ông được mời làm Giáo sư Trường Dự bị Đại học Việt Nam tại Thanh Hóa.
Tháng 12 năm 1954, ông được điều về Hà Nội giảng dạy môn triết học phương Đông,
môn logic học và môn tâm lý học cho lớp Đại học Văn khoa (tiền thân của khoa
văn ngữ, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và trường Đại học sư phạm Hà Nội. Năm
1957, ông được mời sang khoa ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, giảng dạy
môn tâm lý học. Năm 1958, ông được phong chức Giáo sư.
Cũng
trong năm 1958, vì có liên quan đến hoạt động của nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm,
ông bị đình chỉ nhiệm vụ. Đến năm 1959, Viện Văn học thành lập, ông được cử làm
Trưởng Ban Hán - Nôm, rồi Trưởng Ban văn học cổ đại Việt Nam của Viện. Năm
1965, ông là giáo sư chính, giảng dạy môn triết học cho lớp đại học Hán Nôm tại
Hà Nội, chịu trách nhiệm đào tạo lớp chuyên tu Hán Nôm trên đại học
(1972-1974). Năm 1972, ông là chủ khảo kỳ thi tốt nghiệp 4 năm của Viện Văn Học.
Trong
thời gian ở ban Hán Nôm, ông được mời thỉnh giảng ở khoa ngữ văn trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Y - Dược Hà Nội,
Viện Đông Y Việt Nam.
Năm
1974, ông nghỉ hưu. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 10 năm
1983, thọ 83 tuổi.
Giải thưởng
Ông
được Nhà nước Việt Nam tặng tưởng Huân chương Kháng Chiến hạng nhì (1960), giải
thưởng Hồ Chí Minh (truy tặng, 1996) cho công trình nghiên cứu Tư tưởng Phương
Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu.
Tên
ông được đặt cho một phố tại Phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
vào năm 1985, và một con đường chính dài gần 1 km chạy từ bến xe khách chợ
Vinh, Nghệ An đến quốc lộ 1A tại thành phố Vinh.
Những đóng góp triết học và
văn học
Nghiên
cứu triết học Đông phương
Nghiên
cứu tư tưởng và văn hoá Việt Nam cổ, trung, đại
Chủ
Toàn và Chủ Biệt - Hệ Tư Tưởng Nhất Nguyên - Phi Bài Trung
Nghiên
cứu về Nhận Thức Luận
Động
và Tĩnh trong Cấu Trúc Luận
Tham
gia nghiên cứu và hiệu đính bản dịch Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, Nguồn gốc
các loài của Charles Darwin, Đông Chu Liệt Quốc của Phan Kế Bính, Trúc Lâm tông
chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nhậm.
Những nhận định về ông
Giáo
sư Đặng Thai Mai: "Ở Việt Nam không ai hiểu học thuyết Lão Trang sâu sắc
hơn cụ Huy".
Giáo
sư Nguyễn Huệ Chi, trong bài Cao Xuân Huy trong thế giới người hiền giới thiệu
cuốn Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu viết: "Cái tên
Cao Xuân Huy trong trí nhớ của hầu hết các thế hệ trí thức trong khoảng 50 năm
nay là đại biểu cho một ngành học hình như ai nghe cũng thấy sợ: triết học Đông
phương".
Viện
sĩ Eidelyn (Liên Xô): "Những nhà Trung Quốc học như cụ Cao Xuân Huy ở trên
thế giới chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay!".
27 tháng 5 2013
Henry Alfred Kissinger - Nhà ngoại giao người Mỹ gốc Do Thái
Henry
Alfred Kissinger (tên khai sinh: Heinz Alfred Kissinger; 27 tháng 5 năm 1923 –)
là một nhà ngoại giao người Mỹ gốc Đức và Đức gốc Do Thái, người giành giải
Nobel Hòa bình năm 1973. Ông từng giữ chức cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ và
sau đó kiêm luôn chức thư kí liên bang (Secretary of State, hay là Bộ Trưởng
Ngoại Giao) dưới thời tổng thống Richard Nixon. Kissinger là người đã thoát khỏi
vụ bê bối Watergate và sau đó vẫn bảo đảm được vị trí quyền lực của mình khi
Gerald Ford trở thành tổng thống.
Là
người đề xuất "Realpolitik", Kissinger đóng một vai trò chen chốt
trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ giai đoạn 1969 - 1970. Trong suốt thời
gian này, ông mở ra chính sách détente, chính sách đã giúp giải tỏa bớt mối
quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô và ông cũng đóng một vai trò quan trọng
trong cuộc đối thoại với thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai trong đó bao gồm việc
nối lại quan hệ hữu nghị giữa hai nước đồng thời thiết lập mối quan hệ đồng
minh chiến lược Trung Quốc - Hoa Kỳ chống lại Xô Viết.
Trong
suốt quãng thời gian cầm quyền của Nixon và Ford ông được biết đến là một kiểu
người khoa trương, xuất hiện những buổi gặp mặt công chúng với nhiều người nổi
tiếng. Những phương pháp về chính sách đối ngoại của Kissinger đã khiến ông trở
thành kẻ thủ giữa phe cánh tả chống chiến tranh cũng như phe cánh hữu chống cộng
sản.
Với
những tài liệu dưới thời của Nixon và Ford được tiết lộ gần đây có liên quan đến
các chính sách của Mỹ với Nam Mỹ và Đông Timo.[cần dẫn nguồn] Kissinger đã trở
thành tâm điểm chỉ trích và săn tìm của giới báo chí cũng như những nhóm biện
luận nhân quyền, cả ở trong nước cũng như quốc tế.[cần dẫn nguồn] Sau khi những
tài liệu được tiết lộ, nhiều công chức của chính phủ Pháp, Brasil, Chile, Tây
Ban Nha, Argentina đã tìm ông để hỏi về các vấn đề liên quan đến tội ác chiến
tranh đang bị tình nghi như Operation Condor (chiến dịch Kền Kền), gây nhiều
khó khăn cho các chuyên đi nước ngoài của ông.
24 tháng 5 2013
Joseph Brodsky - Nhà thơ, nhà văn Mỹ gốc Nga
Joseph
Brodsky (24 tháng 5 năm 1940 - 28 tháng 1 năm 1996), tên trong khai sinh là
Iosif Aleksandrovich Brodsky (tiếng Nga: Иосиф Александрович Бродский), là một
nhà thơ, nhà văn Mỹ gốc Nga đoạt Giải Nobel Văn học năm 1987.
Tiểu sử
Cuộc
đời của nhà thơ sinh tại Leningrad này, ngay từ nhỏ, có những chi tiết thú vị.
Thời thơ ấu Brodsky sống trong một căn hộ nhỏ của ngôi nhà mà trước Cách mạng
tháng Mười Nga đã từng sống hai nhà thơ Nga sau đó cũng ra sống ở nước ngoài:
Dmitry Merezhkovsky và Zinaida Gippius. Ông cũng học ở trường phổ thông mà ngày
trước Alfred Nobel đã từng học và năm 1987 được trao giải Nobel.
Thuở
nhỏ Brodsky mơ ước trở thành bác sĩ nhưng 15 tuổi đã phải nghỉ học vì mưu sinh.
Sau đó, ông tự học tiếng Anh, tiếng Ba Lan, nghiên cứu truyền thuyết, tôn giáo
và triết học. Ông bắt đầu làm thơ lúc 16 tuổi; khi 17 tuổi ông hoàn thành tập
thơ nổi tiếng Vĩnh biệt, hãy quên, đừng trách cứ gì nhau... (Прощай, позабудь и
не обессудь...) và được công nhận là một nhà thơ, một dịch giả tài năng. Năm
1963 Brodsky bị kết tội "ăn bám xã hội" và gửi đi cải tạo 5 năm ở miền
bắc Nga. Nhờ sự phản đối của các nhà văn trong và ngoài nước hai năm sau ông được
trở về Leningrad. Năm 1972, ông lại bị trục xuất, phải sang Viên, London và cuối
cùng là Hoa Kỳ. Từ đây, Brodsky sáng tác bằng cả tiếng Nga và tiếng Anh.
Năm
1977, ông nhập quốc tịch Mỹ và làm giáo sư văn học cho trường Cao đẳng Five
College ở Mount Holyoke, bang Massachusetts. Năm 1978, Đại học Yale trao cho J.
Brodsky bằng tiến sĩ văn học danh dự. Năm 1979, ông trở thành thành viên của Viện
Hàn lâm Nghệ thuật - Văn chương Mỹ. Năm 1981, ông được Quỹ John D. và Catherine
T. MacArthur trao tặng giải thưởng cho các tác phẩm thiên tài. Năm 1986, cuốn
tiểu luận về nghệ thuật và chính trị Ít hơn một của ông được giải thưởng của
Nhóm các nhà phê bình sách Quốc gia (Mỹ). Năm 1987, ông nhận giải Nobel của Viện
Hàn lâm Thụy Điển và năm 1991 nhận được giải thưởng của Thư viện Quốc hội Mỹ.
Brodsky
sáng tạo nên một thế giới thơ ca độc đáo được thể hiện bằng những quan niệm của
nghệ thuật hậu hiện đại. Các nhà phê bình coi ông "là người tổng kết thơ
ca thế kỷ 20". Joseph Brodsky qua đời ngày 28/1/1996 tại nhà riêng vì căn bệnh
nhồi máu cơ tim.
Lời khai trước tòa của
Brodsky
Dưới
đây là những câu hỏi và lời khai của Brodsky trước Tòa về tội “ăn bám”. Những lời
này được thư ký của phiên tòa ghi lại và sau đó được phổ biến trong những bài
viết in ngoài luồng (samizdat).
Tòa:
Thâm niên lao động của anh là bao nhiêu?
Brodsky:
Khoảng chừng…
Tòa:
Chúng tôi không cần “khoảng chừng”!
Brodsky:
Năm năm.
Tòa:
Anh làm việc ở đâu?
Brodsky:
Ở nhà máy. Ở các nhóm địa chất…
Tòa:
Anh làm ở nhà máy bao nhiêu lâu?
Brodsky:
Một năm.
Tòa:
Làm nghề gì?
Brodsky:
Thợ phay.
Tòa:
Thế nói chung nghề chuyên môn của anh là gì?
Brodsky:
Nhà thơ, nhà thơ – dịch giả.
Tòa:
Ai thừa nhận anh là nhà thơ? Ai xếp anh vào hàng ngũ các nhà thơ?
Brodsky:
Không ai cả. Thế ai xếp tôi vào giống người?
Tòa:
Thế anh có học cái đó không?
Brodsky:
Cái gì?
Tòa:
Cái nghề làm thơ ấy? Anh đã không cố gắng học đại học… nơi người ta dạy…
Brodsky:
Tôi không nghĩ… tôi không nghĩ là học vấn mang lại điều này.
Tòa:
Thế thì cái gì?
Brodsky:
Tôi nghĩ… đó là (thất vọng) do trời phú…
Tòa:
Anh có yêu cầu gì với Tòa không?
Brodsky:
Tôi muốn được biết tôi bị bắt vì tội gì?
Tòa:
Đấy là câu hỏi chứ không phải yêu cầu.
Brodsky:
Thế thì tôi chả có yêu cầu gì cả.
Ngày
13 tháng 3 năm 1964 Brosky bị kết án vì tội “ăn bám” và chịu hình phạt cao nhất
là 5 năm lao động cải tạo ở làng Norenskaya, tỉnh Arkhangelsk. Trong một bài phỏng
vấn, Brodsky gọi đấy là thời kỳ hạnh phúc nhất trong cuộc đời của mình. Chính
thời gian này ông đi sâu tìm hiểu về thơ ca Anh.
Tác phẩm
Прощай,
позабудь и не обессудь... (Vĩnh biệt, hãy quên, đừng trách cứ gì nhau...,
1957), thơ
Большая
элегия Джону Донну (Khúc bi ca lớn gửi Donne John, 1963)
Стихотворения
и поэмы (Thơ và trường ca, 1965), thơ
Остановка
в пустыне (Trạm dừng trong sa mạc, 1970), thơ
Конец
прекрасной эпохи. Стихотворения 1964-71 (Kết thúc thời tốt đẹp. Thơ những năm
1964-71, 1977), thơ
Часть
речи. Стихотворения 1972-76 (Một phần của lời nói. Thơ những năm 1972-76,
1980), thơ và bài viết
Римские
элегии (Những khúc bi ca La Mã, 1982), thơ
Новые
стансы к Августе (Những bài tứ tuyệt mới gửi Augusta, 1983), thơ
Мрамор
(Сẩm thạch, 1984), kịch
Меньше
одиницы (Ít hơn một, 1986), tiểu luận
History
of the twentieth century (Lịch sử thế kỉ hai mươi, 1986), thơ
Урания
(Urania, 1988), thơ
Заметки
папоротника (Bút kí dương xỉ, 1990)
На
околицах Атлантиды (Trên các nẻo Atlantida, 1992)
Набережная
неисцелимых (Bờ sông của những kẻ vô phương cứu chữa, 1992), thơ
Watermark
(Hoa văn mờ trên giấy, 1992), tiểu luận
Скорбь
и разум (Nỗi đau và lí trí, 1995), tiểu luận
Một số bài thơ
Vĩnh biệt, hãy quên, đừng
trách cứ gì nhau...
Vĩnh
biệt
Hãy
quên
Đừng
trách cứ gì nhau.
Còn
những bức thư
Em
hãy đốt
Như
cầu.
Con
đường của em
Sẽ
trở thành can đảm
Con
đường thẳng
Và
sẽ giản đơn.
Rồi
đây trong màn sương
Sẽ
cháy lên cho em
Một
vì sao ngời sáng
Và
một niềm hy vọng
Của
bàn tay sưởi ấm
Bên
bếp lửa nhà em.
Rồi
sẽ có bão tuyết, mưa giông
Và
tiếng gào điên cuồng của lửa
Sẽ
có những thành công rực rỡ
Phía
trước đợi chờ em
Sẽ
tuyệt vời và mạnh mẽ vô cùng
Một
trận đánh
Sẽ
vang lên trong lồng ngực của em.
Anh
hạnh phúc và xin chúc mừng
Cho
người, mà có thể
Sẽ
đi cùng em
Trên
một con đường.
Hai năm sau
Vâng,
ta chẳng già hơn chẳng điếc hơn.
Ta
vẫn nói những lời như ngày trước.
Như
ngày trước, áo màu đen vẫn khoác
Những
phụ nữ kia vẫn ít cảm tình.
Ta
bây giờ vào vai không thường xuyên
Trong
những bậc dốc nhà hát cô đơn
Những
ngọn đèn trên đầu ta vẫn thắp
Như
tiếng hò reo, hoan hỉ của đêm.
Ta
sống bằng quá khứ, như bây giờ
Với
tương lai, thời của ta chẳng giống
Ta
không ngủ, người ngủ ta quên lãng
Và
ta vẫn làm những việc như xưa.
Hãy
giữ gìn vẻ vui nhộn ngây thơ
Trong
tuần hoàn bóng đêm và ánh sáng
Những
người vĩ đại cho vinh quang, cay đắng
Những
kẻ nhân từ cho thế kỷ hư vô.
Harry Hammond Hess - nhà địa chất học đã đưa ra học thuyết tách giãn đáy đại dương
Harry
Hammond Hess (24 tháng 5 năm 1906 – 25 tháng 8 năm 1969) là nhà địa chất học và
sĩ quan hải quân Hoa Kỳ trong chiến tranh Thế giới thứ hai.
Ông
được xem là một trong những người tiên phong trong việc thống nhất học thuyết về
kiến tạo mảng, là Thiếu tướng hải quân Hoa Kỳ. Ông nổi tiếng với các học thuyết
về tách giãn đáy đại dương, một công trình thể hiện mối liên hệ giữa cung đảo,
dị thường từ đáy biển, và peridotit bị serpentin hóa, theo đó sự đối lưu của
manti Trái Đất là lực chủ yếu gây ra chuyển động tách giãn. Công trình này làm
nền tảng cho sự phát triển của học thuyết kiến tạo mảng.
Giảng dạy
Harry
Hess dạy 4 năm (1932–1933) ở Đại học Rutgers ở New Jersey và một năm làm nghiên
cứu ở phòng thí nghiệm địa vật lý của Washington, D. C., trước khi làm việc ở Đại
học Princeton năm 1934. Hess làm trưởng Bộ môn địa chất ở Princeton từ năm 1950
đến 1966. Ông là giáo sư thỉnh giảng ở Đại học Cape Town, Nam Phi (1949–1950),
và Đại học Cambridge, Anh (1965).
Trong quân đội
Hess
gia nhập Hải quân Hoa Kỳ trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai, và trở thành
thiếu tướng Hải quân của USS Cape Johnson, một tàu vận tải được trang bị kỹ thuật
mới là: máy định vị thủy âm. Thiết bị này có thể góp một phần trong việc phát
triển học thuyết về tách giãn đáy biển của ông. Hess ghi chép cẩn thận các lộ
trình đi qua Thái Bình Dương khi cập vào Marianas, Philippines, và đảo Iwo, từ
máy đo hồi âm trên tàu của ông. Các cuộc khảo sát khoa học trong thời chiến
không có kế hoạch trước đã giúp Hess thu thập các mặt cắt đáy đại dương ở vùng
bắc Thái Bình Dương, và phát hiện ra các núi lửa đỉnh bằng dưới biển mà ông gọi
là guyot, theo tên của nhà địa lý thế kỷ 19, Arnold Henry Guyot. Sau chiến
tranh, ổng tiếp tục ở lại Naval Reserve, và được phong làm thiếu tướng Hải quân
Hoa Kỳ.
Khám phá khoa học
Năm
1960, Hess đã đưa ra một đóng góp quan trọng nhất của riêng ông là một phần
trong những tiến bộ khoa học trong khoa học địa chất của thế kỷ 20. Trong một
báo cáo đã được truyền bá rộng rãi mà ông gởi đến Phòng nghiên cứu Hải quân Hoa
Kỳ (Office of Naval Research), theo đó ông đã đề xuất học thuyết liên quan đến
sự chuyển động của vỏ Trái Đất theo hướng ngày càng xa sống núi giữa đại dương
có hoạt động núi lửa. Tách giãn đáy biển, tên gọi một quá trình được đặt sau
này, đã giúp truyền bá quan điểm trôi dạt lục địa của Alfred Wegener trước kia
(nhưng thời điểm đó chúng bị bác bỏ) như là một thành tựu khoa học. Điều này đã
thúc đẩy một cuộc cách mạng trong các khoa học về Trái Đất. Bản báo cáo của
Hess được xuất bản chính thức trong quyển History of Ocean Basins (1962) của
ông. Đây là một công trình tham khảo duy nhất trong địa vật lý vật chất rắn.
Hess cũng liên quan đến một số đóng góp khoa học khác như dự án Mohole
(1957–1966), một khảo sát về công nghệ và tính khả thi của Chương trình khoan
biển sâu.
Qua đời
Hess
chết vì nhồi máu cơ tim ở Woods Hole, Massachusetts, vào ngày 25 tháng 8 năm
1969, trong khi đang chủ trì buổi họp Hội đồng Khoa học vũ trụ của Viện hàn lâm
Khoa học Hoa Kỳ. Ông được chôn tại nghĩa trang Arlington và đã được truy tặng
giải thưởng Distinguished Public Service của Cục Hàng không và Không gian Hoa Kỳ.
Hess
đã đoạt Huy chương Penrose của Hội Địa chất Hoa Kỳ năm 1966. Hội Địa vật lý Hoa
Kỳ đã đặt ra huy chương Harry H. Hess trong buổi lễ tưởng niệm ông năm 1984 nhằm
"ghi nhận những đóng góp trong nghiên cứu về sự tiến hóa của Trái Đất và
các hành tinh tương tự Trái Đất.”
Mikhail Aleksandrovich Sholokhov - Nhà văn Liên Xô nổi tiếng
Mikhail
Aleksandrovich Sholokhov (phiên âm tiếng Việt: Mi-kha-in A-lếch-xan-đrô-vích
Sô-lô-khốp; tiếng Nga: Михаил Александрович Шолохов) (sinh ngày 24 tháng 5, lịch
cũ ngày 11 tháng 5, năm 1905, mất ngày 21 tháng 2 năm 1984) là một nhà văn Liên
Xô nổi tiếng và là người được trao Giải Nobel Văn học năm 1965.
Mikhail
Sholokhov được biết tới nhiều nhất qua bộ tiểu thuyết sử thi Sông Đông êm đềm,
tác phẩm được Jorge Amado cho rằng có thể sánh với Chiến tranh và hòa bình của
Lev Tolstoy. Ngoài ra Sholokhov còn có nhiều sáng tác về những người Cozak vùng
Sông Đông và về cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại.
Tiểu sử
Mikhail
Sholokhov sinh năm 1905 trong một gia đình người Cozak ở Kamenskaya thuộc Đế quốc
Nga. Bố của ông là một nông dân Cozak, còn mẹ ông xuất thân từ một gia đình
nông dân người Ukraina đã từng có một đời chồng. Sholokhov đi học tại các trường
phổ thông ở Kargin, Moskva, Boguchar và Veshenskaya; đến năm 1918 thì tham gia
Hồng quân chiến đấu trong Nội chiến Nga. Khi đó Sholokhov mới 13 tuổi
Sự
nghiệp
Trước
Thế chiến thứ hai
Sholokhov bắt đầu sáng tác ở tuổi 17. Ông cho
ra đời tác phẩm đầu tiên, truyện ngắn Cái bớt năm 19 tuổi. Năm 1922 Sholokhov
chuyển tới thủ đô Moskva với hy vọng trở thành một nhà báo. Trong thời gian đầu
ở thủ đô, ông phải kiếm sống bằng những công việc chân tay như công nhân bốc
vác, thợ xây và nhân viên kế toán từ năm 1922 đến 1924 trong khi vẫn cố gắng
tham gia các lớp học ngắn hạn dành cho các nhà văn trẻ.
Năm 1924 Sholokhov trở về Veshenskaya và bắt
đầu tập trung hoàn toàn vào việc sáng tác. Cùng năm này, ông cưới cô Maria
Petrovna Gromoslavskaia, hai người sau đó đã có hai người con trai và hai người
con gái. Hai năm sau, Sholokhov cho xuất bản tập truyện ngắn Những câu chuyện
sông Đông (Donskie Rasskazy) viết về cuộc sống của những người Cozak quê hương
ông trong giai đoạn Thế chiến thứ nhất và Nội chiến Nga. Cũng trong năm 1926,
nhà văn bắt đầu viết những dòng đầu tiên của bộ tiểu thuyết sử thi Sông Đông êm
đềm (Tikhii Don). Bộ tiểu thuyết về cuộc sống của những người Cozak này đã được
ông viết ròng rã trong gần 14 năm với 4 tập. Tác phẩm đã trở thành một trong những
tiểu thuyết của Văn học Xô viết phổ biến nhất và đã đem lại cho tác giả của nó
Giải Nobel Văn học năm 1965. Khi bắt đầu viết tác phẩm đồ sộ này, Sholokhov mới
21 tuổi, vì vậy Sông Đông êm đềm trong nhiều năm đã bị nghi là đạo văn và còn bị
đề nghị cắt bớt đi một số đoạn bị coi là "không phù hợp" vào thời bấy
giờ. Nhưng nhờ có sự ủng hộ của các nhà văn lão thành như Maxim Gorky và cả của
Stalin, tác phẩm mới được in và phát hành rộng rãi, đồng thời đưa nhà văn trẻ
trở thành một trong những đại diện xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực xã
hội chủ nghĩa. Sau này một số ủy ban đã được thành lập với nhiệm vụ điều tra
xem "Sông Đông êm đềm" có phải là một tác phẩm đạo văn không và họ đều
đi đến kết luận là tác phẩm này đích thực là của Sholokhov, nhất là khi bản thảo
tác phẩm được tìm thấy năm 1999.
Năm 1925, Sholokhov bắt tay vào viết tập đầu
tiên của một bộ tiểu thuyết đồ sộ khác, bộ Đất vỡ hoang (Podnyataya Tselina) phản
ánh phong trào tập thể hóa nông nghiệp ở nông thôn Nga. Bộ tiểu thuyết đã phải
mất gần 30 năm mới hoàn thành đủ hai tập khi bản thảo của tác giả bị thiêu hủy
trong thời gian Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Đất vỡ hoang đã được trao Giải thưởng
Lênin, giải thưởng cao nhất dành cho lĩnh vực Văn học - Nghệ thuật của Liên Xô.
Mikhail
Sholokhov gia nhập Đảng Bolshevik năm 1932 và đến năm 1937 ông được bầu vào Xô
viết Tối cao Liên Xô. Năm 1939 nhà văn được bầu làm Viện sĩ Viện Hàm lâm Khoa học
Xô viết và một thời gian sau là Phó chủ tịch Hội nhà văn Xô viết.
Thời gian chiến tranh và sau
đó
Khi
Chiến tranh vệ quốc vĩ đại nổ ra tháng 6 năm 1941, cũng như nhiều nhà văn khác,
Sholokhov tạm ngừng việc sáng tác các tác phẩm "thời bình" để chuyển
sang viết các tác phẩm về đề tài chiến tranh và khích lệ tinh thần các chiến sĩ
Hồng quân. NĂm 1942 ông cho ra đời tập truyện ngắn Khoa học căm thù (Nauka
Nenavisti) viết về cuộc chiến đấu của những người lính Xô viết chống lại quân đội
Đức Quốc xã. Cùng trong năm này Sholokhov bắt đầu sáng tác tập đầu tiên của bộ
tiểu thuyết Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc (Oni Srazhalis Za Rodinu) viết về cuộc đời
những người nông dân Nga bình thường phải đứng lên cầm súng để bảo vệ tổ quốc,
tập đầu của bộ tiểu thuyết được ra đời ngay trong chiến tranh. Tuy nhiên tập thứ
hai của tác phẩm gây nhiều tranh cãi. Sau khi Tổng bí thư Nga lúc bấy giờ mời
Sholockhov lên nói chuyện trở về ông đã đốt tập bản thảo của tập hai bộ tiểu
thuyết và bộ tiểu thuyết không bao giờ có tập hai.
Sau
chiến tranh, năm 1956 Sholokhov tiếp tục đề tài chiến tranh khi cho ra đời tác
phẩm nổi tiếng Số phận một con người (Sudba Cheloveka) với câu hỏi lớn:
"Liệu nhân loại có thể vượt qua thương tổn do chủ nghĩa phát xít gây nên để
xây dựng cuộc sống yên bình hay không". Đây là tiểu thuyết xuất sắc của
Sholokhov đã được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Sergei
Bondarchuk với chính Bondarchuk thủ vai chính, tác phẩm cũng được đưa vào nhà
trường phổ thông để giảng dạy.
Năm
1966 tiểu thuyết Sông Đông êm đềm cũng được chuyển thể thành bộ phim cùng tên của
đạo diễn Sergei Gerasimov. Một năm sau đó nhà văn được phong danh hiệu Anh hùng
Lao động Xã hội chủ nghĩa.
Mikhail
Sholokhov mất tại Moskva ngày 21 tháng 2 năm 1984 ở tuổi 79.
Vinh danh
Mikhail
Sholokhov là một trong số ít nhà văn Xô viết được tặng thưởng Giải Nobel Văn học,
ông được đánh giá cao cả trong và ngoài Liên Xô. Nhiều bức tượng của nhà văn đã
được dựng lên ở các thành phố Nga trong đó bức tượng mới nhất được dựng ngày 25
tháng 4 năm 2007 ở Moskva.
Tên
của ông được dặt cho một tiểu hành tinh trong vành đai chính, 2448 Sholokhov.
Tác phẩm
Những
câu chuyện sông Đông (Донские рассказы) (1925, tập truyện ngắn)
Thảo
nguyên xanh (Лазоревая степь) (1926, tập truyện ngắn)
Sông
Đông êm đềm (Тихий Дон) (1928-1940, tiểu thuyết 4 tập)
Đất
vỡ hoang (Поднятая целина) (1932-1960, tiểu thuyết 2 tập)
Họ
đã chiến đấu vì Tổ quốc (Они сражались за Родину) (1942, phần đầu tiểu thuyết)
Khoa
học căm thù (Nauka Nenavisti) (1942, tập truyện ngắn)
Слово
о Родине (1951)
Số
phận một con người (Судьба человека) (1956-1957, truyện vừa)
Sobranie
Sochinenii (1956-1958, tuyển tập các tác phẩm gồm 8 tập)
Họ
đã chiến đấu vì Tổ quốc (Oni Srazhalis Za Rodinu) (1959, phần tiếp theo)
Po
Veleniju Duši (1970)
23 tháng 5 2013
N' TRANG NƠNG - người lãnh đạo nhân dân các dân tộc Tây Nguyên đánh giặc Pháp trong suốt 24 nǎm.
N'Trang
Lơng (1870 - 1935) là tù trưởng người dân tộc M'Nông, nổi dậy kháng chiến chống
Pháp ở Nam Tây Nguyên (giáp ranh Campuchia) suốt 24 năm đầu thế kỷ 20
(1911-1935).
Tên gọi
Sự
khác biệt cách phát âm và ký âm dẫn đến tên gọi N’Trang Lơng được diễn giải
theo nhiều cách khác nhau. Tác giả Nguyễn Hữu Thấu trong một bài viết trên Tạp
chí Nghiên cứu lịch sử số 69 năm 1964 đã ghi thành Nơ Trang Lơng. Một số cách gọi
khác là Ama Trang Lơng (theo cách gọi của người Ê Đê), hay Nơ Trang Long, thậm
chí Ama Trang Long, hoặc thuần Việt như Ma Trang Sơn. Cách diễn giải nguồn gốc
tên gọi cấu thành từ tên thật là N'Trang và Lơng là tên vợ. Trong các tài liệu
của người Pháp đều ghi tên ông là Pou Tran Lung. Tác giả Nguyễn Hữu Thấu sau
này đã sửa lại các ký âm thành Bă Trang Lơng, vì Bă, tiếng của người M'Nông là
"cha"; Trang là tên con gái đầu, Lơng là tên của ông. Từ đó có thêm một
cách ký âm nữa là Bơ Trang Lơng. Năm 2009, Sở Văn hóa-Thông tin tỉnh Đăk Nông
đã có cuộc họp mở rộng, thống nhất cách ghi tên ông là N’Trang Lơng.
Khởi nghĩa chống bạo tàn
Trong
những chuyến du hành của mình từ 1909 đến 1911, Henri Maitre, một nhà thám hiểm
và thực dân người Pháp đã thu thập được một khối lượng tài liệu lớn về vùng Tây
Nguyên hoang sơ. Những tài liệu dân tộc học ấy được ông tập hợp và công bố
trong tác phẩm "Les Jungles Moi" tại Paris năm 1912.
Trong
những chuyến đi khảo sát của mình, Henri Maitre cũng đồng thời thiết lập các cơ
sở thực dân cho người Pháp trên những vùng ông ta đi qua. Điều này đã làm đụng
chạm đến quyền lợi cũng như phong tục của các bộ lạc bản địa. Đây chính là nguồn
gốc của các cuộc nổi dậy của các bộ lạc Tây Nguyên chống thực dân Pháp do tù
trưởng N’Trang Lơng cầm đầu.
Tù
trưởng N’Trang Lơng là người lãnh đạo của bộ lạc Biệt ở Bu N’Trang, ngày nay là
di tích bon Bu Nơr (tức là làng Bu Nơr) thuộc huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông. Nhân
sự bất mãn của người dân đối với việc các thực dân can thiệp vào địa bàn và
phong tục cổ xưa, cuối năm 1911, ông kêu gọi dân làng nổi dậy chống lại các cuộc
hành quân đóng đồn của người Pháp.
Người
Pháp trấn áp quyết liệt. Họ liên tục cử lên nhiều toán binh lính đóng đồn. Những
binh lính này, sẵn vũ khí trong tay và không bị ràng buộc bởi pháp luật hay đạo
đức, đã có nhiều hành vi lộng hành tàn bạo. Thay vì giữ gìn trị an và tránh gây
xung đột với người bản địa, họ liên tục tấn công các bộ lạc, cướp của, hãm hiếp,
giết người ở những buôn người M'Nông quanh vùng gây nên thù hận với hầu hết các
bộ tộc. Trong một trận cướp bóc tại làng Bu Rlam, vợ và con gái của thủ lĩnh
Lơng đã bị những kẻ cướp vũ trang bắt giữ, sau đó chặt đứt chân, tay và để mặc
cho đến chết.
Quá
sức đau buồn và phẫn nộ, tù trưởng Lơng tập hợp dân làng khởi nghĩa, chống lại
các cuộc cướp phá do các binh lính thực dân thực hiện. Đầu năm 1914, cuộc khởi
nghĩa của tù trưởng Lơng lan rộng khắp vùng cao nguyên M'Nông và lôi kéo được
nhiều tù trưởng tài giỏi khác như R'Dinh, R'Ong (tù trưởng của các buôn Bu Jeng
Chet, Bu Me Ra, Bu Nốp... thuộc tổng Dar Rtik, nay là tỉnh Đắk Nông). Tin rằng
mối thù của ông là do hậu quả của Henri Maitre gây ra, tù trưởng Lơng quyết tâm
giết chết bằng được Henri Maitre để trả mối hận bằng máu.
Trận phục kích Henri Maitre
Bấy
giờ, Henri Maitre đã được thăng ngạch “Tham biện hạng nhất” trong hệ thống quan
chức hành chánh thuộc địa và được cử trở lại Đông Dương. Henri Maitre lên ngay
Cao nguyên và thành lập một đồn binh ở Pétsa. Đồn binh do 20 binh lính người
Khmer và Rađê trấn đóng, nằm trên địa bàn của người M'Nông trong khu vực thuộc
phạm vi kiểm soát của tù trưởng Lơng. Ngoài ra Henri Maitre còn thiết lập thêm
một đồn binh nữa ở Bou Méra. Những đồn binh vũ trang đã ít nhiều làm kiềm giữ
những hoạt động của quân khởi nghĩa.
Đầu
năm 1914, Henri Maitre được triệu hồi về Sài Gòn để chuẩn bị cuộc bầu cử Nghị
viện Nam Kỳ. Ba tháng sau khi bầu cử xong, ông ta trở lại Đắk Lắk qua ngả cao
nguyên Di Linh và được Sabatier - Công sứ Pháp tại Đắk Lắk đón tiếp trọng thị tại
Buôn Ma Thuột. Sau đó, ông ta cùng với gồm 12 binh lính người Rađê và 1 lính hầu
người Việt, trên lưng 5 con voi, đi về hướng Nam Tây Nguyên. Ông ta không thể
ngờ rằng đây chính là chuyến đi cuối cùng của mình.
Henri
Maitre không biết rằng các hành động bạo lực của mình không thể giải quyết được
mâu thuẫn giữa ông và từ trưởng Lơng. Trong thời gian Henri Maitre về Sài Gòn,
một kế hoạch mưu sát ông ta đã được chuẩn bị sẵn. Đầu tháng 8 năm 1914, tù trưởng
Lơng đã nhắn tin sẽ thương thuyết với Henri Maitre tại làng Bou Pou Sra. Hai
bên thỏa thuận sẽ tổ chức một “đại lễ hòa hợp” tại nơi đóng quân của Henri
Maitre, trong một ngôi nhà gỗ kiên cố nhất làng.
Sáng
ngày 5 tháng 8 năm 1914, Henri Maitre với sự bảo vệ của 8 binh lính người Rađê
và 1 lính hầu người Việt, đã tiếp các thủ lĩnh nghĩa quân. Các vũ khí đều được
dựng thành đống ở góc nhà. Bất ngờ, tù trưởng Lơng tiến lại gần đâm một mũi dao
vào bụng Henri Maitre, đồng thời, 2 tù trưởng khác là R'Dinh và R'Ong cũng đâm
2 nhát dao vào lưng Henri Maitre. Trước khi tắt thở, Henri Maitre chỉ kịp kêu
lên: “Ông...”.
Các
nghĩa quân bên ngoài cũng nhanh chóng ập vào, tiêu diệt nhanh chóng số binh
lính ít ỏi theo hộ vệ cho Henri Maitre.
Khúc bi tráng Tây Nguyên
Mối
thù nhà của tù trưởng Lơng được trả. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng phát triển, một
loạt đồn của Pháp ở huyện Kracheh tỉnh Kratié Campuchia bị tấn công và triệt hạ.
Quân khởi nghĩa dần kiểm soát lại được một địa bàn rộng hàng ngàn km2.
Tuy
nhiên, người Pháp không vì cái chết của Henri Maitre mà chùng tay. Họ liên tục
phái binh lính để đàn áp. Dù vậy, với ưu thế thông thuộc địa hình của các nghĩa
quân, cộng với điều kiện tiếp vận khó khăn của quân Pháp, cuộc khởi nghĩa vẫn
chống đỡ được thêm 10 năm kể từ sau cái chết của Henri Maitre.
Người
Pháp đành phải đổi chiến thuật. Một mặt họ liên tục mua chuộc và chia rẽ giữa
các bộ tộc, mặt khác họ tập trung một binh lực lớn hơn với hậu cần đầy đủ để tấn
công tiêu diệt.
Giữa
tháng 5 năm 1935, quân Pháp tập trung lực lượng lớn, từ ba hướng Thủ Dầu Một
đánh lên, từ Campuchia đánh sang, từ Đắk Lắk đánh xuống, tập trung tiến công đại
bản doanh của nghĩa quân. Liên tục bị vây hãm, một số tù trưởng đầu hàng, một số
khác tử trận hoặc bị bắt như R'Dinh, R'Ong. Lương thực, vũ khí, quân số của
nghĩa quân tại vùng căn cứ Nâm Nung thiếu thốn nghiêm trọng. Quân Pháp lập thêm
nhiều đồn bốt, như đồn Hăngrimét, đồn Boukok và nhiều căn cứ vệ tinh bao vây
vùng căn cứ Nâm Nung, tiếp tục siết chặt vòng vây đối với nghĩa quân. Tháng 5
năm 1935, quân Pháp đã tập kích vào căn cứ. Tù trưởng Lơng bị trọng thương và tử
thương đêm 23 tháng 5 năm 1935. Một số tài liệu ghi cuộc tập kích của quân Pháp
vào tháng 6 năm 1935, do sự phản bội của một quân sĩ tên là Bă Phnông Phê. Tù
trưởng Lơng bị trọng thương, bị bắt và bị xử tử ngày 25 tháng 6 năm 1935.
Tên
của ông được đặt cho một con đường khá lớn tại phường 7, quận Bình Thạnh, Thành
phố Hồ Chí Minh.
22 tháng 5 2013
LÊ NGỌC HÂN
Lê
Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa
hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và
hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ).
Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ
lập ở chùa Kim Tiên.
Thân thế
Lê
Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) [Tức 22/5/1770] tại kinh thành Thăng Long. Bà
là con gái thứ 9 của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền,
là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp,
Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Bắc cung hoàng hậu
Tháng
5 năm 1786, tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài "phù Lê
diệt Trịnh”. Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến vua Hiển Tông. Do sự
mai mối của tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vâng mệnh
vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi.
Vài
ngày sau vua cha Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi. Lê Ngọc Hân nghĩ anh thân hơn
cháu nên ủng hộ anh là Lê Duy Cận lên ngôi, nhưng bị tông tộc nhà Lê phản đối
vì muốn lập hoàng thái tôn Lê Duy Kỳ - con của thái tử Duy Vĩ bị chúa Trịnh Sâm
giết hại - lên ngôi. Do áp lực của tông tộc, Ngọc Hân phải nghe theo. Lê Duy Kỳ
được lập, tức là vua Lê Chiêu Thống.
Ít
lâu sau bà theo Nguyễn Huệ về Thuận Hóa.
Năm
1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế trước khi ra Bắc lần thứ ba để diệt quân
Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng hậu.
Năm
1789, sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm Bắc Cung Hoàng
Hậu. Bà có 2 con với Nguyễn Huệ là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn
Quang Đức.
Năm
1792, Quang Trung hoàng đế đột ngột băng hà. Bà viết bài Tế vua Quang Trung và
Ai Tư Vãn để bày tỏ nỗi đau khổ cùng cực cũng như nỗi tiếc thương vô hạn cho
người chồng anh hùng vắn số.
Hoàng thái hậu yểu mệnh
Quang
Trung mất, Quang Toản là con bà Chính cung hoàng hậu Phạm Thị Liên ( hoặc Bùi
Thị Nhạn ) lên thay, tức là Cảnh Thịnh đế.
Theo
bài "Danh nhân Lê Ngọc Hân" của Chu Quang Trứ, Lê Ngọc Hân đưa con ra
khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền (Dương Xuân ở Huế) cạnh điện
Đan Dương để thờ chồng nuôi con. Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ
Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.
Lễ
bộ Thượng thư nhà Tây Sơn là Phan Huy Ích đã phụng chỉ soạn năm bài văn tế Ngọc
Hân cho vua Cảnh Thịnh, cho các công chúa, cho bà Nguyễn Thị Huyền, cho các tôn
thất nhà Lê, và cho họ ngoại ở làng Phù Ninh. Hoàng đế Cảnh Thịnh đích thân đọc
trước linh sàng Hoàng thái hậu họ Lê. Bà được truy tặng là Như Ý Trang Thuận
Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu. Cả năm bài văn tế trên còn được chép trong sách Dụ Am
văn tập.
Và
theo tộc phả họ Nguyễn Đình, đang khi triều Tây Sơn suy thoái, ngày 18 tháng 11
năm Tân Dậu (23 tháng 12 năm 1801) hoàng tử Nguyễn Quang Đức mất khi mới 10 tuổi,
rồi ngày 17 tháng 4 năm Nhâm Tuất (18 tháng 5 năm 1802), công chúa Ngọc Bảo
cũng mất khi mới 12 tuổi.
Sự trả thù của nhà Nguyễn
Theo
"Biệt lục" của tộc phả Nguyễn Đình, năm 1804, bà Nguyễn Thị Huyền vì
thương con gái và hai cháu ngoại đều chết yểu nơi xa, nên đã thuê người vào Phú
Xuân lấy hài cốt ba mẹ con Ngọc Hân đưa về bản dinh (tức dinh Thiết lâm của
bà). Ngày 16 tháng 7 năm 1804, bà cho an táng hài cốt bà Ngọc Hân, phụ chôn
hoàng tử ở bên trái và công chúa ở bên phải. Nơi đó nay là bãi Cây Đại hay bãi
Đầu Voi ở đầu làng Nành, xã Phù Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội).
GS.
Chu Quang Trứ dẫn theo Đại Nam thực lục cũng nói về việc này:
"Khoảng
năm đầu Gia Long, ngụy đô đốc tên là Hài ngầm đem hài cốt mẹ con Ngọc Hân từ
Phú Xuân về táng trộm ở địa phận xã Phù Ninh. Thị Huyền ngầm xây mộ, dựng đền,
khắc bia giả, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích".
Gần
50 năm sau, dưới thời Thiệu Trị, miếu bị đổ nát. Một ông tú người làng Nành nhớ
công lao của Chiêu nghi họ Nguyễn đối với dân làng đã quyên tiền tu sửa ngôi miếu.
Không ngờ, có viên phó tổng cùng làng có thù riêng với ông tú, đã lên quan tố
giác về việc thờ "ngụy Huệ". Triều đình Huế liền hạ lệnh triệt phá
ngôi miếu, quật ba ngôi mộ, vứt hài cốt xuống sông. Ông tú kia bị trọng tội, Tổng
đốc Bắc Ninh Nguyễn Đăng Giai cũng bị giáng chức.
Em gái
Em
gái Lê Ngọc Hân là Lê Ngọc Bình, là con gái nhỏ nhất (thứ 23) của vua Lê Hiển
Tông, là vợ của vua Cảnh Thịnh. Sau khi quyền thần Bùi Đắc Tuyên bị dẹp (1795),
Lê Ngọc Hân làm mối Ngọc Bình cho vua Cảnh Thịnh.
Sau
khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Ngọc Bình trở thành vợ vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh),
sinh được hai hoàng tử nhà Nguyễn. Trong bộ sách Quốc sử di biên do Phan Thúc
Trực soạn vào năm Tự Đức thứ 4 đến thứ 5 (1851-1852) đã chép như sau:
Năm
Nhâm Tuất, Gia Long năm đầu (1802)...Ngày 21 Canh Thân, Thế tổ (Gia Long) đến
kinh thành Thăng Long, hào mục bắt anh em Nguyễn Quang Toản dâng lên vua...Dâng
nộp bà phi Lê Thị Ngọc Bình vào trong cung vua...
Khi
nhà Tây Sơn mất, trong dân gian truyền tụng câu:
Số đâu có số lạ lùng
Con vua lại lấy hai chồng
làm vua.
Năm
1941, tác giả Phạm Thường Việt, một lần nữa lại cho rằng người lấy vua Gia Long
là Lê Ngọc Hân.
Tuy
nhiên, qua Quốc sử di biên và một số tư liệu khác, các nhà nghiên cứu khẳng định
rằng người lấy vua Gia Long là Lê Ngọc Bình, em gái bà - người ít được biết đến
hơn bà.
Do
chị em Ngọc Hân và Ngọc Bình có nhiều điểm tương đồng: Hai bà đều là công chúa
con vua Hiển Tông nhà Hậu Lê, hai bà đều sinh trưởng ở ngoài Bắc, lớn lên hai
bà đều lấy chồng là hoàng đế nhà Tây Sơn, nghĩa là cả hai bà đều là "Hoàng
hậu Phú Xuân". Do những điểm tương đồng căn bản đó mà những câu chuyện
truyền tụng về cuộc đời hai bà, gây ra sự lầm lẫn giữa Ngọc Hân và Ngọc Bình.
ĐỌC NHIỀU
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò ...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11,1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi h...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
SOCRATES – NHÀ THÔNG THÁI VĨ ĐẠI Socrates ( 470 – 399 TCN ) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong ...
-
Bác sĩ Nguyễn Duy Cương đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cá nhân và k...
DANH MỤC
- A
- ABRAHAM LINCOLN
- ANH HÙNG
- ARTHUR ASHE
- B
- BÁC SĨ
- BÀI CA
- BENJAMIN SPOCK
- C
- CA SĨ
- CẦU THỦ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHIẾN LƯỢC GIA
- CHÍNH KHÁCH
- CHÍNH TRỊ
- CHÍNH TRỊ GIA
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CỐ VẤN
- CÔNG CHÚA
- CÔNG GIÁO
- D
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN PHILIPPINES
- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
- DANH NHÂN VẦN
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH NHÂN VIỆT NAM
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄM XƯA
- DIỄN GIẢ
- DIỄN VĂN
- DIỄN VIÊN
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- DONALD TRUMP
- ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
- ĐẠI THI HÀO
- ĐẠI TƯỚNG
- ĐẤT NƯỚC
- G
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIÁM MỤC
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SĨ
- GIÁO SƯ
- GỐC BALTIC
- GỐC DO THÁI
- GỐC PHÁP
- GỐC PHI
- Günter Wilhelm Grass
- H
- HIỀN GIẢ
- HIỀN TÀI
- HIỆN TẠI
- HOA KỲ
- HỌA SĨ
- HOÀNG ĐẾ
- HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
- HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
- HOÀNG TỬ
- I
- J.K ROWLING
- KHOA HỌC
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
- KINH TẾ
- KINH TẾ GIA
- KỸ SƯ
- L
- LÃNH TỤ
- LIÊN BANG XÔ VIẾT
- LINH MỤC CÔNG GIÁO
- LUẬN VỀ DANH NGÔN
- LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
- LUẬT SƯ
- LƯƠNG THẾ VINH
- M
- MARTIN LUTHER
- MARTIN LUTHER KING
- MỤC SƯ
- N
- NAPOLEON HILL
- NGÂN HÀNG
- NGHỆ NHÂN
- NGHỆ SĨ
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- NGUYÊN KHÍ
- NGUYỄN TRÃI
- NGƯỜI ANH
- NGƯỜI ÁO
- NGƯỜI BỈ
- NGƯỜI CUBA
- NGƯỜI DO THÁI
- NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
- NGƯỜI ĐAN MẠCH
- NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
- NGƯỜI ĐỨC
- NGƯỜI HINDU
- NGƯỜI IRELAND
- NGƯỜI ISRAEL
- NGƯỜI MẪU
- NGƯỜI MỸ
- NGƯỜI MÝ
- NGƯỜI NGA
- NGƯỜI NHẬT
- NGƯỜI PHÁP
- NGƯỜI PHÁT MINH
- NGƯỜI SCOTLAND
- NGƯỜI TRUNG QUỐC
- NGƯỜI VIỆ
- NGƯỜI VIỆT
- NGƯỜI VIỆT NAM
- NGƯỜI Ý
- NHÀ BÁC HỌC
- NHÀ BÁO
- NHÀ CHẾ TẠO
- NHÀ CỐ VẤN
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
- NHÀ GIÁO
- NHÀ HÓA HỌC
- NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
- NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ PHÁT MINH
- NHÀ PHỤC HƯNG
- NHÀ QUÂN SỰ
- NHÀ SÁNG CHẾ
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SINH VẬT HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ SỬ HỌC
- NHÀ TẠO MẪU
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THIÊN VĂN HỌC
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ TỪ THIỆN
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VĂN VIỆT NAM
- NHÀ VẬT LÝ
- NHÀ VẬT LÝ HỌC
- NHÀ VIẾT KỊCH
- NHÀ VIRUS HỌC
- NHÀ XÃ HỘI HỌC
- NHẠC CÔNG
- NHẠC SI
- NHẠC SĨ
- NHẠC SĨ TÂN NHẠC
- NHẦ VẬT LÝ
- NHÂN KHẨU HỌC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
- NHẬT BẢN
- NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHIẾP ẢNH GIA
- NỮ THỐNG THỐNG
- OPRAH WINFREY
- ÔNG CHỦ
- P
- PHI HÀNH GIA
- PHILIPPINES
- PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
- PHƯƠNG TRÌNH
- PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
- PLATON
- S
- SÁCH HAY
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- T
- TÁC GIA
- TÁC GIẢ
- TÀI CHÍNH
- THÁI LAN
- THÀNH LỘC
- THÂN NHÂN TRUNG
- THẦY THUỐC
- THI HÀO
- THI SĨ
- THƠ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
- TK - NGHIỆM
- TỔNG BÍ THƯ
- TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TỔNG THỐNG
- Tổng thống Mỹ
- TRIẾT GIA
- TRỊNH CÔNG SƠN
- TRUNG QUỐC
- TỰ VẤN
- TỶ PHÚ
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VĂN SĨ
- VẬT LÝ
- VẬT LÝ LÝ THUYẾT
- VỆT NAM
- VIỆT KIỀU
- VIỆT NAM
- VÕ TƯỚNG
- VOLTAIRE
- VỘI VÀNG
- Vua
- XUÂN DIỆU
- XUÂN QUỲNH
- XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
BÀI VIẾT
-
▼
2024
(44)
-
▼
tháng 11
(9)
- Võ Văn Kiệt - Chính trị gia người Việt Nam (1922–2...
- Joe Biden - Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ (2021– 20...
- Trần Việt Quân - Người lan tỏa ước mơ về một cộng ...
- Donald Trump - Doanh nhân, tỷ phú, chính trị gia n...
- Nguyên Hồng - Nhà văn người Việt Nam
- Duy Quang - ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Việt Nam
- Thành Lộc - Diễn viên Việt Nam
- Fritz Hofmann - Nhà hóa học Người Đức
- Tim Cook - Doanh nhân người Mỹ - Hiện là Tổng Giám...
-
▼
tháng 11
(9)
Copyright ©
THẾ GIỚI DANH NHÂN | Bản quyền thuộc về DANH NHÂN VĂN HÓA - HOÀNG GIA
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia