22 tháng 5 2013
Lê
Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa
hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và
hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ).
Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ
lập ở chùa Kim Tiên.
Thân thế
Lê
Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) [Tức 22/5/1770] tại kinh thành Thăng Long. Bà
là con gái thứ 9 của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền,
là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp,
Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Bắc cung hoàng hậu
Tháng
5 năm 1786, tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài "phù Lê
diệt Trịnh”. Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến vua Hiển Tông. Do sự
mai mối của tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vâng mệnh
vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi.
Vài
ngày sau vua cha Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi. Lê Ngọc Hân nghĩ anh thân hơn
cháu nên ủng hộ anh là Lê Duy Cận lên ngôi, nhưng bị tông tộc nhà Lê phản đối
vì muốn lập hoàng thái tôn Lê Duy Kỳ - con của thái tử Duy Vĩ bị chúa Trịnh Sâm
giết hại - lên ngôi. Do áp lực của tông tộc, Ngọc Hân phải nghe theo. Lê Duy Kỳ
được lập, tức là vua Lê Chiêu Thống.
Ít
lâu sau bà theo Nguyễn Huệ về Thuận Hóa.
Năm
1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế trước khi ra Bắc lần thứ ba để diệt quân
Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng hậu.
Năm
1789, sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm Bắc Cung Hoàng
Hậu. Bà có 2 con với Nguyễn Huệ là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn
Quang Đức.
Năm
1792, Quang Trung hoàng đế đột ngột băng hà. Bà viết bài Tế vua Quang Trung và
Ai Tư Vãn để bày tỏ nỗi đau khổ cùng cực cũng như nỗi tiếc thương vô hạn cho
người chồng anh hùng vắn số.
Hoàng thái hậu yểu mệnh
Quang
Trung mất, Quang Toản là con bà Chính cung hoàng hậu Phạm Thị Liên ( hoặc Bùi
Thị Nhạn ) lên thay, tức là Cảnh Thịnh đế.
Theo
bài "Danh nhân Lê Ngọc Hân" của Chu Quang Trứ, Lê Ngọc Hân đưa con ra
khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền (Dương Xuân ở Huế) cạnh điện
Đan Dương để thờ chồng nuôi con. Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ
Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.
Lễ
bộ Thượng thư nhà Tây Sơn là Phan Huy Ích đã phụng chỉ soạn năm bài văn tế Ngọc
Hân cho vua Cảnh Thịnh, cho các công chúa, cho bà Nguyễn Thị Huyền, cho các tôn
thất nhà Lê, và cho họ ngoại ở làng Phù Ninh. Hoàng đế Cảnh Thịnh đích thân đọc
trước linh sàng Hoàng thái hậu họ Lê. Bà được truy tặng là Như Ý Trang Thuận
Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu. Cả năm bài văn tế trên còn được chép trong sách Dụ Am
văn tập.
Và
theo tộc phả họ Nguyễn Đình, đang khi triều Tây Sơn suy thoái, ngày 18 tháng 11
năm Tân Dậu (23 tháng 12 năm 1801) hoàng tử Nguyễn Quang Đức mất khi mới 10 tuổi,
rồi ngày 17 tháng 4 năm Nhâm Tuất (18 tháng 5 năm 1802), công chúa Ngọc Bảo
cũng mất khi mới 12 tuổi.
Sự trả thù của nhà Nguyễn
Theo
"Biệt lục" của tộc phả Nguyễn Đình, năm 1804, bà Nguyễn Thị Huyền vì
thương con gái và hai cháu ngoại đều chết yểu nơi xa, nên đã thuê người vào Phú
Xuân lấy hài cốt ba mẹ con Ngọc Hân đưa về bản dinh (tức dinh Thiết lâm của
bà). Ngày 16 tháng 7 năm 1804, bà cho an táng hài cốt bà Ngọc Hân, phụ chôn
hoàng tử ở bên trái và công chúa ở bên phải. Nơi đó nay là bãi Cây Đại hay bãi
Đầu Voi ở đầu làng Nành, xã Phù Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội).
GS.
Chu Quang Trứ dẫn theo Đại Nam thực lục cũng nói về việc này:
"Khoảng
năm đầu Gia Long, ngụy đô đốc tên là Hài ngầm đem hài cốt mẹ con Ngọc Hân từ
Phú Xuân về táng trộm ở địa phận xã Phù Ninh. Thị Huyền ngầm xây mộ, dựng đền,
khắc bia giả, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích".
Gần
50 năm sau, dưới thời Thiệu Trị, miếu bị đổ nát. Một ông tú người làng Nành nhớ
công lao của Chiêu nghi họ Nguyễn đối với dân làng đã quyên tiền tu sửa ngôi miếu.
Không ngờ, có viên phó tổng cùng làng có thù riêng với ông tú, đã lên quan tố
giác về việc thờ "ngụy Huệ". Triều đình Huế liền hạ lệnh triệt phá
ngôi miếu, quật ba ngôi mộ, vứt hài cốt xuống sông. Ông tú kia bị trọng tội, Tổng
đốc Bắc Ninh Nguyễn Đăng Giai cũng bị giáng chức.
Em gái
Em
gái Lê Ngọc Hân là Lê Ngọc Bình, là con gái nhỏ nhất (thứ 23) của vua Lê Hiển
Tông, là vợ của vua Cảnh Thịnh. Sau khi quyền thần Bùi Đắc Tuyên bị dẹp (1795),
Lê Ngọc Hân làm mối Ngọc Bình cho vua Cảnh Thịnh.
Sau
khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Ngọc Bình trở thành vợ vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh),
sinh được hai hoàng tử nhà Nguyễn. Trong bộ sách Quốc sử di biên do Phan Thúc
Trực soạn vào năm Tự Đức thứ 4 đến thứ 5 (1851-1852) đã chép như sau:
Năm
Nhâm Tuất, Gia Long năm đầu (1802)...Ngày 21 Canh Thân, Thế tổ (Gia Long) đến
kinh thành Thăng Long, hào mục bắt anh em Nguyễn Quang Toản dâng lên vua...Dâng
nộp bà phi Lê Thị Ngọc Bình vào trong cung vua...
Khi
nhà Tây Sơn mất, trong dân gian truyền tụng câu:
Số đâu có số lạ lùng
Con vua lại lấy hai chồng
làm vua.
Năm
1941, tác giả Phạm Thường Việt, một lần nữa lại cho rằng người lấy vua Gia Long
là Lê Ngọc Hân.
Tuy
nhiên, qua Quốc sử di biên và một số tư liệu khác, các nhà nghiên cứu khẳng định
rằng người lấy vua Gia Long là Lê Ngọc Bình, em gái bà - người ít được biết đến
hơn bà.
Do
chị em Ngọc Hân và Ngọc Bình có nhiều điểm tương đồng: Hai bà đều là công chúa
con vua Hiển Tông nhà Hậu Lê, hai bà đều sinh trưởng ở ngoài Bắc, lớn lên hai
bà đều lấy chồng là hoàng đế nhà Tây Sơn, nghĩa là cả hai bà đều là "Hoàng
hậu Phú Xuân". Do những điểm tương đồng căn bản đó mà những câu chuyện
truyền tụng về cuộc đời hai bà, gây ra sự lầm lẫn giữa Ngọc Hân và Ngọc Bình.
TRÚC KHÊ - NHÀ VĂN VIỆT NAM
Trúc
Khê (1901-1947), tên thật là Ngô Văn Triện; các bút danh khác là: Cấm Khê, Kim
Phượng, Đỗ Giang, Khâm Trai, Ngô Sơn, Hạo Nhiên Đình. Ông là nhà văn, nhà báo,
nhà cách mạng Việt Nam.
Cuộc
đời
Trúc
Khê sinh ngày 22 tháng 5 năm 1901 trong một gia đình gốc nông dân và tiểu thủ
công ở thôn Thị Cấm, xã Phương Canh, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông
(nay là xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội).
Năm
lên 6 tuổi, ông học chữ Hán với một ông đồ ở trong làng. Năm 11 tuổi, ông học
Quốc ngữ ở trường Pháp-Việt, tự học thêm tiếng Pháp, đồng thời vẫn tiếp tục học
chữ Hán, dù sau này triều đình Huế đã bỏ thi khoa cử. Vừa học, vừa đi chăn
trâu, đến năm 16-17 tuổi, ông đi làm thợ đan đăng ten rồi sang làm thợ đóng
sách ở nhà in Thực Nghiệp, Hà Nội.
Năm
19 tuổi, bài viết đầu tay của ông: Cải lương hương tục, được đăng trên tờ Trung
Bắc tân văn năm 1920.
Năm
1926, ông vào làm trong ban biên tập của Thực nghiệp dân báo. Khoảng năm 1927,
ông dự định tìm người đồng chí hướng thành lập đảng Tân Dân, chủ trương đánh đuổi
thực dân Pháp. Nhưng khi gặp Phạm Tuấn Tài, ông theo nhóm Nam Đồng thư xã; rồi
sau nữa, khi Việt Nam Quốc dân Đảng được thành lập, ông theo đảng phái này.
Năm
1928, Trúc Khê mở Trúc Khê thư cục ở trên gác nhà số 196 phố Hàng Bông (Hà Nội)
để tự xuất bản sách của minh [2] Ông hoạt động chính trị cho đến năm 1929, thì
bị nhà cầm quyền Pháp bắt giam ở Hỏa Lò (Hà Nội), nhận án 2 năm tù treo và 5
năm quản thúc.
Ra
tù, ông theo hẳn nghề báo. Năm 1933, ông làm Chủ bút báo Bắc Hà. Năm 1934, ông
làm Chủ bút báo Thương mại. Từ 1935, ông chuyên viết cho các báo Tiểu thuyết thứ
bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Tao đàn...Từ năm 1941, ông còn viết cho các báo
Tri tân, Nước Nam, Đông Tây, Ích hữu, Dân báo, Khuyến học, Tri Tân, Quốc gia,
Truyền bá, Đông phương nhật báo, v.v...
Mặt
khác, từ năm 1937 đến 1945, ông còn trước tác, dịch thuật và biên khảo khoảng
60 cuốn sách.
Năm
1941 đến 1945, ông tham gia phong trào truyền bá Quốc ngữ tại Hà Nội.
Năm
1946, Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông cùng gia đình lên ở Trại Ro, xã Nghĩa
Hương, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ở đây, ông giao liên đưa
lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp, nhưng chưa kịp đi thì
lâm bệnh nặng rồi mất (26 tháng 8 năm 1947) tại nơi đó, hưởng dương 46 tuổi.
Năm
2005, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đặt tên phố Trúc Khê cho một con đường tại
phường Láng Hạ, quận Đống Đa, nối đường Nguyễn Chí Thanh với phố Vũ Ngọc Phan.
Tác phẩm chính
Trong
hơn 20 năm cầm bút Trúc Khê đã để lại gần 60 tác phẩm, không kể các bài bình luận,
biên khảo đăng rải rác trên các báo. Các tác phẩm chính có:
Thơ
Chợ
chiều
Đò
chiều
Tiểu thuyết
Trăm
lạng vàng (Nxb Tân Dân - Hà Nội, 1942)
Nát
ngọc (Nxb Tân Dân - Hà Nội, 1939)
Hồn
về
Trăm
lạng vàng (tiểu thuyết lịch sử)
Truyện
ký danh nhân [sửa]
Hùng
Vương diễn nghĩa
Mai
Thúc Loan
Cao
Bá Quát (Nxb Tân Dân - Hà Nội, 1940)
Nguyễn
Trãi (Nxb Tân Dân - Hà Nội, 1941)
Trần
Thủ Độ (Nxb Tân Dân - Hà Nội, 1943)
Chu
Mạnh Trinh (Nxb Cộng Lực - Hà Nội, 1942)
Bùi
Huy Bích (Nxb Tân Dân - Hà Nội, 1944), v.v...
Phạm
Đình Trọng (Nxb Thanh Bình - Hà Nội, 1952)
Lý
Bạch
Đỗ
Phủ
Vũ
Phạm Khải, v.v...
Biên khảo
Lịch
sử khôi phục quốc quyền của ba nước Đông phương
Lịch
sử Nam tiến của dân tộc ta
Tình
sử Việt Nam (2 tập. Nxb Tân Dân - Hà Nội, 1941), v.v...
Vấn
đề cải cách lễ tục Việt Nam
Khảo
về Đạo giáo
Khảo
về các nguồn gốc các thể thơ từ Trung Quốc
Ba
Lan phục hưng, v.v...
Tạp văn
Hồn
quê I, II
Dịch
thuật
Kinh
Thi (Nxb Cộng lực)
Tình
sử Trung Hoa (2 tập. Nxb Tân Dân - Hà Nội, 1940-1941)
Thánh
Gandhi với cuộc vận động độc lập ở Ấn Độ.
Đồng
mệnh điểu
Ngọc
Lê hồn
Hán
sở tranh hùng
Tôn
Ngô binh pháp
Maxime
Gorki
Lĩnh
Nam chích quái
Mắng
kẻ bàng quan (Ẩm băng văn tập)
Truyền
kỳ mạn lục (Nxb Tân Dân - Hà Nội, 1943)
Tang
thương ngẫu lục (Nxb Tân Dân - Hà Nội, 1943)
Ức
Trai thi văn tập (Nxb Lê Cường - Hà Nội, 1945)
Phụ
nữ Đức-Ý
Ba
Lan phục hưng sử
Bao
Công kỳ án (Nxb Thực Nghiệp - Hà Nội, 1925)
Lý
Đỗ (Nxb Cộng Lực - Hà Nội, 1944)
Tùy
Đường diễn nghĩa
Mãn
Thanh nhập đế
Sách
thuốc Hoàng đế nội kinh tố vấn, v.v...
Truyện
thiếu nhi [sửa]
Ông
Hổ (Nxb Tân Dân - Hà Nội, 1942)
Phạm
Tử Hư lên chầu trời...
Nhận xét
Tác giả
Nói
đến Trúc Khê, Lữ Huy Nguyên có lần đã bộc bạch như sau:
...Tôi
vẫn cứ muốn tin rằng nhà văn Trúc Khê đang hiện diện giữa chúng ta, chân đi
giày Gia Định, áo the khăn xếp, bộ quốc phục mà ông vẫn thường vận những ngày
làm báo Tiểu thuyết thứ bảy hay Phổ thông bán nguyệt san. Con người phong nhã,
lịch thiệp, nghiêm túc, đạo đức ấy không nghiện thứ gì...
Trong
Lời bạt in trong tập thơ Lý Bạch do Trúc Khê dịch, Lữ Huy Nguyên cũng đã viết:
Ông
là người ưa thích hoạt động xã hội, tinh thần tự học rất cao và liên tục. Hồi
còn đi học, ông học cả trong lúc ăn, lúc xay lúa giã gạo, đi đâu cũng mang sách
theo. Ông là người có tinh thần dân tộc ngay cả trong suy nghĩ, sáng tác,
nghiên cứu cũng như trong sinh hoạt, ứng xử. Một người giàu lòng hiếu khách,
yêu thiên nhiên hoa cỏ.
Tác phẩm
Trúc
Khê không lấy văn chương làm mục đích. Mục đích của ông là làm sao cho “ích nước
lợi dân”. Ông khảo cứu, dịch thuật, biên soạn... đều nhằm mục đích ấy... Lòng
yêu nước của ông là việc nâng cao dân trí. Nói sao cho dân hiểu, gợi sao cho
dân tự nghĩ... để tự đứng dậy giải phóng mình. Vì lẽ đó, mặc dù ông tạ thế ở tuổi
46, nhưng cũng đã làm được nhiều việc. Những nhận xét của ông về văn chương, về
thời thế, về lịch sử... đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa...
Nói
về sự nghiệp văn chương của Trúc Khê, nhà nghiên cứu Văn Tâm trong Từ điển Văn
học (bộ mới), có lời nhận xét khái quát như sau:
Trúc
Khê dịch thơ chưa thật đặc sắc, nhưng cố gắng bám sát nguyên tác; biên khảo với
tinh thần cấp tiến... Một bộ phận đáng chú ý trong sự nghiệp văn học của ông là
những truyện ký danh nhân. Tất nhiên, không tránh khỏi hạn chế về nội dung tư
tưởng và hình thức nghệ thuật; nhưng với quan điểm tiến bộ, vốn Hán học sâu rộng,
và bút pháp cũng khá nhuần nhị; ông truyền đạt tư liệu lịch sử có hệ thống, việt
được một số trang khá hấp dẫn với những lời bình đúng mực.
Vốn
có lòng yêu nước, cho nên ông đã viết một số phẩm theo thể loại này cốt để đề
cao tinh thần dân tộc như chính ông có lần bộc lộ: "Tiểu thuyết lịch sử...phải
làm cho người đọc sinh lòng nhớ mến nước cũ, có mối cảm tình thắm thiết với chủng
tộc, giang sơn"
Sir Arthur Conan Doyle - Nhà văn nổi tiếng nguoiwd Scotland
Sir
Arthur Conan Doyle (22 tháng 5 năm 1859 – 7 tháng 7 năm 1930) là một nhà văn
người Scotland nổi tiếng với tiểu thuyết trinh thám Sherlock Holmes, tác phẩm
được cho là một sáng kiến lớn trong lĩnh vực tiểu thuyết trinh thám. Các tác phẩm
của ông bao gồm nhiều truyện khoa học giả tưởng, tiểu thuyết lịch sử, kịch lịch
sử, tiểu thuyết, thơ và bút ký.
Conan
xuất phát là tên đệm nhưng ông sử dụng như một phần của họ trong các năm sau
này của mình.
Arthur
Conan Doyle sinh ngày 22 tháng 5 năm 1859 tại Edinburgh, trong một gia đình
Ireland, bố là Charles Altamont Doyle và mẹ là Mary Doyle. Ông đã được gửi tới
trường dự bị Dòng Tên Cơ đốc giáo St Marys Hall, Stonyhurst khi lên chín. Sau
đó ông vào Trường Stonyhurst, nhưng khi ông rời trường năm 1875, ông đã chối bỏ
Thiên chúa giáo để trở thành một người theo thuyết bất khả tri.
Từ
1876 tới 1881 ông học ngành y tại Đại học Edinburgh, gồm cả một giai đoạn làm
việc tại thị trấn Aston (nay là một quận của Birmingham). Sau khi học tại trường,
ông trở thành bác sĩ trên một con tàu tới bờ biển Tây Phi, và sau đó vào năm
1882 ông lập một phòng khám tại Plymouth. Ông hoàn thành luận án tiến sĩ về
Tabes Dorsalis năm 1885.
Phòng
khám của ông không thành công lắm: trong khi chờ bệnh nhân, ông bắt đầu viết
truyện. Tiểu thuyết đầu tiên của ông được đăng trên tờ Chambers's Edinburgh
Journal khi ông chưa tới 20 tuổi.
Chỉ
sau khi dời phòng khám về Portsmouth Doyle mới bắt đầu theo đuổi văn học một
cách đúng nghĩa hơn. Tác phẩm đáng chú ý đầu tiên của ông là A Study in Scarlet
(Một cuộc nghiên cứu về Màu đỏ hay "Chiếc nhẫn tình cờ"), xuất hiện
trong cuốn Beeton's Christmas Annual năm 1887 và là lần xuất hiện đầu tiên của
nhân vật Sherlock Holmes, người được lấy hình mẫu một phần theo cựu giáo sư đại
học của Conan Doyle là Joseph Bell. Ngạc nhiên, Rudyard Kipling đã chúc mừng
thành công của Conan Doyle, và hỏi "Ông có thể trở thành bạn tôi không,
Bác sĩ Joe?". Tuy nhiên, Sherlock Holmes được phỏng theo nhân vật C.
Auguste Dupin của Edgar Allan Poe nhiều hơn. Khi sống tại Southsea ông đã giúp
thành lập Portsmouth AFC, câu lạc bộ bóng đá đầu tiên của thành phố. Một chuyện
hoang đường thường thấy cho rằng Conan Doyle đã chơi tại Portsmouth F.C. với tư
cách thủ môn số 1; tuy nhiên, Conan Doyle đã chơi cho một câu lạc bộ nghiệp dư
giải tán năm 1894 và không có liên hệ với Portsmouth F.C. ngày nay vốn chỉ được
thành lập vào năm 1898 (thủ môn đầu tiên của đội bóng chuyên nghiệp là Matt
Reilly).
Năm
1885 ông cưới Louisa (hay Louise) Hawkins, được gọi là "Touie", người
bị bệnh lao và cuối cùng mất năm 1906. Ông cưới Jean Leckie năm 1907, người ông
gặp lần đầu và yêu trong cùng năm 1897 nhưng vẫn duy trì quan hệ thuần khiết với
bà vì chung thuỷ với người vợ đầu tiên. Conan Doyle có năm con, hai người với vợ
đầu (Mary và Kingsley), và ba người với vợ sau (Jean, Denis và Adrian).
Tượng Arthur Conan Doyle
Crowborough
Năm
1890 Conan Doyle học về mắt tại Viên; ông tới London năm 1891 để lập một phòng
khám nhãn khoa. Ông đã viết trong tiểu sử của mình rằng không một bệnh nhân nào
tới phòng khám của ông. Điều này giúp ông có nhiều thời gian hơn trong viết
lách và vào tháng 11 năm 1891 ông đã viết cho mẹ: "Con nghĩ tới việc giết
Holmes... và giải quyết hắn ta vĩnh viễn. Hắn khiến đầu óc con không thể suy
nghĩ được." Mẹ ông đã trả lời "Con có thể làm điều con cho là đúng,
nhưng độc giả sẽ không dễ dàng đồng ý đâu." Tháng 12 năm 1893, ông đã làm
việc đó để có thể dành nhiều thời gian cho những công việc "quan trọng"
hơn (tức là những tiểu thuyết lịch sử).
Holmes
và Moriarty dường như đã cùng nhau rơi xuống một thác nước và chết trong chuyện
"Vấn đề Cuối cùng" (The Final Problem). Những lời kêu gọi của công
chúng khiến ông phải đưa nhân vật trở lại; Conan Doyle quay lại với chuyện The
Adventure of the Empty House (Cuộc Phiêu lưu của Căn nhà Hoang), với lời giải
thích rằng chỉ Moriarty rơi xuống thác, nhưng, bởi vì Holmes còn có nhiều kẻ
thù nguy hiểm khác, anh ta phải thu xếp một cái "chết" giả. Holmes cuối
cùng xuất hiện trong tổng cộng 56 truyện ngắn và bốn tiểu thuyết của Conan
Doyle (từ đó anh ta cũng xuất hiện trong nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn của
các tác giả khác).
Sau
Chiến tranh Boer tại Nam Phi đầu thế kỷ 20 và sự lên án của thế giới với cách
hành xử của Vương quốc Anh, Conan Doyle đã viết một cuốn sách mỏng với tựa đề
Cuộc chiến tại Nam Phi: Nguyên nhân và Diễn biến bào chữa cho vai trò của Anh
Quốc trong chiến tranh Boer, và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Conan
Doyle tin rằng chính cuốn sách này giúp ông được phong tước hiệp sĩ và được chỉ
định làm Thiếu uý Surrey năm 1902. Ông cũng viết một cuốn sách dài hơn The
Great Boer War (Cuộc chiến tranh Boer vĩ đại) năm 1900. Trong những năm đầu thế
kỷ 20 Sir Arthur đã hai lần ra tranh cử nghị viện với tư cách thành viên Đảng
Công đoàn Tự do, một lần tại Edinburgh và một lần tại Hawick Burghs, nhưng dù
nhận được số phiếu bầu khá lớn ông vẫn không trúng cử.
Conan
Doyle đã tham gia vào hai chiến dịch kêu gọi cải cách Bang Tự do Congo, do nhà
báo E. D. Morel và nhà ngoại giao Roger Casement lãnh đạo. Ông viết The Crime
of the Congo (Tội ác của Congo) năm 1909, một cuốn sách khá dài trong đó ông tố
cáo những sự khủng khiếp tại Congo. Ông đã trở nên thân thuộc với Morel và
Casement, lấy cảm hứng từ họ để tạo ra hai nhân vật chính cho tiểu thuyết The
Lost World (Thế giới đã mất, 1912).
Ông
cắt đứt quan hệ với cả hai người khi Morel (người thiên tả) trở thành một trong
những lãnh đạo của phong trào hoà bình trong Thế chiến thứ nhất, và khi
Casement thừa nhận phản quốc chống nước Anh trong cuộc Nổi dậy Phục sinh. Conan
Doyle đã thử sức, không thành công để cứu Casement khỏi tội tử hình, cho rằng
ông ta đã trở nên điên và không thể chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Conan
Doyle cũng là người nhiệt tình ủng hộ công lý, và đã đích thân điều tra hai vụ
việc đã được phán quyết, dẫn tới việc phóng thích hai người đã bị bỏ tù. Vụ đầu
tiên, năm 1906, liên quan tới một luật sư nhút nhát lai Anh-Ấn tên là George
Edalji, người được cho là đã viết những bức thư đe dọa và xẻo các bộ phận động
vật. Cảnh sát tin chắc vào tội lỗi của Edalji, thậm chí khi nhiều vụ cắt xẻo
khác vẫn tiếp tục xảy ra khi người bị tình nghi đã ngồi khám.
Một
phần nhờ kết quả vụ này mà Tòa phúc thẩm Hình sự được thành lập năm 1907, vì thế
Conan Doyle không chỉ giúp George Edalji, công việc của ông đã giúp thành lập một
cách thức sửa chữa những sai lầm khác của công lý. Câu chuyện của Conan Doyle
và Edalji đã được kể lại dưới hình thức văn học trong tiểu thuyết của Arthur
& George năm 2005.
Vụ
thứ hai, liên quan tới Oscar Slater, một người Đức gốc Do Thái và là người điều
hành sòng bạc bị cho là đã dùng dùi cui đánh một phụ nữ 82 tuổi tại Glasgow năm
1908, vụ này đã lôi cuốn sự tò mò của Conan Doyle vì những mâu thuẫn trong quá
trình khởi tố và cảm giác chung của mọi người cho rằng Slater đã bị cài bẫy.
Sau
cái chết của vợ là Louisa năm 1906, và cái chết của con trai Kingsley, anh/em
trai, hai người anh/em họ, và hai người cháu gái trong Thế chiến thứ nhất,
Conan Doyle rơi vào tình trạng suy nhược. Ông tìm sự an ủi trong thuyết duy
linh và cái gọi là bằng chứng khoa học về sự tồn tại của thế giới bên kia.
Conan
Doyle trở nên quan tâm tới Thuyết duy linh tới mức ông đã viết một tiểu thuyết
với nhân vật Giáo sư Challenger về chủ đề này, tiểu thuyết Vùng đất bí ẩn. Một
trong những điều kỳ quặc ở giai đoạn này trong cuộc đời ông là cuốn sách The
Coming of the Fairies (1921). Rõ ràng ông đã hoàn toàn tin vào sự có thật của
những bức ảnh tiên Cottingley, và ông đã in lại chúng trong cuốn sách của mình,
cùng với các giả thuyết và tự nhiên và sự tồn tại của những nàng tiên cũng như
những linh hồn. Trong cuốn sách Lịch sử Thuyết duy linh (1926) Conan Doyle đã đề
cao những hiện tượng tâm linh và sự hiện thực hóa linh hồn do Eusapia Palladino
và Mina "Margery" Crandon tạo ra, dựa trên những cuộc nghiên cứu các
nhà khoa học lừa bịp và những thày phù thủy mong muốn gặp những hiện tượng tâm
linh và từ chối lắng nghe những nhà khoa học và thày phù thủy có quan điểm thận
trọng hơn.
Sự
chú tâm của ông trên chủ đề này là một trong những nguyên nhân khiến một truyện
ngắn trong tập truyện, Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes của ông đã bị cấm
tại Liên bang Xô viết năm 1929 vì bị cho rằng tuyên truyền thuyết thần bị. Lệnh
cấm này sau đó đã được dỡ bỏ. Diễn viên Nga Vasily Livanov sau này đã nhận được
một Đề nghị từ Đế chế Anh để đóng vai Sherlock Holmes.
Conan
Doyle từng là bạn trong một thời gian với ảo thuật gia Mỹ Harry Houdini, một
gương mặt quan trọng của phong trào duy linh. Dù Houdini nhấn mạnh rằng những
người theo thuyết duy linh sử dụng trò bịp (và liên tục tìm cách lật mặt họ),
Conan Doyle trở nên tin tưởng rằng chính Houdini sở hữu những năng lực siêu
nhiên, một quan điểm đã được thể hiện trong cuốn The Edge of the Unknown của
ông. Houdini rõ ràng không thể thuyết phục Conan Doyle rằng những trò biểu diễn
của ông chỉ đơn giản là những mưu mẹo ảo thuật, dẫn thời một sự hiểu lầm cay đắng
giữa hai người. Doyle hoàn toàn choáng váng khi Houdini lôi ngón cái của mình
ra và thay thế nó[3].
Richard
Milner, một nhà lịch sử khoa học Mỹ, đã trình bày một trường hợp mà Conan Doyle
có thể đã là thủ phạm gây ra trò bịp Piltdown man năm 1912, tạo ra hóa thạch
người giả mạo khiến giới khoa học thế giới sôi sục trong hơn 40 năm. Milner nói
rằng Conan Doyle có động cơ hành động, được cho là để trả thù việc những nhà
khoa học vạch trần những điều tâm linh mà ông tin tưởng, và rằng cuốn Thế giới
đã mất chứa nhiều bằng chứng kiểu mật mã về sự liên quan của ông tới trò bịp
đó.[4].
Cuốn
sách Naked is the Best Disguise năm 1974 của Samuel Rosenberg có mục đích giải
thích tại sao, xuyên suốt các tác phẩm của mình, Conan Doyle để lại các dấu vết
mở liên quan tới những khía cạnh ẩn giấu và bị kìm nén của tình trạng tinh thần
của ông.
Cái chết
Conan
Doyle được tìm thấy đang ôm chặt ngực trong vườn nhà ngày 7 tháng 7 năm 1930.
Ông mất một thời gian ngắn sau đó vì nhồi máu cơ tim ở tuổi 71, và được chôn
trong Vườn Nhà thờ tại Minstead ở New Forest, Hampshire, Anh. Những lời cuối
cùng ông dành cho vợ: "Em thật tuyệt vời." [cần dẫn nguồn]
Undershaw,
ngôi nhà Conan Doyle đã xây gần Hindhead, phía tây London, và sống tại đó ít nhất
một thập kỷ đã trở thành một khách sạn và nhà hàng từ năm 1924 tới tận năm
2004. Sau đó nó được một nhà nhiếp ảnh mua lại, và để trống từ đó bởi những người
hâm mộ Conan Doyle muốn bảo tồn nó.
Một
bức tượng đã được dựng lên để vinh danh Sir Arthur Conan Doyle tại Crowborough
Cross ở Crowborough, East Sussex, Anh, nơi Sir Arthur đã sống 23 năm. Cũng có một
bức tượng Sherlock Holmes tại Picardy Place, Edinburgh, Scotland-gần ngôi nhà
nơi Conan Doyle ra đời.
Các tác phẩm chọn lọc
Các
truyện về Sherlock Holmes
Chiếc
nhẫn tình cờ (1887)
Dấu
bộ tứ (1890)
Những
cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes (1892)
Những
hồi ức về Sherlock Holmes (1894)
Con
chó săn của dòng họ Baskervilles (1902)
Sherlock
Holmes trở về (1904)
Thung
lũng khủng khiếp (1914)
Cung
đàn sau cuối (1917)
Tàng
thư của Sherlock Holmes (1927)
Các
truyện về Giáo sư Challenger [sửa]
The
Lost World (1912)
The
Poison Belt (1913)
The
Land of Mists (1926)
The
Disintegration Machine (1927)
When
the World Screamed (1928)
Các
tiểu thuyết lịch sử [sửa]
The
White Company (1891)
Micah
Clarke (1888)
The
Great Shadow (1892)
The
Refugees (publ. 1893, written 1892)
Rodney
Stone (1896)
Uncle
Bernac (1897)
Sir
Nigel (1906)
Các tác phẩm khác
"J.
Habakuk Jephson's Statement" (1883), một câu chuyện về số phận con tàu
Mary Celeste
Mystery
of Cloomber (1889)
The
Captain of the Polestar, and other tales (1890)
The
Doings Of Raffles Haw (1891)
Beyond
the City (1892)
Round
The Red Lamp (1894)
The
Parasite (1894)
The
Stark Munro Letters (1895)
Songs
of Action (1898)
The
Tragedy of The Korosko (1898)
A
Duet (1899)
The
Great Boer War (1900)
The
Exploits of Brigadier Gerard (1903)
Through
the Magic Door (1907)
The
Crime of the Congo (1909)
The
New Revelation (1918)
The
Vital Message (1919)
Tales
of Terror & Mystery (1923)
The
History of Spiritualism (1926)
The
Maracot Deep (1929)
21 tháng 5 2013
NGUYỄN THÔNG - Danh sĩ Việt Nam nửa đầu thế kỷ 19
Nguyễn
Thông (1827–1884), tự Hy Phần, hiệu Kỳ Xuyên, biệt hiệu Độn Am; là quan nhà
Nguyễn và là danh sĩ Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 19.
Tiểu sử
Nguyễn
Thông (阮通) sinh ngày 28 tháng 5 năm 1827 tại làng Bình Thạnh, tổng
Thạch Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc xã Phú Ngãi
Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An).
Thân
phụ ông là Nguyễn Hanh, người Tân Thạnh (tỉnh Gia Định), kết hôn cùng bà Trịnh
Thị A Mầu nguyên quán ở Thừa Thiên, sinh hạ được hai trai là Nguyễn Thông và
Nguyễn Hài.
Thuở
nhỏ, hai anh em ông được cha dạy dỗ. Năm Nguyễn Thông 10 tuổi thì mẹ mất, 17 tuổi
thì cha mất, hai anh em phải vất vả kiếm sống. Rất ham học nhưng không có thầy,
Nguyễn Thông cùng em tự học. Đến khi Nguyễn Nhữ Hiền được bổ làm Tri phủ ở Tân
An, hai anh em ông liền đến xin thọ giáo. Nhưng học chẳng được lâu, vì thầy dạy
phải trở về kinh.
Năm
1844, Nguyễn Thông ra học ở Huế. Năm 1849, ông thi đậu cử nhân nhưng thi hội bị
đánh hỏng vì tập bài thi bị lấm mực. Biết văn tài của Nguyễn Thông, nhiều người
khuyên nên đợi để thi khoa sau. Nhưng vì nhà nghèo không thể tiếp tục học, Nguyễn
Thông nhận chức huấn đạo tại Phú Phong, tỉnh An Giang.
Sáu
năm sau (1855), ông được triệu ra Huế, năm sau được thăng Hàn lâm viện tu soạn,
tham gia soạn sách "Nhân sự kim giám" (gương vàng soi việc người).
Năm
1859, khi thực dân Pháp xâm chiếm miền Đông Nam Kỳ, ông xin tòng quân và được cử
làm tham mưu (coi việc cơ mật) cho tướng Tôn Thất Hiệp. Năm 1861, đại đồn Chí
Hòa thất thủ, ông được thăng từ Vệ úy lên Chưởng vệ, sung chức Phó đề đốc, để
hiệp cùng Trương Định chống giặc.
Năm
1862, triều đình Huế cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, ông đến Phước Tuy
(Bà Rịa). Được Phan Thanh Giản đề cử, ông trở về Vĩnh Long giữ chức Đốc học từ
năm 1863 đến tháng 7 năm 1864. Thời gian này, ông đã cho xây dựng lại Văn Thánh
Miếu Vĩnh Long và đồng thời liên lạc chặt chẽ với các tổ chức chống Pháp. Cùng
trong thời gian này, ông cùng các bạn đồng môn đã tổ chức cải táng Võ Trường Toản
từ Chí Hòa về Ba Tri (Bến Tre) vì không muốn mộ phần thầy nằm trên đất của đối
phương.
Năm
1867, ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ cũng bị Pháp xâm chiếm, ông cùng với nhiều sĩ phu
Nam Kỳ không chịu hợp tác, nên đã tị địa ra tại Bình Thuận.
Năm
1867, Nguyễn Thông được cử làm Án sát Khánh Hòa rồi Quảng Ngãi. Thời gian này
ông dâng sớ lên triều đình, để biện bạch cho Phan Thanh Giản, đồng thời dâng bốn
bản điều trần về kế sách hưng thịnh quốc gia cho vua Tự Đức. Tuy nhiên, tất cả
đều không được chấp nhận vì sự gièm pha của các đại thần khác chánh kiến trong
triều.
Năm
1870, ông tham gia chấm thi trường Thừa Thiên, kết thân với Phạm Phú Thứ, Nguyễn
Tư Giản, Đỗ Đăng Đệ...rồi làm Biện lý bộ Hình, Bố chánh Quảng Ngãi. Ở đây, Nguyễn
Thông đã tích cực thi hành những biện pháp để bài trừ nạn tham ô, hà hiếp dân
chúng của bọn cường hào ác bá địa phương. Việc làm này của ông đã đụng chạm tới
quyền lợi của một số đại thần trong triều, vì vậy không lâu sau ông bị cách chức,
tống giam và bị xử trượng, sau nhờ dân chúng kêu oan tới vua, mới được giải tội.
Năm
1873, ông xin về dưỡng bệnh tại Sơn Trung (Bình Thuận), kết bạn cùng các thân
hào trí thức địa phương, đồng thời thực hiện các hoạt động khai khẩn.
Năm
1874, triều đình cho phục chức, làm việc trong bộ Lễ nhưng khi đến Huế, ông lại
bị bệnh nên phải cáo về.
Năm
1876, ông lại được triệu về kinh, giữ chức Tu nghiệp Quốc Tử Giám. Thời gian
này ông cùng với các quan trong triều như Bùi Ước, Hoàng Duy Tân khảo duyệt bộ
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, nhân đó soạn Việt sử cương giám khảo lược.
Năm
1877, triều đình chấp thuận kế hoạch khai hoang vùng La Ngư, Ba Dầu (Bình Tuy)
ngày nay nên cử ông về làm Doanh điền sứ Bình Thuận.
Năm
1878, bệnh cũ tái phát, ông xin nghỉ dài hạn. Năm 1880, được mật chỉ cùng với
các quan địa phương xử vụ nổi dậy của người thiểu số, xử vụ lưu dân từ trong
Nam ra. Cũng năm này, ông thành lập Đồng Châu xã và xây dựng Ngọa Du Sào để có
nơi làm thơ, đọc sách.
Năm
1881, Nguyễn Thông được bổ làm Phó sứ điển nông kiêm đốc học tỉnh Bình Thuận.
Năm sau thăng Hồng lô tự khanh. Năm 1883, kinh thành thất thủ, Tự Đức băng hà,
ông ra Huế thọ tang vua.
Tháng
4 năm 1884, Ngọa Du Sào văn tập của ông ra đời. Tháng 6 năm đó, ông viết di
chúc... Ông mất ngày 7 tháng 7 năm 1884 (tức ngày 27 tháng 8 năm Giáp Thân), thọ
57 tuổi.
Mộ
phần của ông đặt ở đồi Ngọc Lâm, sát chân núi Ngọc Sơn, đối diện với Tháp Chăm
Pôshanư, Lầu ông Hoàng và Bửu Sơn Tự thuộc phường Phú Hài, trên con đường từ
Phan Thiết đi Mũi Né.
Gia đình
Ngọa
Du Sào (trong khuôn viên trường Dục Thanh) do Nguyễn Thông xây dựng để có nơi làm
thơ, đọc sách. Năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến đây dạy học, cũng từng đọc sách tại
đây.
Ông
kết hôn với bà Ngô Thị A Thúy (Ngô Thị Tý), cháu cố của Ngô Nhân Tịnh, sinh hạ
được hai người con trai là Nguyễn Trọng Lội (hay Lỗi) và Nguyễn Quý Anh (cả hai
đều là nhà duy tân cải cách trong phong trào Duy Tân) và ba người con gái.
Ngoài ra, ông còn có một người con trai và một người con gái với người vợ kế họ
Đoàn.
Các tác phẩm chính
Việt
sử thông giám cương mục khảo lược
Khâm
Định nhân sự kim giám
Dương
chính lục
Kỳ
xuyên thi sao
Kỳ
xuyên vǎn sao
Ngọa
du sào tập
...
Đánh giá
Thơ
văn Nguyễn Thông là tấm lòng ưu ái đối với những người xấu số, sự quan tâm đến
nghề làm ruộng và gắn bó với đời sống của nông dân. Ông ca ngợi và xót thương
những người hy sinh trong cuộc chiến đấu chống Pháp. Nổi bật và bao trùm là tấm
lòng yêu mến quê hương mà ông phải lìa bỏ vì không chịu sống trên đất kẻ thù đã
chiếm đóng...
Sinh
trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo, sớm gần gũi với những người lao động,
có vốn học thức, có năng khiếu thơ văn, lại được đi nhiều...nên hầu hết trước
tác của ông đều thiên về tả thực, giàu chất trữ tình, mang tính tố cáo cao,
không sa đà viễn vông hay sáo rỗng...Tuy đôi lúc trong thơ văn ông, cũng không
tránh khỏi những nỗi buồn hiu hắt của một nhà nho cảm thấy bất lực trước vận mệnh
tồn vong của non sông, của dân tộc mà ông yêu mến
Walter Gilbert - nhà hoá sinh, nhà vật lý, nhà sinh học phân tử người Mỹ gốc Do Thái
Walter Gilbert (sinh ngày
21.3.1932) là một nhà hoá sinh, nhà vật lý, nhà sinh học phân tử người Mỹ, đã
đoạt giải Nobel Hóa học năm 1980.
Cuộc đời và Sự nghiệp
Gilbert
sinh tại Boston, Massachusetts trong một gia đình gốc Do Thái. Ông học tại các
trường Sidwell Friends School, Đại học Harvard và Đại học Cambridge. Cùng với
Allan Maxam ông đã triển khai một phương pháp mới sắp xếp các DNA thành chuỗi.
Ông tìm cách đạt tới việc tổng hợp insulin đầu tiên, nhưng thất bại trước cách
làm của công ty GenentechBtrong đó công ty này dùng các gien gom lại từ các
nucleotide hơn là từ các nguồn tự nhiên.
Năm
1979, Gilbert được Đại học Columbia trao Giải Louisa Gross Horwitz chung với
Frederick Sanger. Năm sau, ông đoạt giải Nobel Hóa học (1980) chung với
Frederick Sanger và Paul Berg.
Gilbert
và Sanger được công nhận về công trình tiên phong trong phát minh phương pháp để
xác định chuỗi của các nucleotide trong một axít nucleic. Walter Gilbert cũng
là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ RNA world hypothesis về nguồn gốc của đời sống,
cho một ý niệm do Carl Woese đưa ra lần đầu năm 1967.
Ông
là người đồng sáng lập các công ty kỹ thuật sinh học (biotech) Biogen và Myriad
Genetics, đồng thời là chủ tịch đầu tiên của ban giám đốc các công ty này. Ông
cũng là một Ủy viên Hội đồng quản trị Khoa học ở The Scripps Research Institute.
Hiện nay Gilbert là chủ tịch của Harvard Society of Fellows (Hội thành viên nổi
tiếng của Đại học Harvard).
Gaspard-Gustave de Coriolis - Nhà toán học kiêm vật lý người Pháp
Gaspard-Gustave
de Coriolis hay Gustave de Coriolis (21 tháng 5, 1792 tại Paris – 19 tháng 9,
1843 tại Paris) là nhà toán học, kiêm vật lí học người Pháp.
Ông
từng giữ chức phó giáo sư bộ môn toán tại trường Bách khoa Paris từ 1816 đến
1838.
Ông
cũng là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Đã từng nghiên cứu về các định
luật của chuyển động, nhất là các chuyển động trên mặt đất.
Ông
là người đã đưa thuật ngữ "công" vào môn cơ học.
17 tháng 5 2013
James Gosling - Giáo sư danh tiếng, Cha đẻ ngôn ngữ lập trình Java
James
Gosling (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1955 gần Calgary, Alberta, Canada) là một nhà
phát triển phần mềm nổi tiếng.
Nghề nghiệp
Từ
năm 1984, James Gosling đã vào làm việc tại Sun Microsystems. Năm 2005 ông là
CTO của nhóm phát triển sản phẩm. Sau thương vụ mua Sun Microsystems của Oracle
vào ngày 21 tháng 1 năm 2010, James Gosling chính thức rời Oracle vào 2 tháng 4
năm 2010.
Ngày
28 tháng 3 năm 2011, ông tuyên bố trên blog cá nhân rằng ông đã gia nhập
Google.
Các đóng góp
Nói
chung ông được xem như là nhà phát minh của ngôn ngữ lập trình Java vào năm
1994. Ông đã thiết kế gốc của Java và đã cài đặt trình biên dịch và máy ảo gốc
của nó. Với thành tựu này ông đã được bầu vào Hiệp hội Kỹ sư Quốc gia (National
Academy of Engineering) của Hoa Kỳ.
Ông
cũng có những đóng góp lớn vào nhiều hệ phần mềm khác như NeWS và Gosling
Emacs. Và ông cũng được công nhận như là tác giả công cụ biên tập WYSIWYG.
Ông
còn đóng góp nhiều thành tựu khác (ít được biết và do ông tham gia các nhóm làm
dự án này):
Các
hệ thống thu nhận dữ liệu từ vệ tinh
Phiên
bản đa lõi cho máy chủ Unix
Hệ
thống mail
Chương
trình quản lý các cửa sổ
Việc lập trình
Ông
được biết đến như là kỹ sư phần mềm hàng đầu PowerBook.
Henri Barbusse (1873 - 1935) nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa, chiến sĩ hòa bình Pháp.
Tiểu sử:
Henri Barbusse sinh ngày 17-5-1873 tại
Asnières, quận Seine, cha là nhà báo, viết kịch, mẹ người Anh. Sau khi học xong
trung học năm 1889, và trình bày luận án triết học tại Sorbonne, ông cống hiến
đời mình cho sự nghiệp văn học và sự nghiệp bảo vệ hòa bình thế giới.
Đầu tiên, ông sáng tác thơ, tập Những người phụ
nữ khóc than (1895) in dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn bi quan và biểu hiện những
khát vọng, lý tưởng mơ hồ. Sau đó, Barbusse hoạt động báo chí, viết truyện ngắn
trên báo Thế giới và phê bình văn học trên những tạp chí lớn. Năm 1903, ông cho
xuất bản tiểu thuyết Những người nài van, tượng trưng cho nhân loại đau khổ, cầu
xin hạnh phúc trên trời mà dưới trần thế không thể có được. Tiếp đó, tiểu thuyết
thứ hai Địa ngục (1908) ra đời, còn có tiêu đề "Tiếng kêu, tiếng kêu khủng
khiếp của sự thật".
Năm 1914, thế chiến lần I bùng nổ, tuy đã 41 tuổi
và sức yếu, Barbusse vẫn tham gia quân đội, sống ngoài mặt trận gần 3 năm, và
viết nên cuốn tiểu thuyết lớn Khói lửa, Nhật ký một tiểu đội (1916), tố cáo,
lên án đanh thép chiến tranh đế quốc phi nghĩa và khẳng định tương lai sẽ thuộc
về những "người nô lệ". Tác phẩm được trao tặng giải thưởng Goncourt
cùng năm. Sau chiến tranh, Barbusse tận tụy chiến đấu cho sự nghiệp hòa bình và
sự nghiệp giải phóng nhân loại. Đây cũng là thời kỳ chín muồi trong tư tưởng và
sáng tác của nhà văn. Năm 1919, tiểu thuyết Ánh sáng của ông được xuất bản. Ông
tham gia tổ chức Hội cựu chiến binh, nhóm "Ánh sáng" tập hợp các nhà
văn trên thế giới đấu tranh chống chiến tranh đế quốc.
Năm 1923, Barbusse gia nhập Đảng Cộng sản Pháp,
đây là một sự kiện có ảnh hưởng lớn trong giới trí thức Pháp. Năm 1925, ông đấu
tranh chống cuộc khủng bố trắng của bọn phản động ở Balkan. Trở về Pháp, ông viết
Xiềng xích, tố cáo tội ác của chúng. Năm 1927, ông sang thăm Liên Xô, viết sách
ca ngợi đất nước Xô-viết và nhà văn Gorki. Ông còn là tác giả của một số tiểu
luận như Lời một chiến sĩ (1920), Ánh sáng trong vực thẳm (1921) và tác phẩm
nghiên cứu phê bình Zola (1932). Những năm cuối đời, ông đấu tranh chống chủ
nghĩa phát-xít.
Barbusse mất ngày 30-8-1935 tại Mátxcơva trong
một chuyến đi thăm Liên Xô, thọ 62 tuổi. Ngày 3 tháng 9 cùng năm, linh cữu ông
được đưa về Pháp an táng.
Tác phẩm:
1908 – L'enfer (tiểu thuyết)
1916 – Le feu (tiểu thuyết)
1921 – Le couteau entre les dents (tiểu thuyết)
1923 – Esperantista Laboristo (bài báo)
1930 – Manifeste aux intellectuels (tiểu thuyết)
1936 – Staline: Un monde nouveau vu à travers
un homme (tiểu sử)
15 tháng 5 2013
PIERRE CURIE - Nhà vật lý Pháp
Pierre Curie (Paris, Pháp, 15
tháng 5, 1859 – 19 tháng 4, 1906, Paris) là một nhà vật lý người Pháp, người
tiên phong trong lĩnh vực tinh thể học, từ tính, hiện tượng áp điện và hiện
tượng phóng xạ.
Tiểu sử
Pierre
Curie sinh ra tại Paris,
Pháp và là con trai của Tiến sĩ Eugène Curie (1827–1910) và Sophie-Claire
Depouilly Curie (1832–1897). Nhờ sự dạy dỗ của cha, Pierre sớm bộc lộ thiên hướng mạnh mẽ về toán
học và hóa học. Năm 16 tuổi, ông đã giành được học vị toán học. Cho tới 18 tuổi
ông đã gần như hoàn thành học vị cao hơn, nhưng không theo đuổi học vị tiến sĩ
do thiếu tiền. Thay vào đó ông làm việc tại phòng thi nghiệm với vai trò người
hướng dẫn.
Năm
1903, ông cùng vợ, Maria Skłodowska-Curie (Marie Curie), và Henri Becquerel đã
được nhận giải Nobel về vật lý. Đáng tiếc cho một nhà khoa học người Pháp trở
thành tiến sĩ vật lý khi vừa tròn 18 tuổi, ông mất do một tai nạn trên đường do
va vào xe ngựa. Từ đó, vợ ông - bà Marie Curie tiếp nhận chức giảng viên trường
Đại học Xoócbon, mơ ước của chồng bà từ đó cũng đã được thực hiện. Khi đó, bà
đã ra trường được chín năm.
ĐỌC NHIỀU
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò ...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11,1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi h...
-
SOCRATES – NHÀ THÔNG THÁI VĨ ĐẠI Socrates ( 470 – 399 TCN ) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong ...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
Bác sĩ Nguyễn Duy Cương đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cá nhân và k...
DANH MỤC
- A
- ABRAHAM LINCOLN
- ANH HÙNG
- ARTHUR ASHE
- B
- BÁC SĨ
- BÀI CA
- BENJAMIN SPOCK
- C
- CA SĨ
- CẦU THỦ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHIẾN LƯỢC GIA
- CHÍNH KHÁCH
- CHÍNH TRỊ
- CHÍNH TRỊ GIA
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CỐ VẤN
- CÔNG CHÚA
- CÔNG GIÁO
- D
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN PHILIPPINES
- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
- DANH NHÂN VẦN
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH NHÂN VIỆT NAM
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄM XƯA
- DIỄN GIẢ
- DIỄN VĂN
- DIỄN VIÊN
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- DONALD TRUMP
- ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
- ĐẠI THI HÀO
- ĐẠI TƯỚNG
- ĐẤT NƯỚC
- G
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIÁM MỤC
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SĨ
- GIÁO SƯ
- GỐC BALTIC
- GỐC DO THÁI
- GỐC PHÁP
- GỐC PHI
- Günter Wilhelm Grass
- H
- HIỀN GIẢ
- HIỀN TÀI
- HIỆN TẠI
- HOA KỲ
- HỌA SĨ
- HOÀNG ĐẾ
- HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
- HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
- HOÀNG TỬ
- I
- J.K ROWLING
- KHOA HỌC
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
- KINH TẾ
- KINH TẾ GIA
- KỸ SƯ
- L
- LÃNH TỤ
- LIÊN BANG XÔ VIẾT
- LINH MỤC CÔNG GIÁO
- LUẬN VỀ DANH NGÔN
- LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
- LUẬT SƯ
- LƯƠNG THẾ VINH
- M
- MARTIN LUTHER
- MARTIN LUTHER KING
- MỤC SƯ
- N
- NAPOLEON HILL
- NGÂN HÀNG
- NGHỆ NHÂN
- NGHỆ SĨ
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- NGUYÊN KHÍ
- NGUYỄN TRÃI
- NGƯỜI ANH
- NGƯỜI ÁO
- NGƯỜI BỈ
- NGƯỜI CUBA
- NGƯỜI DO THÁI
- NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
- NGƯỜI ĐAN MẠCH
- NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
- NGƯỜI ĐỨC
- NGƯỜI HINDU
- NGƯỜI IRELAND
- NGƯỜI ISRAEL
- NGƯỜI MẪU
- NGƯỜI MỸ
- NGƯỜI MÝ
- NGƯỜI NGA
- NGƯỜI NHẬT
- NGƯỜI PHÁP
- NGƯỜI PHÁT MINH
- NGƯỜI SCOTLAND
- NGƯỜI TRUNG QUỐC
- NGƯỜI VIỆ
- NGƯỜI VIỆT
- NGƯỜI VIỆT NAM
- NGƯỜI Ý
- NHÀ BÁC HỌC
- NHÀ BÁO
- NHÀ CHẾ TẠO
- NHÀ CỐ VẤN
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
- NHÀ GIÁO
- NHÀ HÓA HỌC
- NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
- NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ PHÁT MINH
- NHÀ PHỤC HƯNG
- NHÀ QUÂN SỰ
- NHÀ SÁNG CHẾ
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SINH VẬT HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ SỬ HỌC
- NHÀ TẠO MẪU
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THIÊN VĂN HỌC
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ TỪ THIỆN
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VĂN VIỆT NAM
- NHÀ VẬT LÝ
- NHÀ VẬT LÝ HỌC
- NHÀ VIẾT KỊCH
- NHÀ VIRUS HỌC
- NHÀ XÃ HỘI HỌC
- NHẠC CÔNG
- NHẠC SI
- NHẠC SĨ
- NHẠC SĨ TÂN NHẠC
- NHẦ VẬT LÝ
- NHÂN KHẨU HỌC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
- NHẬT BẢN
- NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHIẾP ẢNH GIA
- NỮ THỐNG THỐNG
- OPRAH WINFREY
- ÔNG CHỦ
- P
- PHI HÀNH GIA
- PHILIPPINES
- PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
- PHƯƠNG TRÌNH
- PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
- PLATON
- S
- SÁCH HAY
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- T
- TÁC GIA
- TÁC GIẢ
- TÀI CHÍNH
- THÁI LAN
- THÀNH LỘC
- THÂN NHÂN TRUNG
- THẦY THUỐC
- THI HÀO
- THI SĨ
- THƠ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
- TK - NGHIỆM
- TỔNG BÍ THƯ
- TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TỔNG THỐNG
- Tổng thống Mỹ
- TRIẾT GIA
- TRỊNH CÔNG SƠN
- TRUNG QUỐC
- TỰ VẤN
- TỶ PHÚ
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VĂN SĨ
- VẬT LÝ
- VẬT LÝ LÝ THUYẾT
- VỆT NAM
- VIỆT KIỀU
- VIỆT NAM
- VÕ TƯỚNG
- VOLTAIRE
- VỘI VÀNG
- Vua
- XUÂN DIỆU
- XUÂN QUỲNH
- XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
BÀI VIẾT
-
▼
2024
(44)
-
▼
tháng 11
(9)
- Võ Văn Kiệt - Chính trị gia người Việt Nam (1922–2...
- Joe Biden - Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ (2021– 20...
- Trần Việt Quân - Người lan tỏa ước mơ về một cộng ...
- Donald Trump - Doanh nhân, tỷ phú, chính trị gia n...
- Nguyên Hồng - Nhà văn người Việt Nam
- Duy Quang - ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Việt Nam
- Thành Lộc - Diễn viên Việt Nam
- Fritz Hofmann - Nhà hóa học Người Đức
- Tim Cook - Doanh nhân người Mỹ - Hiện là Tổng Giám...
-
▼
tháng 11
(9)
Copyright ©
THẾ GIỚI DANH NHÂN | Bản quyền thuộc về DANH NHÂN VĂN HÓA - HOÀNG GIA
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia