23 tháng 4 2013
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, được nhiều người cho rằng
là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Theo lịch
Julius, ông sinh ngày 25 tháng
12năm 1642 và mất ngày 20 tháng 3 năm 1727;
theo lịch Gregory, ông sinh ngày 4 tháng 1 năm 1643 và mất ngày 31 tháng 3 năm 1727.
Luận thuyết của ông
về Philosophiae Naturalis
Principia Mathematica (Các
Nguyên lý Toán học của Triết lý về Tự nhiên) xuất bản năm 1687, đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và 3 định
luật Newton, được coi là nền tảng của cơ
học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt 3 thế kỷ
tiếp theo. ông cho rằng sự chuyển động của các vật thể trên mặt đất và các vật
thể trong bầu trời bị chi phối bởi các định luật tự nhiên giống nhau; bằng cách
chỉ ra sự thống nhất giữa Định
luật Kepler về sự chuyển động của hành tinh và
lí thuyết của ông về trọng lực, ông đã loại bỏ hoàn toàn Thuyết nhật tâm và theo đuổi cách mạng khoa học.
Trong cơ học, Newton
đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng (bảo toàn quán tính). Trong quang học, ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng
kính trở thành nhiều màu.
Trong toán học,
Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích
phân. Ông cũng đưa ra nhị thức
Newton tổng quát.
Năm 2005,
trong một cuộc thăm dò ý kiến của Hội Hoàng gia về
nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khoa học, Newton vẫn là người
được cho rằng có nhiều ảnh hưởng hơn Albert Einstein.[3]
Sự nghiệp
Isaac Newton sinh ra
trong một gia đình nông dân. May mắn cho nhân loại, Newton không làm ruộng giỏi
nên được đưa đến Đại học
Cambridge để trở thành luật sư. Tại Cambridge, Newton bị ấn
tượng mạnh từ trường phái Euclid,
tuy rằng tư duy của ông cũng bị ảnh hưởng bởi trường phái của Roger Bacon và René
Descartes. Một đợt dịch bệnh đã khiến trường Cambridge đóng cửa và trong thời
gian ở nhà, Newton đã có những phát kiến khoa học quan trọng, dù chúng không
được công bố ngay.
Những người có ảnh
hưởng đến việc công bố các công trình của Newton là Robert Hooke và Edmond
Halley. Sau một cuộc tranh luận về chủ đề quỹ
đạo của một hạt khi
bay từ vũ trụ vào Trái
Đất với Hooke, Newton đã bị cuốn
hút vào việc sử dụng định luật
vạn vật hấp dẫn và cơ học của ông trong tính toán quỹ đạo Johannes Kepler. Những kết quả này hấp
dẫn Halley và ông đã thuyết phục được Newton xuất bản chúng. Từ tháng 8 năm 1684 đến mùa
xuân năm 1688, Newton hoàn thành tác phẩm, mà
sau này trở thành một trong những công trình nền tảng quan trọng nhất cho vật lý của mọi thời đại, cuốn Philosophiae Naturalis Principia
Mathematica (Các Nguyên lý
Toán học của Triết lý về Tự nhiên).
Trong quyển I của
tác phẩm này, Newton giới thiệu các định
nghĩa và ba định luật của chuyển động thường được biết với
tên gọi sau này là Định luật
Newton. Quyển II trình bày các phương
pháp luận khoa học mới của Newton
thay thế cho triết lý Descartes.
Quyển cuối cùng là các ứng dụng của lý thuyết động
lực học của ông, trong đó có sự
giải thích về thủy triều và lý thuyết về sự chuyển động của Mặt Trăng. Để kiểm chứng lý thuyết về
vạn vật hấp dẫn của ông, Newton đã hỏi nhà
thiên văn John Flamsteed kiểm tra xem Sao Thổ có chuyển động chậm lại mỗi lần đi gần Sao Mộc không. Flamsteed đã rất sửng sốt nhận
ra hiệu ứng này có thật và đo đạc phù hợp với các tính toán của Newton. Các phương trình của Newton được củng cố thêm bằng kết
quả quan sát về hình dạng bẹt của Trái Đất tại hai cực, thay vì lồi ra tại hai
cực như đã tiên đoán bởi trường phái Descartes. Phương trình của Newton cũng
miêu tả được gần đúng chuyển động Mặt Trăng, và tiên đoán chính xác thời điểm
quay lại của sao chổi Halley.
Trong các tính toán về hình dạng của một vật ít gây lực cản nhất khi nằm trong
dòng chảy của chất lỏng hay chất khí, Newton cũng đã viết ra và giải được bài
toán giải tích biến phân đầu tiên của thế giới.
Newton sáng tạo ra
một phương pháp khoa học rất tổng quát. Ông trình bày phương pháp luận của ông
thành bốn quy tắc của lý luận khoa học. Các quy tắc này được phát biểu trong
quyển Philosophiae Naturalis
Principia Mathematica như
sau:
1.
Các hiện tượng tự nhiên phải được giải thích
bằng một hệ tối giản các quy luật đúng, vừa đủ và chặt chẽ.
2.
Các hiện tượng tự nhiên giống nhau phải có
cùng nguyên nhân như nhau.
3.
Các tính chất của vật chất là như nhau trong
toàn vũ trụ.
4.
Một nhận định rút ra từ quan sát tự nhiên chỉ
được coi là đúng cho đến khi có một thực nghiệm khác mâu thuẫn với nó.
Bốn quy tắc súc tích và tổng
quát cho nghiên cứu khoa học này đã là một cuộc cách mạng về tư duy thực sự vào
thời điểm bấy giờ. Thực hiện các quy tắc này, Newton đã hình thành được các
định luật tổng quát của tự nhiên và giải thích được gần như tất cả các bài toán
khoa học vào thời của ông. Newton còn đi xa hơn việc chỉ đưa ra các quy tắc cho
lý luận, ông đã miêu tả cách áp dụng chúng trong việc giải quyết một bài toán
cụ thể. Phương pháp giải tích mà ông sáng tạo vượt trội các phương pháp mang
tính triết lý hơn là tính chính xác khoa học của Aristoteles và Thomas
Aquinas. Newton đã hoàn thiện phương pháp thực nghiệm của Galileo
Galilei, tạo ra phương pháp tổng hợp vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay
trong khoa học. Những câu chữ sau đây trong quyển Opticks(Quang
học) của ông có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với trình bày hiện đại của phương pháp
nghiên cứu thời nay, nếu Newton dùng từ "khoa học" thay cho
"triết lý về tự nhiên":
Cũng như trong toán học, trong
triết lý về tự nhiên, việc nghiên cứu các vấn đề hóc búa cần thực hiện bằng
phương pháp phân tích và tổng hợp. Nó bao gồm làm thí nghiệm, quan sát, đưa ra
những kết luận tổng quát, từ đó suy diễn. Phương pháp này sẽ giúp ta đi từ các
hợp chất phức tạp đến nguyên tố, đi từ chuyển động đến các lực tạo ra nó; và
tổng quát là từ các hiện tượng đến nguyên nhân, từ nguyên nhân riêng lẻ đến
nguyên nhân tổng quát, cho đến khi lý luận dừng lại ở mức tổng quát nhất. Tổng
hợp lại các nguyên nhân chúng ta đã khám phá ra thành các nguyên lý, chúng ta
có thể sử dụng chúng để giải thích các hiện tượng hệ quả.
Newton đã xây dựng
lý thuyết cơ học và quang
học cổ điển và sáng tạo ra giải tích nhiều năm trước Gottfried Leibniz. Tuy nhiên ông đã
không công bố công trình về giải tích trước Leibniz.
Điều này đã gây nên một cuộc tranh cãi giữa Anh và lục địa châu Âu suốt nhiều thập kỷ về việc ai đã sáng
tạo ra giải tích trước. Newton đã phát hiện ra định lý nhị thức đúng cho các
tích của phân số, nhưng ông đã để cho John
Wallis công bố. Newton đã tìm ra
một công thức cho vận tốc âm thanh, nhưng không phù hợp với kết quả thí nghiệm
của ông. Lý do cho sự sai lệch này nằm ở sự giãn nở đoạn nhiệt, một khái niệm
chưa được biết đến thời bấy giờ. Kết quả của Newton thấp hơn γ½ lần thực tế, với γ là tỷ lệ các nhiệt dung của không khí.
Theo quyển Opticks, mà Newton đã chần chừ
trong việc xuất bản mãi cho đến khi Hooke mất, Newton đã quan sát thấy ánh sángtrắng bị chia thành phổ nhiều màu sắc, khi đi qua lăng kính (thuỷ tinh của lăng kính có chiết suất thay đổi tùy màu). Quan điểm hạt về
ánh sáng của Newton đã xuất phát từ các thí nghiệm mà ông đã làm với lăng kính
ở Cambridge. Ông thấy các ảnh sau lăng kính có hình bầu dục chứ không tròn như
lý thuyết ánh sáng thời bấy giờ tiên đoán. Ông cũng đã lần đầu tiên quan sát
thấy các vòng giao thoa mà ngày nay gọi là vòng Newton, một bằng chứng của tính
chất sóng của ánh sáng mà Newton đã không công nhận. Newton đã cho rằng ánh
sáng đi nhanh hơn trong thuỷ tinh, một kết luận trái với lý thuyết sóng ánh
sáng của Christiaan Huygens.
Newton cũng xây dựng
một hệ thống hoá học trong mục 31 cuối quyển Opticks. Đây cũng là lý thuyết
hạt, các "nguyên tố" được coi như các sự sắp xếp khác nhau của những
nguyên tử nhỏ và cứng như các quả bi-a.
Ông giải thích phản ứng hoá học dựa vào ái lựcgiữa các thành phần tham gia
phản ứng. Cuối đời (sau 1678) ông
thực hiện rất nhiều các thí nghiệm hoá
học vô cơ mà không ra kết quả gì.
Newton rất nhạy cảm
với các phản bác đối với các lý thuyết của ông, thậm chí đến mức không xuất bản
các công trình cho đến tận sau khi người hay phản bác ông nhất là Hooke mất.
Quyển Philosophiae Naturalis
Principia Mathematica phải
chờ sự thuyết phục của Halley mới ra đời.
Ông tỏ ra ngày càng
lập dị vào cuối đời khi thực hiện các phản ứng hoá học và cùng lúc xác định
ngày tháng cho các sự kiện trong Kinh
Thánh. Sau khi Newton qua đời, người ta tìm thấy một lượng lớn thuỷ ngân trong cơ thể của ông, có thể bị nhiễm
trong lúc làm thí nghiệm. Điều này hoàn toàn có thể giải thích sự lập dị của
Newton.
Newton đã một mình
đóng góp cho khoa học nhiều hơn bất cứ một nhân vật nào
trong lịch sử của loài người. Ông đã vượt trên tất cả những bộ óc khoa học lớn
của thế giới cổ đại, tạo nên một miêu tả cho vũ trụ không tự mâu thuẫn, đẹp và
phù hợp với trực giác hơn mọi lý thuyết có trước. Newton đưa ra cụ thể các
nguyên lý của phương pháp khoa học có thể ứng dụng tổng quát vào mọi lĩnh vực
của khoa học. Đây là điều tương phản lớn so với các phương pháp riêng biệt cho
mỗi lĩnh vực của Aristoteles và Aquinas trước đó.
Tuy các phương pháp
của Newton rất lôgic, ông vẫn tin
vào sự tồn tại của Chúa. Ông tin
là sự đẹp đẽ hoàn hảo theo trật tự của tự nhiên phải là sản phẩm của một Đấng Tạo hoá siêu nhân. Ông cho rằng
Chúa tồn tại mọi nơi và mọi lúc. Theo ông, Chúa sẽ thỉnh thoảng nhúng tay vào
sự vận hồi của thế gian để giữ gìn trật tự.
Cũng có các nhà
triết học trước như Galileo và John
Philoponus sử dụng phương pháp thực
nghiệm, nhưng Newton là người đầu tiên định nghĩa cụ thể và hệ thống cách sử
dụng phương pháp này. Phương pháp của ông cân bằng giữa lý thuyết và thực
nghiệm, giữatoán học và cơ học. Ông toán học hoá mọi khoa học
về tự nhiên, đơn giản hoá chúng thành các bước chặt chẽ, tổng quát và hợp lý,
tạo nên sự bắt đầu của Kỷ nguyên Suy luận. Những nguyên lý mà Newton đưa ra do
đó vẫn giữ nguyên giá trị cho đến thời đại ngày nay. Sau khi ông ra đi, những
phương pháp của ông đã mang lại những thành tựu khoa học lớn gấp bội những gì
mà ông có thể tưởng tượng lúc sinh thời. Các thành quả này là nền tảng cho nền
công nghệ mà chúng ta được hưởng ngày nay.
Không ngoa dụ chút
nào khi nói rằng Newton là danh nhân quan trọng nhất đóng góp cho sự phát triển
của khoa học hiện đại. Như nhà thơ Alexander
Pope đã viết:
Nature and Nature's laws lay hid in night
God said, Let Newton
be!
and all was light
Tự nhiên im lìm trong bóng tối
Chúa bảo rằng Newton
ra đời!
Và ánh sáng bừng lên khắp lối
Tiểu sử
Isaac Newton sinh ra tại một ngôi
nhà ở Woolsthorpe,
gần Grantham ở Lincolnshire,Anh,
vào ngày 25
tháng 12 năm 1642 (4
tháng 1, 1643 theo lịch mới). Ông chưa một lần nhìn thấy mặt cha, do cha ông,
một nông dân cũng tên là Isaac Newton, mất trước khi ông sinh ra không lâu.
Sống không hạnh phúc với bố dượng từ nhỏ, Newton bắt đầu những năm học phổ
thông trầm uất, xa nhà và bị gián đoạn bởi các biến cố gia đình. May mắn là do
không có khả năng điều hành tài chính trong vai anh cả sau khi bố dượng mất,
ông tiếp tục được cho học đại học (trường Trinity College Cambridge) sau phổ
thông vào năm 1661,
sử dụng học bổng của trường với điều kiện phải phục dịch các học sinh đóng học
phí.
Mục tiêu ban đầu của
Newton tại Đại học Cambridge là tấm bằng luật sư với chương trình
nặng về triết học của Aristotle, nhưng ông nhanh chóng bị cuốn hút bởi toán họccủa Descartes, thiên văn học của Galileo và cả quang học của Kepler. Ông đã viết trong thời
gian này: "Plato là bạn của tôi, Aristotle là bạn của tôi, nhưng sự thật
mới là người bạn thân thiết nhất của tôi". Tuy nhiên, đa phần kiến thức
toán học cao cấp nhất thời bấy giờ, Newton tiếp cận được là nhờ đọc thêm sách,
đặc biệt là từ sau năm 1663, gồm các cuốn Elements của Euclid, Clavis Mathematica của William
Oughtred, La Géométrie của Descartes, Geometria a Renato Des Cartes của Frans
van Schooten, Algebra của Wallis và các công trình
củaFrançois Viète.
Ngay sau khi nhận
bằng tốt nghiệp, năm 1630, ông
phải trở về nhà 2 năm vì trường đóng cửa do bệnh dịch hạch lan truyền. Hai năm này chứng kiến một
loạt các phát triển quan trọng của Newton với phương pháp tính vi phân và tích
phân hoàn toàn mới, thống nhất và
đơn giản hoá nhiều phương pháp tính khác nhau thời bấy giờ để giải quyết những
bài toán có vẻ không liên quan trực tiếp đến nhau như tìm diện tích, tìm tiếp
tuyến, độ dài đường cong và cực trị của hàm. Tài năng toán học của ông nhanh
chóng được hiệu trưởng của Cambridge nhận ra khi trường mở cửa trở lại. Ông
được nhận làm giảng viên của trường năm 1670,
sau khi hoàn thành thạc sĩ, và
bắt đầu nghiên cứu và giảng về quang
học. Ông lần đầu chứng minh ánh sáng trắng thực ra được tạo thành bởi nhiều màu
sắc, và đưa ra cải tiến cho kính thiên văn sử dụng gương thay thấu kính để hạn
chế sự nhoè ảnh do tán sắc ánh sáng qua thuỷ tinh.
Newton được bầu vào Hội Khoa học Hoàng gia Anh năm 1672 và bắt đầu vấp phải các phản bác từ
Huygens và Hooke về lý thuyết hạt ánh sáng của ông. Lý thuyết về màu sắc ánh
sáng của ông cũng bị một tác giả phản bác và cuộc tranh cãi đã dẫn đến suy sụp
tinh thần cho Newton vào năm 1678.
Năm 1679 Newton và Hooke tham gia vào một cuộc
tranh luận mới về quỹ đạo của thiên thể trong trọng trường. Năm 1684, Halley thuyết phục được Newton
xuất bản các tính toán sau cuộc tranh luận này trong quyển Philosophiae Naturalis Principia
Mathematica (Các Nguyên lý
của Triết lý về Tự Nhiên). Quyển sách đã mang lại cho Newton tiếng tăm vượt ra
ngoài nước Anh, đến châu Âu.
Năm 1685, chính trị nước Anh thay đổi dưới
sự trị vì của James II, và trường
Cambridge phải tuân thủ những điều luật phi lý như buộc phải cấp bằng cho giáo
chủ không thông qua thi cử. Newton kịch liệt phản đối những can thiệp này và
sau khi James bị William IIIđánh
bại, Newton được bầu vào Nghị
viện Anh nhờ những đấu tranh
chính trị của ông.
Năm 1693,
sau nhiều năm làm thí nghiệm hoá học thất bại và sức khoẻ suy sụp nghiêm trọng,
Newton từ bỏ khoa học, rời Cambridge để về nhận chức trong chính quyền tại Luân
Đôn. Newton tích cực tham gia hoạt động chính trị và trở nên giàu có nhờ bổng
lộc nhà nước. Năm 1703 Newton
được bầu làm chủ tịch Hội
Khoa học Hoàng gia Anh và giữ chức vụ đó trong suốt phần còn lại của cuộc
đời ông. Ông được Nữ hoàng phong bá tước năm 1705.
việc ai phát minh ra vi phân và tích phân, Newton và Lepnic không bao giờ tranh
luận cả, nhưng các người hâm mộ lại tranh cãi quyết liệt khiến hai nhà khoa học
vĩ đại này cảm thấy xấu hổ. Ông mất ngày 31 tháng 3năm 1727 tại
Luân Đôn.
Nghiên cứu khoa học
Quang học
Từ năm 1670 đến 1672, Newton diễn thuyết về quang học. Trong khoảng thời gian này
ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng
kính trở thành nhiều màu, và một thấu kính hay một lăng kính sẽ hội
tụ các dãy màu thành ánh sáng
trắng.
Newton còn cho thấy
rằng ánh sáng màu không thay đổi tính chất, bằng việc phân tích các tia màu và
chiếu vào các vật khác nhau. Newton chú ý rằng dù là gì đi nữa, phản xạ, tán xạ hay truyền
qua, màu sắc vẫn giữ nguyên. Vì thế màu mà ta quan
sát là kết quả vật tương tác với các ánh sáng đã có sẵn màu sắc, không phải là
kết quả của vật tạo ra màu.
Nhờ vào những khám phá trên, Newton
nhận ra nguyên nhân gây ra sự sai lệch màu của
hình ảnh trên kính
viễn vọng khúc xạ thời
đó. Ông đã áp dụng nguyên lý của James Gregory để
tạo ra kính
viễn vọng phản xạ đầu
tiên, khắc phục được nhiều nhược điển về ảnh của kính viễn vọng khúc xạ đồng
thời giảm đi đáng kể chiều dài của kính viễn vọng.
Tác phẩm
·
Method of Fluxions (1671)
·
Of Natures Obvious Laws & Processes in
Vegetation (unpublished,
kh. 1671–75)[4]
·
De Motu Corporum in Gyrum (1684)
·
Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (1687)
·
Opticks (1704)
·
Reports as Master of the Mint (1701–25)
·
Arithmetica Universalis (1707)
·
The System of the World, Optical Lectures, The Chronology of Ancient Kingdoms,
(Amended) và De mundi systemate (xuất bản sau khi chết vào năm 1728)
·
Observations on Daniel and The Apocalypse of
St. John (1733)
·
An Historical Account of Two Notable
Corruptions of Scripture (1754)
KHỔNG TỬ - Nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng Trung Hoa
Khổng Tử (chữ Hán: 孔子; còn gọi là Khổng Phu Tử 孔夫子; 27 tháng 8 âm, 551 –479 TCN) là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á. Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc thầy của muôn đời). Chính phủ Trung Quốc hiện nay, trong nỗ lực truyền bá văn hóa Trung Hoa ra thế giới, đã cho thành lập hàng trămHọc viện Khổng Tử trên khắp thế giới.
Triết học của ông nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằngđạo đức: "tu thân, tề gia, bình thiên hạ", sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, "Đạo Trung Dung" và các đức tính "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín". Các giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc như Pháp gia hay Đạo gia trong suốt triều đại nhà Hán. Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi làKhổng giáo. Khổng giáo được một người Italia là Matteo Ricci đưa vào Châu Âu, ông cũng là người đầu tiên La tinh hoá tên Khổng Tử thành "Confucius". Khổng giáo còn được xem là một tôn giáo lớn của loài người, nhất là dân tộc Trung Hoa.
Các bài giảng của Khổng Tử được nghiên cứu chủ yếu qua cuốn Luận Ngữ, một tập hợp những "mẩu chuyện cách ngôn ngắn", được biên soạn nhiều năm sau khi ông qua đời do các học trò của ông ghi chép lại. Trong gần 2.000 năm ông được cho là người biên soạn hoặc tác giả của Ngũ Kinh: Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch,Kinh Xuân Thu (Kinh Nhạc đã bị Tần Thủy Hoàng đốt mất nên còn lại Ngũ Kinh).
Tiểu sử
Tam thập nhi lập; (三十而立)
Tứ thập nhi bất hoặc; (四十而不惑)
Ngũ thập nhi tri thiên mệnh; (五十而知天命)
Lục thập nhi nhĩ thuận; (六十而耳順)
Thất thập nhi tòng tâm dục bất du củ. (七十而從心欲,不踰矩)
(Luận Ngữ)
Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni 仲尼, sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước Công nguyên, vào thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ, (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Nhiều sử sách ghi rằng ông sinh trong một gia cảnh nghèo, nhưng thực tế gia đình ông có ông tổ ba đời vốn thuộc dòng quý tộc sa sút từ nước Tống dời đến nước Lỗ. Cha của Khổng Khâu, Thúc Lương Ngột (cháu 13 đời của Vi Tử Diễn, anh của vua Trụ nhà Thương) là quan võ thuộc ấp Trâu, đến 70 tuổi mới lấy Nhan thị mà sinh ra ông. Năm lên ba, Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho chuyên quản lý kho tàng, xuất nạp tiền lương công bằng chuẩn xác. Ông cũng từng đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lý nông trường chăn nuôi, súc vật sinh trưởng rất tốt. Nhờ vậy ông được thăng chức lên làm quan Tư không, chuyên quản lý việc xây dựng công trình. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử 孔夫子, hay gọi gọn hơn là Khổng Tử 孔子. 'Tử' ngoài ý nghĩa là 'con' ra còn có nghĩa là "Thầy". Do vậy Khổng Tử 孔子 là Thầy Khổng.
Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường. Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ và được giao coi thành Trung Đô, năm sau được thăng chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tướng. Sau ba tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị. Nhưng rồi bị ly gián, gièm pha, ông bèn từ chức và lại ra đi một lần nữa.
Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Có thể nói Khổng Tử là người thầy tư nhân chuyên thu nhận học trò đầu tiên trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. Trước thời ông, trường học hoàn toàn là của nhà nước. Khổng Tử sáng lập ra trường học tư, thu nhận nhiều đồ đệ, đưa giáo dục mở rộng cho bình dân, đem tri thức văn hóa truyền bá cho dân gian, có cống hiến thật to lớn đối với giáo dục thời cổ đại. Ông mất tháng 4 năm 479 TCN, thọ 73 tuổi.
Dạy học
Nội dung
Trong cuốn Luận Ngữ, Khổng Tử tự coi mình là một "người truyền đạt lại cái đã có mà không phát minh ra thứ gì khác". Ông rất nhấn mạnh trên tầm quan trọng của sự học, và chương mở đầu Luận Ngữ cũng đề cập tới việc học. Vì thế, ông được người Trung Quốc coi là vị Đại Sư. Thay vì tìm cách xây dựng một lý thuyết mang tính hệ thống về cuộc sống và xã hội, ông muốn các môn đồ của mình phải suy nghĩ sâu sắc cho chính mình và lặng lẽ nghiên cứu thế giới bên ngoài, chủ yếu thông qua các cuốn kinh cũ và qua các sự kiện quá khứ có liên quan (như Kinh Xuân Thu) hay những tình cảm của nhân dân trong quá khứ (như Kinh Thi).
Ở thời đại của sự phân chia, hỗn loạn và những cuộc chiến tranh không dứt giữa các nước chư hầu, ông muốn tái lập Thiên Mệnh để có thể thống nhất "thiên hạ" (天下, mọi thứ dưới gầm trời, ở đây nghĩa là Trung Quốc) và mang lại hòa bình, thịnh vượng cho nhân dân. Vì thế Khổng Tử thường được coi là người đã đề xướng chủ nghĩa bảo thủ, nhưng khi xem xét kỹ những đề xuất của ông ta thấy ông đã sử dụng (và có thể cố ý bóp méo) những định chế và lễ nghi trong quá khứ nhằm đặt ra một hệ thống chính trị mới của riêng mình. Ông mơ ước về sự khôi phục một vương quốc thống nhất mà những vị vua phải được lựa chọn xứng đáng theo đạo đức(như vua Nghiêu, vua Thuấn) chứ không phải theo dòng họ. Những người cai trị phải hành động vì nhân dân, và họ phải đạt tới mức hoàn thiện. Một vị vua như vậy có thể dùng đạo đức của mình giáo hóa nhân dân thay vì áp đặt mọi người bằng pháp luật và quy định. Ngược lại, một vị vua hoang dâm bạo ngược thì không còn tư cách ngồi trên ngai vàng, và người dân có quyền lật đổ vị vua đó.
Nhiều khía cạnh tư tưởng của Khổng Tử vẫn còn lưu truyền và phát huy đến tận ngày nay. Có được sự trường tồn đó, là ở tinh thần đam mê học hỏi và thái độ nghiêm túc đối với việc học của Khổng Tử. Ông nói: “Ta đi học là học cho ta, để gây cái phẩm giá của ta, chứ không phải là để khoe với người. Ta chỉ lo không làm được những việc đáng cho người ta biết, chứ không lo người ta không biết mình”. Theo Ông, đã không học thì thôi chứ đã học là phải “Học cho rộng, hỏi cho kỹ; nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng tỏ, làm cho hết sức. Có điều không học nhưng đã học điều gì thì phải học cho kỳ được. Có điều không hỏi, nhưng khi đã hỏi điều gì thì phải hỏi cho thật hiểu. Có điều không nghĩ nhưng đã nghĩ điều gì thì phải nghĩ cho ra. Có điều không phân biệt nhưng đã phân biệt điều gì thì phải phân biệt cho minh bạch. Có điều không làm nhưng đã làm điều gì thì phải cố hết sức mà làm cho bằng được… Nếu quả theo được đạo ấy thì tuy ngu mà cũng thành sáng, yếu đuối rồi cũng thành ra khoẻ mạnh”.
Khổng Tử cũng nhấn mạnh trên cái mà ông gọi là "Lễ và Nhạc", coi hai thứ đó là những trụ cột của sự cân bằng cho trật tự và sự hài hoà. Lễ là các yêu cầu và quy phạm trong việc đối nhân xử thế; còn Nhạc (âm nhạc, văn nghệ) là để thống nhất mọi con tim cùng chung vui, cũng là để giữ gìn đức hạnh. Ông nói thêm rằng lễ không chỉ là cúng tế, và âm nhạc không chỉ là âm thanh của dùi đánh vào chuông. Cả hai còn là cách truyền đạt giữa lòng nhân của một người và hoàn cảnh xã hội của anh ta; cả hai yếu tố đó đều tăng cường các mối quan hệ xã hội, như Ngũ Thường (năm mối quan hệ chủ yếu): quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu thê (vợ chồng), huynh đệ (anh em) và bằng hữu (bạn bè). Các trách nhiệm luôn được cân bằng, và nếu một thần dân phải tuân lệnh vua, thì thần dân cũng phải can ngăn khi nhà vua sai lầm.
Khổng Tử chú trọng vào sự tu dưỡng đạo đức cá nhân trước tiên, sau đó nuôi dưỡng gia đình, rồi mới đến cai trị thiên hạ bằng lòng nhân từ: "Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình Thiên hạ". Ông nhấn mạnh vào Ngũ thường: "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín". Nhân là lòng từ thiện, Nghĩa là làm tròn bổn phận, Lễ là sự tôn ti trật tự hay quy tắc trong việc đối nhân xử thế với người trên kẻ dưới, Trí là trí tuệ minh mẫn làm việc gì cũng phải suy nghĩ, Tín là lòng thành thực hiện điều đã nói. Người ta phải giữ năm đạo đó làm thường, chẳng nên để rối loạn.
Những bài giảng của Khổng Tử sau này được các môn đồ của ông hệ thống thành một bộ văn bản tỉ mỉ về những quy định và cách thức thực hiện nghi lễ. Nhiều thế kỷ sau khi ông đã qua đời, cả Mạnh Tử và Tuân Tử đều viết những cuốn sách quan trọng, và lúc ấy, một triết lý đã được tạo dựng đầy đủ, gọi là Khổng giáo. Sau hơn 1.500 năm, học giả Chu Hi đã diễn giải ý tưởng Khổng giáo theo một cách hoàn toàn mới, được gọi là Tân Khổng giáo, để phân biệt với những ý tưởng trong cuốn Luận Ngữ. Tân Khổng giáo đã có ảnh hưởng sâu rộng ở Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam và nhiều nước châu Á khác cho tới tận thế kỷ 20.
Tư Mã Thiên đã có lời bình về Khổng Tử: “Trong kinh “Thi” có câu nói như thế này: “Cái giống như núi cao khiến người ta chiêm ngưỡng, cái giống như đại Đạo khiến người ta tuân theo. Từ xưa tới nay trong thiên hạ, Quân Vương và người tài đức thì có cũng nhiều. Họ khi đang còn sống đều vinh hoa quý hiển, nhưng chết đi rồi thì chẳng còn lại chút gì. Khổng Tử là một người bình dân, nhưng những người đọc sách đều tôn ông làm thầy. Từ Thiên tử, Vương Hầu đến nhân dân cả nước, những ai nói về “Lục Nghệ” thì đều xem học thuyết ấy của Khổng Tử là chuẩn tắc cao nhất. Có thể nói Khổng Tử là một Thánh nhân chí cao vô thượng”.
Phương pháp giáo dục
Một trong những giáo lý sâu sắc nhất của Khổng Tử, một trong những điều khó hiểu nhất từ quan điểm phương Tây, có thể là việc ông sử dụng những câu chuyện cách ngôn chứ không giảng giải trực tiếp cách cư xử cho các môn đồ. Đạo đức của ông có thể được coi là một trong những kiểu đạo đức cao nhất. Cách dạy "gián tiếp" này được sử dụng rất nhiều trong các bài giảng của ông thông qua những lời ám chỉ, nói bóng gió, và thậm chí là sự lặp thừa. Điều này giải thích tại sao khi nghiên cứu cần đặt các bài giảng của ông vào đúng ngữ cảnh. Một ví dụ là câu chuyện sau:
Từ triều về nhà, nghe tin chuồng ngựa cháy, Khổng Tử nói, "Có ai bị thương không?" Ông không hề hỏi về Ngựa.
Luận Ngữ
Câu chuyện không dài, nhưng có tầm quan trọng rất lớn. Ở thời ông, một con ngựa có thể đắt gấp 10 lần một nô lệ. Khi không hỏi tới ngựa, Khổng Tử thể hiện sự quan tâm lớn nhất của mình: con người. Vì thế, theo nhiều nhà bình luận cả Đông và Tây, những bài giảng của Khổng Tử có thể được coi là một biến thể kiểu Trung Hoa của Chủ nghĩa nhân đạo.
Có lẽ bài giảng nổi tiếng nhất của ông là Quy tắc vàng:
Tử Cống hỏi: "Có một chữ nào có thể dẫn dắt hành xử trọn đời không?"
Thầy đáp: "Có lẽ là chữ Thứ (恕)chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác?
Thầy đáp: "Có lẽ là chữ Thứ (恕)chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác?
Luận Ngữ
(Điều mình không muốn đừng bắt người phải chịu thì gọi là Thứ 恕)
Để đào tạo ra những con người lý tưởng, Khổng Tử đã đề xuất một hệ thống phương pháp giáo dục khá chặt chẽ, với những kiến giải sâu sắc. Có thể nói với hệ thống phương pháp giáo dục này Khổng Tử xứng đáng là một nhà giáo dục lớn. Khổng Tử đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học rất độc đáo, có thể khái quát lại gồm:
Một là: Phương pháp đối thoại gợi mở, giảng dạy bằng cách trao đổi giữa thầy và trò, giữa người dạy và người học nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và khoa học, khả năng tư duy của người học. Ông nói: “Kẻ nào chẳng phấn phát lên để hiểu thông, thì ta chẳng giúp cho hiểu thông được. Kẻ nào chẳng ráng lên để tỏ ý kiến mình, thì ta chẳng khai phát cho được. Kẻ nào đã biết rõ một góc, nhưng chẳng chịu căn cứ vào đó để biết luôn ba góc kia, thì ta chẳng dạy kẻ ấy nữa.”
Hai là: Phương pháp kết hợp học đi đôi với hành, lời nói kết hợp với việc làm, là thực hành điều đã học và đem tri thức của mình vận dụng vào trong cuộc sống. Ông nói: “Người quân tử trước học văn chương (như Kinh Thi, Kinh Thư) đặng mở rộng trí thức của mình; kế đó, người nương theo lễ giáo mà kiềm giữ lấy nết mình; nhờ vậy mà khỏi trái đạo lý. - Quân tử bác học ư văn; ước chi dĩ lễ; diệc khả dĩ phất bạn hỹ phù”.
Ba là: Phương pháp “ôn cũ biết mới”, thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng và học tập. Ông thường nhắc rằng: “Người nào ôn lại những điều đã học, do nơi đó mà biết thêm những điều mới, người đó có thể làm thầy thiên hạ đó - Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hỹ”. Theo Khổng Tử, muốn tiến bộ người học phải luôn cố gắng nỗ lực, siêng năng trau dồi tri thức cho mình, phải luôn có thái độ cầu tiến, vượt lên. Người học nhất định phải có thái độ khách quan trong học tập, không được vị kỷ tư dục, võ đoán, cố chấp, tự phụ chủ quan - “vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã”.
Khổng Tử đã đưa ra hệ thống các phương pháp giáo dục, phát huy tính năng động, tích cực và sáng tạo của người học. Những phương pháp đó đến nay vẫn có ý nghĩa thiết thực, đem lại hiệu quả cao trong giáo dục.
Trong quá trình giáo dục, Khổng Tử nhấn mạnh: cả thầy và trò đều phải có nghĩa vụ to lớn với nhau. Trò phải tôn kính thầy, dẫu sau này có thành đạt, quyền cao chức trọng đến đâu chăng nữa cũng không được bỏ rơi lễ nghĩa, vẫn luôn phải cung kính thầy. Ngược lại, người thầy thì phải có tư cách mẫu mực để làm gương cho trò. Người thầy có can trực, đạo đức, như thế mới có thể đào tạo nên những học trò hữu ích cho đất nước. Trong Lịch sử Việt Nam có chuyện kể rằng: Phạm Sư Mạnh sau khi đỗ đạt, làm quan to ở triều, về thăm thầy là Chu Văn An. Dọc đường qua khu chợ đang họp, ông ra uy để lính thét dân phải dẹp đường. Biết chuyện, Chu Văn An giận Phạm Sư Mạnh làm quan mà tỏ ra hách dịch với dân, làm trái lời thày dạy, nên không cho gặp mặt. Dù đã là quan lớn triều đình, Phạm Sư Mạnh vẫn phải quỳ gối cả buổi trước cửa nhà thầy để xin tha lỗi, về sau cũng hành xử khiêm nhường không dám hách dịch nữa.
Tên gọi
Khi dịch sách Trung Quốc sang các ngôn ngữ phương Tây, các thầy tu dòng Tên đã dịch 孔夫子thành Confucius. Cách Latinh hóa tên Khổng Tử này từ đó đã được sử dụng rộng rãi ở các nước phương Tây.
Theo Latinh hoá:
Kǒng Fūzǐ (hay Kǒng fū zǐ) trong bính âm.
K'ung fu-tze trong Wade-Giles (hay, kém chính xác hơn, Kung fu-tze).
Fūzǐ (Phu Tử) có nghĩa là nhà giáo. Bởi vì theo văn hóa Trung Quốc việc gọi thầy bằng tên là bất kính, ông chỉ được gọi là "Thày Khổng", thậm chí cho tới tận ngày nay.
Từ 'fu' (Phu) không bắt buộc, vì thế ông cũng thường được gọi là Khổng Tử.
Tên thật của ông là 孔丘, Khổng Khâu. Khổng là một họ phổ biến ở Trung Quốc.
Tên hiệu của ông là 仲尼, Trọng Ni.
Năm thứ 1 sau Công Nguyên (năm đầu thời Nguyên Thuỷ Nhà Hán), ông được trao thụy hiệu đầu tiên: 褒成宣尼公, Bao Thành Tuyên Ni Công, có nghĩa "Ngài Ni (Khổng Tử) Công Đức Đáng Ca Ngợi."
Các thụy hiệu nổi tiếng nhất của ông là
至聖先師, Chí Thánh Tiên Sư, nghĩa "Bậc Thầy Đời Trước Đã Đạt Tới Bậc Thánh" (từ năm Gia Tĩnh thứ 9, Nhà Minh (năm 1530));
至聖, Chí Thánh, "Bậc Thánh";
先師, Tiên Sư, "Bậc Thầy Đầu Tiên".
Tại Đài Loan, ông cũng thường được gọi là 萬世師表, Vạn Thế Sư Biểu, "Bậc Thầy Của Muôn Đời".
Triết học
Dù Khổng giáo thường được người Trung Quốc tin theo như một tôn giáo, vẫn tồn tại những cuộc tranh luận về việc liệu đó có phải là một tôn giáo không, bởi Khổng giáo ít đề cập tới các vấn đề thần học hay duy linh (quỷ thần, kiếp sau, vân vân).
Các môn đồ Khổng Tử được chấp nhận chủ yếu bởi họ dựa trên nền tảng quan điểm phổ thông Trung Quốc. Khổng Tử đề cao mối quan hệ gia đình, thờ cúng tổ tiên, trẻ kính trọng già, vợ tôn trọng chồng, và gia đình là căn bản cho một chính phủ lý tưởng. Ông đã tuyên bố rõ nguyên tắc nổi tiếng, "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân" (cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác). Ông cũng luôn mơ về thời quá khứ, và thúc giục người Trung Quốc, đặc biệt là tầng lớp chính trị, tự đổi mới mình dựa trên những hình mẫu nhữugn vị vua hiền trong quá khứ.
Nói về triết học của đức Khổng Tử, có hai chủ thuyết là nhân sinh quan và vũ trụ quan. Nhân sinh quan có hai mặt là cơ xuất thế và cơ nhập thế. Cơ nhập thế là nói về mười lăm đức, con người phải có đạo đức, nếu không có đức con người có khác gì cầm thú. Còn về cơ xuất thế là tánh mạng song. Cụ thể trong Trung Thiên dịch, là cơ năng chuyển hóa từ hậu thiên trở về với Thiên tiên. Trong quẻ Bát Thuần Càn có câu, Càn đạo biến hóa các Chánh tánh mạng, bảo hiệp Thái hòa mải lợi trinh... Con người có tánh, tức là có tâm hồn là thần trí của ta nó là thể vô hình. còn mạng ta, tức là hình thể xác thân là khí huyết. Bên Đạo Giáo gọi là Thần Khí, bên Phật giáogọi là Tâm tức.
Về vũ trụ quan, tư tưởng của Ngài là thể hiện bằng tám quẻ: Càn là Trời, Khôn là Đất, Ly là mặt Nhật, Khảm là mặt Nguyệt... Như vậy tư tưởng triết lý của Ngài rất siêu nhiên.
Tư Mã Thiên đã đánh giá Khổng Tử như sau: “Trong thiên hạ các vua chúa và người tài giỏi rất nhiều, khi sống thì vinh hiển, nhưng lúc chết là hết. Khổng Tử là một người áo vải thế mà truyền hơn mười đời, các học giả đều tôn làm thầy, từ thiên tử tới vương hầu ở Trung Quốc hễ nói đến lục nghệ đều lấy Khổng Tử làm tiêu chuẩn. Có thể gọi là bậc Chí Thánh vậy”.
Đạo đức
Lý thuyết đạo đức của Khổng tử dựa trên ba quan niệm chính:
Khi Khổng tử trưởng thành, lễ được xem là ba khía cạnh sau trong cuộc đời: hiến tế cho thần thánh, thiết chế chính trị và xã hội, và hành vi hàng ngày. Lễ được xem là quy phạm đạo đức và hành vi mà Thiên thượng (Trời) chế định cho con người, lấy đó mà biết việc nào nên làm, việc nào không nên làm.
Đối với Khổng tử, Nghĩa (義 [义]) là nguồn gốc của Lễ. Nghĩa chính là cách hành xử đúng đắn. Trong khi làm việc vì lễ, vị kỷ cá nhân chưa hẳn đã là xấu và người cư xử theo lễ một cách đúng đắn là người mà cả cuộc đời dựa trên trí. Tức là thay vì theo đuổi quyền lợi của cá nhân mình, người đó cần phải làm những gì là hợp lẽ và đạo đức. Trí là làm đúng việc vì một lý do đúng đắn. Nghĩa dựa trên quan hệ qua lại. Một ví dụ sống theo Nghĩa là tại sao phải để tang cha mẹ ba năm sau khi chết. Lý do là vì cha mẹ đã phải nuôi dưỡng chăm sóc đưa trẻ toàn bộ trong suốt ba năm đầu đời, và là người có trí phải đền đáp lại bằng cách để tang ba năm.
Cũng như Lễ xuất phát từ Nghĩa, thì Nghĩa cũng xuất phát từ Nhân (仁). Nhân là cách cư xử tốt với mọi người. Nhân là trung tâm của các đức tính: tình cảm chân thật, ngay thẳng; hết lòng vì nghĩa; nghiêm trang, tề chỉnh; rộng lượng, khoan dung và siêng năng cần mẫn. Người có đức Nhân chỉ hành động vì nhân nghĩa, đối lập với kẻ bất nhân chỉ hành động vì lợi.
Hệ thống đạo đức của Khổng Tử dựa trên lòng vị tha và hiểu những người khác thay vì là việc cai trị dựa trên luật pháp có được như một quyền lực thần thánh. Để sống mà được cai trị bằng Nhân thì thậm chí còn tốt hơn là sống trong luật pháp của Nghĩa. Để sống có nhân thì ta theo nguyên tắc vàng của Khổng tử: ông đã tranh luận rằng người ta phải luôn đối xử với người khác đúng như những gì họ muốn người khác đối xử với họ. Đức hạnh theo Khổng tử là dựa trên việc sống hài hòa với mọi người.
Khổng Tử nói: “Muốn nhân mà không muốn học thì bị cái che mờ là ngu, muốn trí mà không muốn học thì bị cái che mờ là cao kỳ, muốn tín mà không muốn học thì bị cái che mờ là hại nghĩa, muốn trực mà không muốn học thì bị cái che mờ là ngang ngạnh, muốn dũng mà không muốn học thì bị cái che mờ là loạn, muốn cương mà không muốn học thì bị cái che mờ là táo bạo khinh suất”.
Ông áp dụng nguyên tắc trên như sau: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Cái gì mà ta không muốn thì đừng làm cho người khác"
Dựa theo mức độ tu dưỡng đạo đức, Khổng Tử chia loài người thành ba hạng:
Thánh nhân: Bậc hiền giả, người thể hiện và chuyển giao chân lý minh triết
Quân tử: Người cao nhã, kẻ phấn đấu để làm điều chân chính.
Tiểu nhân: Kẻ “hèn mọn”, hành động không màng tới đạo đức.
Khổng Tử nói: "Người quân tử sợ ba điều: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời nói của thánh nhân. Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời, nên không sợ, mà còn khinh nhờn bậc đại nhân, giễu cợt lời nói của thánh nhân. Người quân tử ung dung mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà không ung dung”.
Chính trị
Tư tưởng chính trị Khổng Tử dựa trên tư tưởng đạo đức của ông. Ông cho rằng chính phủ tốt nhất là chính phủ cai trị bằng "Lễ nghĩa"và đạo đức tự nhiên của con người, chứ không phải bằng vũ lực và mua chuộc. Ông đã giải thích điều đó tại một trong những đoạn quan trọng nhất ở cuốn Luận Ngữ: "Dùng mệnh lệnh, pháp luật để dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vây tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng." (Tứ Thư - Luận Ngữ, NXB Quân đội Nhân dân 2003) Sự "biết sỉ nhục" là sự mở rộng của trách nhiệm, nơi mà hành động trừng phạt đi trước hành động xấu xa, chứ không phải đi sau nó như trong hình thức luật pháp của Pháp gia.
Trong khi ủng hộ ý tưởng về một vị Hoàng đế đầy quyền lực, nguyên nhân là vì tình trạng hỗn loạn ở Trung Quốc thời Xuân Thu, các triết lý của Khổng Tử chứa đựng một số yếu tố hạn chế sự lạm quyền của những nhà cai trị. Ông cho rằng lời lẽ phải luôn ngay thật; vì thế tính trung thực có tầm quan trọng hàng đầu. Thậm chí trên nét mặt, phải luôn thể hiện sự trung thực.
Khi bàn luận về mối quan hệ giữa thần dân và nhà vua (hay giữa con và cha), ông nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự tôn trọng của người dưới với người trên. Điều này không có nghĩa là người dưới phải răm rắp tuân theo mọi mệnh lệnh từ người trên như nhiều người hiện nay suy diễn sai. Mà ngược lại, người dưới phài đưa ra lời khuyên cho người trên nếu người trên có hành động sai lầm. Tư tưởng này được học trò của ông là Mạnh Tử phát triển thêm khi nói rằng nếu vua không ra vua, ông ta sẽ mất Thiên mệnh và sẽ phải bị lật đổ. Vì thế hành động giết bạo chúa là đúng đắn bởi vì kẻ bạo chúa giống một tên trộm hơn là một vị vua.
Danh ngôn
Môn đồ
Môn đồ và là người cháu duy nhất của ông, Tử Tư, tiếp tục duy trì trường phái triết học Khổng Tử sau khi ông qua đời. Trong khi vẫn dựa chủ yếu vào hệ thống đức trị của Khổng Tử, hai trong số những môn đồ nổi tiếng nhất của ông nhấn mạnh trên những khía cạnh khác biệt trong giáo lý của ông. Mạnh Tử tin vào tính thiện vốn có của con người, trong khi Tuân Tử đề cao sự thực tế và những khía cạnh vật chất trong tư tưởng Khổng Tử.
Ở thời Nhà Tống, học giả Chu Hi đã thêm các ý tưởng từ Đạo giáo và Phật giáo vào Khổng giáo. Trong suốt cuộc đời mình, Chu Hi không được mọi người biết tới, nhưng không lâu sau khi ông mất, những ý tưởng đó trở thành một quan điểm chính thống mới về những ý nghĩa thực sự của tư tưởng Khổng Tử. Các nhà sử học hiện đại coi Chu Hi là người đã tạo ra một thứ gì đó khác biệt và gọi tư tưởng của ông là Tân Khổng giáo. Ở thời hiện đại, vẫn có một số học giả nho giáo (xem Tân Khổng giáo) nhưng trong thời Cách mạng Văn hoá, Khổng giáo thường bị những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lên án.
Quê hương
Ngay sau khi Khổng Tử mất, Khúc Phụ (曲阜) quê hương ông đã trở thành nơi hành hương bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ ông. Hiện đây vẫn là một địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng, nhiều người Trung Quốc thường xuyên viếng thăm mộ và những ngôi đền xung quanh. Tại Trung Quốc, có nhiều ngôi đền nơi Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo cùng hiện diện. Cũng có nhiều ngôi đền thờ riêng Khổng Tử, chúng thường là nơi tổ chức những buổi lễ tưởng nhớ ông.
Hậu duệ
Con cháu Khổng Tử luôn được các vị vua chúa các triều đại phong kiến sau này kính trọng và được phong tước quý tộc cũng như giữ một số chức vụ quan lại triều đình. Đầu tiên, hoàng đế Hán Cao tổ đã phong cho cháu đời thứ 9 của Khổng Tử là Khổng Đằng chức “Phụng Tự quân”, trông coi việc tế giỗ Khổng Tử. Đến đời Hán Nguyên đế đã phong cho Khổng Bá, cháu đời thứ 13 tước “Bao Thành hầu”. Họ Khổng được phong tước Hầu cả thảy 35 lần kể từ thời nhà Hán. Đến đời Đường, hoàng đế Đường Huyền Tông đã phong tước "Văn Tuyên công" cho Khổng Chi, cháu đời thứ 35. Đến năm 1055, hoàng đế Tống Chân Tông cải phong thành tước "Diễn Thánh công" (衍聖公 - Yǎnshèng gōng) cho Khổng Thánh Hữu, cháu đời thứ 46. Tính tổng cộng, họ Khổng tiếp tục được gia phong tước Công42 lần từ đời Nhà Đường tới thời Nhà Thanh. Dù trong lịch sử Trung Quốc luôn xảy ra những cuộc thay đổi triều đại, danh hiệu Diễn Thánh công luôn được trao cho các thế hệ con cháu của Khổng Tử. Người cuối cùng được phong tước hiệu này là Khổng Đức Thành (1919-2008), cháu đời thứ 77 của Khổng Tử. Mãi cho đến năm 1935, chính phủ Trung Hoa Dân quốc bãi bỏ tước vị này, nhưng vẫn chỉ định ông Khổng Đức Thành làm người trông coi việc cúng giỗ Khổng Tử.
Trải qua nhiều thời đại, các thành viên họ Khổng thường có quan hệ hôn nhân với một số gia đình Nho giáo có ảnh hưởng ở Trung Quốc. Một vị anh hùng dân tộc thời Nhà Tống là Văn Thiên Tường cũng có mối quan hệ thông gia với gia tộc họ Khổng. Hoàng đế Càn Long đã cưới một người cháu gái của Khổng Hiến Bồi, cháu đời thứ 72 của Khổng Tử, khiến họ Ái Tân Giác La và họ Khổng có quan hệ với nhau. Một người cháu khác là Khổng Tường Hy, cháu đời thứ 75, từng giữ chức Viện trưởng Hành chính, kiêm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ Tưởng Giới Thạch, lập gia đình với Tống Ái Linh, trở thành anh em cột chèo với cả 2 vị tổng thống của Trung Hoa Dân quốc là Tôn Trung Sơn và Tưởng Giới Thạch.
Ngày nay có hơn năm mươi vạn người họ Khổng sinh sống ở Khúc Phụ đều nhận là con cháu của Khổng Tử. Như nghìn năm trước, hậu duệ của Khổng Tử vẫn tiếp tục gìn giữ việc tế tự tại Khổng Phủ
Dòng dõi chính của ông đã chạy từ quê hương Khúc Phụ tới Đài Loan trong thời Nội chiến Trung Quốc. Người trưởng tộc là Khổng Đức Thành, một giáo sư tại Đại học Quốc lập Đài Loan. Ông từng phục vụ cho chính phủ Trung Hoa Dân quốc với tư cách Chủ tịchKhảo thí viện. Ông cưới Tôn Kỳ Phương, chắt của một vị học giả, quan chức nhà Thanh và cũng là chủ tịch đầu tiên của Đại học Bắc Kinh Tôn Gia Nại, gia đình ông này đã lập ra tổ hợp kinh doanh đầu tiên ở Trung Quốc hiện đại ngày nay, gồm nhà máy bột mì lớn nhất Châu Á, Công ty Bột mì Fou Foong. Con trai trưởng của ông là Khổng Duy Ích, cháu đời thứ 78 của Khổng Tử đã qua đời vào năm 1989. Cháu nội của ông, Khổng Thụy Trường, sinh năm 1975, là cháu đời thứ 79. Năm 2008, Khổng Đức Thành qua đời ở tuổi 90, nhưng cũng đã kịp chứng kiến sự ra đời của người cháu đời thứ 80 của Khổng Tử, Khổng Hựu Nhân, được sinh hạ vào ngày 1 tháng 1 năm 2006 tại Đài Bắc. Hiện tại, ông Khổng Thụy Trường giữ chức vụ danh dự “Đại thành chí thánh tiên sư phụng tự quan” (大成至圣先师奉祀官) của chính phủ Đài Loan, chịu trách nhiệm tế tự cho Khổng Tử.
Trước sự quan tâm lớn về dòng dõi của Khổng Tử, một dự án được tiến hành ở Trung Quốc để kiểm tra ADN của các thành viên gia đình đã được biết. Theo đó, cho phép các nhà khoa học xác định nhiễm sắc thể Y chung của các thế hệ con cháu theo dòng nam của Khổng Tử. Nếu thế hệ con cháu được tiếp nối liên tục, cha truyền cho con, những thành viên nam của gia đình sẽ có các nhiễm sắc thể Y giống nhau với đột biến nhỏ xảy ra theo thời gian. Tuy nhiên, năm 2009, những thành viên gia đình đã quyết định không tiến hành kiểm tra ADN.[11] Bryan Sykes, giáo sư di truyền học của Đại học Oxford, giải thích quyết định này: "Dòng dõi gia đình Khổng Tử có một dấu ấn văn hóa quan trọng... Đây không chỉ là vấn đề về mặt khoa học. Cuộc kiểm tra ADN dự định bổ sung những thành viên mới vào dòng dõi gia đình Khổng Tử, mà những bản gia phả đã thiếu sót vì những biến động trong thế kỷ 20.
Cũng cần lưu ý rằng những nhánh con cháu được biết hiện nay nhờ sử liệu được ghi chép. Sử dụng những mô hình toán học, khá dễ dàng để nhận ra rằng những những người sống hiện tại có nhiều tổ tiên hơn là theo quan điểm thông thường, do đó có thể còn có nhiều người hơn nữa là con cháu của Khổng Tử.
ĐỌC NHIỀU
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò ...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11,1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi h...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
SOCRATES – NHÀ THÔNG THÁI VĨ ĐẠI Socrates ( 470 – 399 TCN ) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong ...
-
Bác sĩ Nguyễn Duy Cương đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cá nhân và k...
DANH MỤC
- A
- ABRAHAM LINCOLN
- ANH HÙNG
- ARTHUR ASHE
- B
- BÁC SĨ
- BÀI CA
- BENJAMIN SPOCK
- C
- CA SĨ
- CẦU THỦ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHIẾN LƯỢC GIA
- CHÍNH KHÁCH
- CHÍNH TRỊ
- CHÍNH TRỊ GIA
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CỐ VẤN
- CÔNG CHÚA
- CÔNG GIÁO
- D
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN PHILIPPINES
- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
- DANH NHÂN VẦN
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH NHÂN VIỆT NAM
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄM XƯA
- DIỄN GIẢ
- DIỄN VĂN
- DIỄN VIÊN
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- DONALD TRUMP
- ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
- ĐẠI THI HÀO
- ĐẠI TƯỚNG
- ĐẤT NƯỚC
- G
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIÁM MỤC
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SĨ
- GIÁO SƯ
- GỐC BALTIC
- GỐC DO THÁI
- GỐC PHÁP
- GỐC PHI
- Günter Wilhelm Grass
- H
- HIỀN GIẢ
- HIỀN TÀI
- HIỆN TẠI
- HOA KỲ
- HỌA SĨ
- HOÀNG ĐẾ
- HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
- HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
- HOÀNG TỬ
- I
- J.K ROWLING
- KHOA HỌC
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
- KINH TẾ
- KINH TẾ GIA
- KỸ SƯ
- L
- LÃNH TỤ
- LIÊN BANG XÔ VIẾT
- LINH MỤC CÔNG GIÁO
- LUẬN VỀ DANH NGÔN
- LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
- LUẬT SƯ
- LƯƠNG THẾ VINH
- M
- MARTIN LUTHER
- MARTIN LUTHER KING
- MỤC SƯ
- N
- NAPOLEON HILL
- NGÂN HÀNG
- NGHỆ NHÂN
- NGHỆ SĨ
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- NGUYÊN KHÍ
- NGUYỄN TRÃI
- NGƯỜI ANH
- NGƯỜI ÁO
- NGƯỜI BỈ
- NGƯỜI CUBA
- NGƯỜI DO THÁI
- NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
- NGƯỜI ĐAN MẠCH
- NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
- NGƯỜI ĐỨC
- NGƯỜI HINDU
- NGƯỜI IRELAND
- NGƯỜI ISRAEL
- NGƯỜI MẪU
- NGƯỜI MỸ
- NGƯỜI MÝ
- NGƯỜI NGA
- NGƯỜI NHẬT
- NGƯỜI PHÁP
- NGƯỜI PHÁT MINH
- NGƯỜI SCOTLAND
- NGƯỜI TRUNG QUỐC
- NGƯỜI VIỆ
- NGƯỜI VIỆT
- NGƯỜI VIỆT NAM
- NGƯỜI Ý
- NHÀ BÁC HỌC
- NHÀ BÁO
- NHÀ CHẾ TẠO
- NHÀ CỐ VẤN
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
- NHÀ GIÁO
- NHÀ HÓA HỌC
- NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
- NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ PHÁT MINH
- NHÀ PHỤC HƯNG
- NHÀ QUÂN SỰ
- NHÀ SÁNG CHẾ
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SINH VẬT HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ SỬ HỌC
- NHÀ TẠO MẪU
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THIÊN VĂN HỌC
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ TỪ THIỆN
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VĂN VIỆT NAM
- NHÀ VẬT LÝ
- NHÀ VẬT LÝ HỌC
- NHÀ VIẾT KỊCH
- NHÀ VIRUS HỌC
- NHÀ XÃ HỘI HỌC
- NHẠC CÔNG
- NHẠC SI
- NHẠC SĨ
- NHẠC SĨ TÂN NHẠC
- NHẦ VẬT LÝ
- NHÂN KHẨU HỌC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
- NHẬT BẢN
- NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHIẾP ẢNH GIA
- NỮ THỐNG THỐNG
- OPRAH WINFREY
- ÔNG CHỦ
- P
- PHI HÀNH GIA
- PHILIPPINES
- PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
- PHƯƠNG TRÌNH
- PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
- PLATON
- S
- SÁCH HAY
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- T
- TÁC GIA
- TÁC GIẢ
- TÀI CHÍNH
- THÁI LAN
- THÀNH LỘC
- THÂN NHÂN TRUNG
- THẦY THUỐC
- THI HÀO
- THI SĨ
- THƠ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
- TK - NGHIỆM
- TỔNG BÍ THƯ
- TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TỔNG THỐNG
- Tổng thống Mỹ
- TRIẾT GIA
- TRỊNH CÔNG SƠN
- TRUNG QUỐC
- TỰ VẤN
- TỶ PHÚ
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VĂN SĨ
- VẬT LÝ
- VẬT LÝ LÝ THUYẾT
- VỆT NAM
- VIỆT KIỀU
- VIỆT NAM
- VÕ TƯỚNG
- VOLTAIRE
- VỘI VÀNG
- Vua
- XUÂN DIỆU
- XUÂN QUỲNH
- XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
BÀI VIẾT
-
▼
2024
(44)
-
▼
tháng 11
(9)
- Võ Văn Kiệt - Chính trị gia người Việt Nam (1922–2...
- Joe Biden - Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ (2021– 20...
- Trần Việt Quân - Người lan tỏa ước mơ về một cộng ...
- Donald Trump - Doanh nhân, tỷ phú, chính trị gia n...
- Nguyên Hồng - Nhà văn người Việt Nam
- Duy Quang - ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Việt Nam
- Thành Lộc - Diễn viên Việt Nam
- Fritz Hofmann - Nhà hóa học Người Đức
- Tim Cook - Doanh nhân người Mỹ - Hiện là Tổng Giám...
-
▼
tháng 11
(9)
Copyright ©
THẾ GIỚI DANH NHÂN | Bản quyền thuộc về DANH NHÂN VĂN HÓA - HOÀNG GIA
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia