27 tháng 3 2012
Đặng Thành Tâm (sinh 1964)
kỹ sư Hàng Hải (đại học Hàng Hải, Hải Phòng), từng công tác tại công ty vận tải
biển Sài Gòn (1988-1996). Ông học thêm hai ngành luật, quản trị kinh doanh và
có bằng cử nhân luật, cử nhân quản trị kinh doanh, diplomat kinh tế của
trường Henley Management, Anh Quốc.
Đặng Thành Tâm sinh năm 1964 tại thành phố Hải Phòng,
có cha là người miền Nam tập kết ra Bắc, còn mẹ là người Hải Phòng. Năm 1976, sau
khi thống nhất đất nước, Đặng Thành Tâm theo gia đình vào thành phố Hồ Chí
Minh. Đến năm 1982, Đặng Thành Tâm trở lại quê mẹ ở Hải Phòng để theo học Đại
học Hàng hải Việt Nam.
Ông là một doanh nhân Việt Nam, được xếp hạng là người giàu nhất ở
Việt Nam năm 2007 và thứ ba Việt Nam năm
2008, 2009 và 2010 dựa trên giá trị cổ phiếu sở hữu. Ông là
chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốccủa các công
ty đã niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán Việt Nam: Công
ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, Công ty
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn.
Năm 2007, sau khi Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc và
Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo niêm yết, ông Tâm đã nhanh chóng leo lên
vị trí người giàu nhất Việt Nam. Năm 2008, thêm một thành viên của Tập đoàn đầu
tư Sài Gòn (Saigon Investment Group) lên sàn, đó là Công ty Công nghệ Viễn
thông Sài Gòn (mã chứng khoán SGT), Đặng Thành Tâm có dịp công khai thêm nhiều
cổ phiếu mà ông đang sở hữu. Tuy nhiên do thị trường tuột dốc, khối lượng cổ
phiếu khổng lồ của ông Tâm (45 triệu KBC, 7,4 triệu ITA và 13,86 triệu SGT) chỉ
còn có giá trị tương đương 3.280 tỷ đồng. Giá trị tài sản giảm gần một nửa so
với năm 2007, nên ông Tâm phải nhường vị trí số 1 cho Bầu Đức, và lui về
hàng thứ 3. Ông nói lưu loát tiếng anh.
Ngoài công việc kinh doanh, ông Đặng Thành Tâm còn là Đại
biểu HĐND Huyện Bình Chánh Khóa VIII, và là Đại biểu Quốc hội khóa XIII nhiệm
kỳ 2011-2016. Ông là
doanh nhân ngoài quốc doanh đầu tiên nhận Huân chương Lao động hạng nhất của
Chủ tịch nước. Ông
còn được tặng thưởng: Huân chương Lao động hạng nhì và hạng ba của Chủ tịch
nước; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành
phố; Bằng khen của Nhật hoàng; và nhiều bằng khen, giấy khen khác.
Không chỉ tham gia điều hành kinh doanh, ông Đặng Thành
Tâm tham dự tích cực vào hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2006, ông là
thành viên hội đồng tư vấn kinh doanh APEC, thành viên tư vấn cao cấp chương
trình hỗ trợ kỹ thuật hậu WTO của Chính phủ Việt Nam, chủ tịch diễn đàn doanh
nghiệp Việt – Nhật. Năm 2009, ông là chủ tịch câu lạc bộ CEO Việt Nam, chủ tịch
câu lạc bộ Sao vàng Đất Việt. Từ năm 2010, ông là ủy viên ban chấp hành Phòng
thương mại và công nghiệp Việt Nam. Năm 2011, ông là thành viên tư vấn Diễn đàn
kinh tế thế giới (WEF). Ông rất chú trọng đến việc phát triển giáo dục và thể
thao. Từ năm 2009, ông là phó chủ tịch liên đoàn Vovinam Việt
Nam và Liên đoàn Vovinam quốc tế. Năm 2011, ông là chủ tịch hội đồng quản trị
trường đại học dân lập Hùng Vương. Ông đưa ra mô hình đại học không vụ lợi, với
mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực chất
lượng cho công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế.
(Nguồn Wikipedia)
22 tháng 3 2012
ĐOÀN NGUYÊN ĐỨC - Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai - doannguyenduc. net
Đoàn Nguyên Đức có biệt danh là Bầu Đức (sinh 1962), quê
quán tại xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông là người Việt nổi tiếng
như là một "ông bầu" trong làng bóng đá và là một doanh nhân thành
đạt qua thương hiệu nổi tiếng Hoàng Anh - Gia Lai.
Sự nghiệp
Đức khởi nghiệp bằng việc trực tiếp điều hành một phân
xưởng mộc nhỏ, chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại xã. Sau đó, ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất
hàng nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác.
Từ năm 1990, doanh nghiệp của ông phát triển, ông trở
thành chủ của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - một tập đoàn tư nhân hoạt động trong
nhiều lĩnh vực: trồng và chế biến gỗ, trồng và chế biến mủ cao su, sản xuất đá
granit.
Bầu Đức nổi tiếng là người đam mê bóng đá. Từ năm 2001,
Bầu Đức đã bỏ ra mỗi năm hơn 10 tỷ đồng đầu tư cho bóng đá. Nhờ đó đội bóng Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai từ chỗ hạng
nhất trở thành đội bóng đá 2 lần vô địch V-League và là một trong những đội dẫn đầu bóng đá chuyên nghiệp
Việt Nam. Chỉ vài ba năm sau, thương hiệu Hoàng Anh Gia Lai trở nên nổi tiếng
trong và ngoài nước. Tập đoàn của ông đã mở rộng địa bàn ra các tỉnh trong cả nước
và bổ sung ngành nghề kinh doanh mới là du lịch, địa ốc…
Ông Đoàn Nguyên Đức được xem là một trong số những ông
bầu cách mạng của bóng đá Việt Nam. Ông Đức cùng với các ông bầu Võ Quốc Thắng,
Nguyễn Đức Kiên đã vạch ý tưởng và thành lập Công ty Cổ phần bóng đá chuyên
nghiệp Việt Nam.
Ông là người giàu nhất trên sàn chứng khoán năm 2008
Thông tin thêm
Ông được xem là người Việt Nam đầu tiên có máy bay riêng,
nhưng có ý kiến cho rằng, Công tử Bạc Liêu cách đây gần 1 thế kỷ cũng đã có máy
bay. Xung quanh chuyện mua máy bay
riêng, ông nói: "Tôi mua hoàn toàn bằng tiền cá nhân và trước hết xuất
phát từ nhu cầu làm ăn, kinh doanh chứ chẳng dại gì mà bỏ ra tới 7 triệu USD để
chơi ngông". Ông cũng tuyên bố: "chuyện mua Arsenal là có thể đấy
nhé, với khả năng của tôi."
Ông đã mời đại tá anh hùng không quân về hưu Nguyễn Thành
Trung về lái máy bay riêng cho mình.
Với bóng đá, ông đã mua chân sút số một Đông Nam Á (Kiatisak)
và trả lương đến 15.000 USD một tháng vào năm 2002.
Tính đến thời điểm 20/11/2010 tổng vốn hóa thị trường của
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đạt 22524.09 tỷ đồng. Tại thời điểm này, chủ tịch
HĐQT Đoàn Nguyên Đức nắm giữ 50.1% cổ phần, tương đương khoảng 146 triệu cổ phiếu,
tài sản mà Bầu Đức đang có vào khoảng 11.000 tỷ đồng cổ phiếu (11/2010).
Vào thời đỉnh cao của thị trường chứng khoán Việt Nam,
trên thị trường OTC tài sản của Đoàn Nguyên Đức lên đến hơn 15000 tỷ đồng.
Có ý kiến rằng không như các doanh nhân khác tại VN, Ông
Đức chưa bao giờ tham gia công tác từ thiện hay hỗ trợ bảo vệ môi trường, dù
HA-GL đã khai thác rất nhiều gỗ tại VN ,Lào.
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
HAGL group của ông Đoàn Nguyên Đức là một tập đoàn đa
quốc gia với nhiều lĩnh vực kinh doanh như khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện,
địa ốc và bóng đá. Với những chiến lươc dài hạn trong kinh doanh và phát triển của
mình thì tập đoàn của ông sẽ còn phát triển trong tương lai với tầm quốc tế.
Ông là người được bầu là một trong số những doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam
Á. Ngoài ra, Ông còn là người rất nổi tiếng trong lĩnh vực bóng đá và có nhiều
đóng góp cho bóng đá Việt Nam. Tiền thân của công ty Hoàng Anh Gia Lai là xí
nghiệp tư doanh Hoàng Anh Pleiku do ông Đoàn Nguyên Đức sáng lập năm 1993 và
được chuyển đổi thành Công Ty Cổ Phần Hoàng Anh Gia Lai năm 2006. Công ty chính
thức niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE năm 2008 với mã chứng khoáng là HAG.
(Nguồn Wikipedia)
Để biết thêm chi tiết vui lòng tham khảo Website cá nhân Đoàn Nguyên Đức:
http://www.doannguyenduc.net
TRƯƠNG GIA BÌNH - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT
Trương Gia Bình (1956-) là một doanh nhân Việt
Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT.
Ngoài ra ông còn là phó giáo sư (1991), tiến sĩ (1982), trưởng khoa Quản trị
kinh doanh của Đại học Quốc gia Hà Nội, chủ tịch hội đồng quản trị Đại học FPT,
chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng các nhà
doanh nghiệp Trẻ Việt Nam (1998-2005).
Tiểu sử
Sinh năm 1956, học sinh chuyên toán Chu Văn An Hà Nội.
Tốt nghiệp khoa Toán cơ, Đại học Tổng hợp Moscow năm 1979. Bảo vệ thành công
luận án PTS tại Đại học Tổng hợp Moscow năm 1983. Được nhà nước phong tặng danh
hiệu Phó giáo sư năm 1990. Hiện là Chủ tịch HĐQT của FPT.
Trương Gia Bình cùng nhiều nhà khoa học và kỹ sư khác,
trong đó có tiến sỹ Nguyễn Thành Nam là người đã sáng lập nên tập đoàn FPT.
Đời tư
Ông Trương Gia Bình là người Hà Nội, con trai của bác sĩ
Trương Gia Thọ. Nhà ông ban đầu ở 91 Thợ Nhuộm,
Hà Nội. Ông sống ở Hà Nội từ năm 2 tuổi. Ông Trương Gia Bình từng là con rể của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi kết hôn với bà Võ Hạnh Phúc và có một cô con gái
với người vợ này.
Sau khi li dị với bà Phúc, ông Bình đã kết hôn với người
vợ thứ hai là Nguyễn Tuyết Mai (Hiện là chủ tịch công ty du lịch Vidotour).
(Nguồn
Wikipedia)
LÝ QUÝ TRUNG - Ông chủ của Tập đoàn Nam An, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bình Minh Toàn Cầu
Sinh năm 1966 tại Sài Gòn. Là thành viên sáng lập
kiêm giám đốc điều hành tập đoàn An Nam Group chuyên kinh doanh lãnh vực nhà
hàng Việt Nam cao cấp, trong đó có chuỗi cửa hàng Phở 24 với 20 cửa hàng có mặt
tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang và Jakarta
- Indonesia. Phở 24 có kế hoạch tiếp tục nhân rộng mô hình kinh doanh và thương
hiệu của mình thông qua hình thức liên doanh và bán franchise ra khắp các tỉnh
thành tại Việt Nam
cũng như quốc tế. Năm 2004, thông qua giải thưởng The Guide Awards, thương hiệu
phở 24 được các tạp chí Vietnam Economic Times, Thời báo kinh tế Việt Nam và Tư
vấn tiêu dùng bình chọn là: "Địa điểm phở đáng tin cậy nhất Việt
Nam".
Trước khi tham gia sáng lập tập đoàn Nam An Group vào
năm 2000, đã từng làm Tổng giám đốc khách sạn liên doanh Saigon Star hơn 5 năm
và Phó tổng giám đốc công ty liên doanh Tecaword hơn 1 năm. Từ năm 2000 đến
nay, từng tham gia giảng dạy tại các trường Đại học dân lập Văn Lang, đại học Kinh
tế thành phố Hồ Chí Minh, và gần đây nhất là trường đại học quốc tế RMIT (khoá
học cao học quản trị kinh doanh MBA)
Được mời thuyết trình về đề tài franchise tại nhiều
diễn đàn, hội thảo và triển lãm quốc tế. Là tác giả quyển sách đầu tiên của Việt
Nam
viết về franchise mang tựa đề franchise - Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng
quyền kinh doanh. Quyển sách này được Nhà xuất bản Trẻ xuất bản vào tháng
8-2005 và tái bản lần 1 vào tháng 9-2005 và tái bản lần 2 vào tháng 2-2006.
Tốt nghiệp cử nhân ngành quản trị nhà hàng và khách sạn
tại trường đại học Western Sydney (NSW - Úc) năm 1993, sau đó học tiếp để lấy bằng
thạc sĩ du lịch tại trường Đại học Griffith (Queensland - Úc) năm 1994. Năm 2003
lấy học vị tiến sĩ của trường đại học Kennedy Western (California - Mỹ) chuyên khoa quản trị kinh
doanh.
2002: Chủ tịch toàn quốc hội Cựu du học sinh Úc tại
Việt Nam
2003: Tổng thư ký hội Hữu Nghị Việt - Úc tại Thành phố
Hồ Chí Minh
2004: Ủy viên Quỹ Hoà Bình và Phát triển thành phố Hồ
Chí Minh. Nhận giải thưởng Cán bộ xuất sắc Á - Úc (Australia Asia Executive
Award) do Chính phủ liên bang Úc trao năm 2004
2005: Nhận bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh và Liên hiệp các tổ chức Hội hữu nghị Thành phố Hồ Chí
Minh do đã có nhiều đóng góp tích cực trong hoạt động ngoại giao nhân dân năm
2004.
Nhận kỷ niệm chương "Doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu
2005"
Muốn biết thêm thông thi chi tiết. Vui lòng truy cập Website:
http://www.lyquytrung.com 18 tháng 3 2012
ĐÀO HỒNG TUYỂN - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tuần Châu
Đào Hồng Tuyển (sinh năm 1954)
là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Tuần Châu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội
Cựu chiến binh Đoàn tầu Không số Việt Nam. Ông được nổi tiếng bởi sự giàu có
với vai trò "chúa đảo" Tuần Châu tại Quảng Ninh.
Tiểu sử
Đào
Hồng Tuyển sinh ra và lớn lên trên đất Quảng Yên - nhưng lại lập nghiệp ở TP.
Hồ Chí Minh sau ngày Giải phóng.
Năm 1969, khi mới 15 tuổi, Đào Hồng Tuyển gia nhập Đoàn tàu Không số hoạt động dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.
Năm 1979, tham gia quân tình nguyện chiến đấu ở chiến trường Campuchia ở độ tuổi 25.
Sau khi xuất ngũ, ông từng làm nhiều nghề khác nhau và là chủ sở hữu của 34 nhà máy, xí nghiệp trong lĩnh vực nước giải khát và phân bón rồi chuyển sang lĩnh vực làm bánh kẹo, làm giấy trước khi đảm nhận các chức vụ: Phó Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Trung ương Đoàn, Giám đốc Trung tâm chuyển giao và xuất nhập khẩu công nghệ, Phó Chủ tịch Hội phân bón Việt Nam. Sau đó ông tách ra tự thành lập Công ty TNHH Âu Lạc mà ông là Chủ tịch HĐQT. Sau nhiều lần "ngụp lặn" trong thương trường, hiện nay Tổng Công ty Âu Lạc của ông có 7 công ty thành viên với 10.000 lao động.
Năm 1998, ông đầu tư Dự án xây dựng khu đô thị - du lịch - giải trí quốc tế tại đảo Tuần Châu, vịnh Hạ Long Quảng Ninh theo phương thức dùng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng với số vốn đầu tư hơn 400 triệu USD. Sau 13 tháng lấn biển, con đường đầu tiên nối đất liền với đảo được hoàn thành. Sau đó, ông xây dựng một loạt các khu vui chơi giải trí biến đảo Tuần Châu thực sự thành "Ngọc Châu" như báo chí vẫn gọi xưa nay.
Năm 1969, khi mới 15 tuổi, Đào Hồng Tuyển gia nhập Đoàn tàu Không số hoạt động dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.
Năm 1979, tham gia quân tình nguyện chiến đấu ở chiến trường Campuchia ở độ tuổi 25.
Sau khi xuất ngũ, ông từng làm nhiều nghề khác nhau và là chủ sở hữu của 34 nhà máy, xí nghiệp trong lĩnh vực nước giải khát và phân bón rồi chuyển sang lĩnh vực làm bánh kẹo, làm giấy trước khi đảm nhận các chức vụ: Phó Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Trung ương Đoàn, Giám đốc Trung tâm chuyển giao và xuất nhập khẩu công nghệ, Phó Chủ tịch Hội phân bón Việt Nam. Sau đó ông tách ra tự thành lập Công ty TNHH Âu Lạc mà ông là Chủ tịch HĐQT. Sau nhiều lần "ngụp lặn" trong thương trường, hiện nay Tổng Công ty Âu Lạc của ông có 7 công ty thành viên với 10.000 lao động.
Năm 1998, ông đầu tư Dự án xây dựng khu đô thị - du lịch - giải trí quốc tế tại đảo Tuần Châu, vịnh Hạ Long Quảng Ninh theo phương thức dùng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng với số vốn đầu tư hơn 400 triệu USD. Sau 13 tháng lấn biển, con đường đầu tiên nối đất liền với đảo được hoàn thành. Sau đó, ông xây dựng một loạt các khu vui chơi giải trí biến đảo Tuần Châu thực sự thành "Ngọc Châu" như báo chí vẫn gọi xưa nay.
Hoạt động
xã hội
Đào Hồng
Tuyển cũng là một người nổi tiếng với các dự án quỹ từ thiện. Ông đã ủng hộ các
vùng bị bão số 7 năm 2005 một căn biệt thự mới xây chưa sử dụng và được bán đấu
giá 12 tỷ đồng. Trước khi được khán giả cả nước biết đến qua vụ tấm thiệp 600
triệu đồng, ông Tuyển đã đầu tư xây 150 căn nhà cho người nghèo và nhiều hoạt động
từ thiện khác.
Ông Đào
Hồng Tuyển nói, ông không làm những cái mà thiên hạ đã làm. “Tôi làm những cái
mà thiên hạ không làm. Hoặc làm những cái mà thiên hạ nghĩ đến nhưng không làm
được”, ông Tuyển cho hay. Doanh nhân và chuyện đồn đoán thất thiệt là chuyện
không thể tránh khỏi. “Chúa đảo” cho hay, dư luận cũng đồn đại ông nợ 4 ngàn tỷ
đồng, không trả cho ngân hàng. “Tôi chính thức khẳng định rằng, đó là chuyện
bịa đặt. Tôi có thuê một công ty Hàn Quốc để họ quản lý kinh doanh các dịch vụ
ở Tuần Châu, nhưng xem ra họ không đảm trách được. Năm ngoái, họ đã rút về nước
rồi”, ông Tuyển chính thức lên tiếng.
Ngoài sở
hữu đảo du lịch quốc tế Tuần Châu (Quảng Ninh), hiện giờ ông Đào Hồng Tuyển sở
hữu 14 công ty, 34 nhà máy xí nghiệp với cả vạn công nhân…Xác nhận về tài sản
của mình, “chúa đảo” Đào Hồng Tuyển không ngần ngại nói rằng, tổng tài sản của
ông lên tới 2 tỷ đô la Mỹ. Với lượng tài sản khổng lồ nói trên, nhưng khi trả
lời câu hỏi “ông là người giàu nhất Việt Nam”, ông Tuyển có một đáp án khác:
“Tôi đã tổ chức cuộc gặp một trăm người giàu Việt Nam và một trăm người đẹp từ
khắp thế giới về đây… Rất hoành tráng phải không?”
(Nguồn Wikipedia)
17 tháng 3 2012
MAI KIỀU LIÊN - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Mai Kiều Liên sinh năm 1953,
là một nữ doanh nhân Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công
ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), là người Việt Nam duy nhất trong số 50 nữ
doanh nhân quyền lực nhất châu Á bình chọn bởi Forbes. Khởi nghiệp với tấm bằng
kỹ sư công nghệ chế biến sữa từ năm 1976, qua nhiều năm bà đã vươn lên để trở
thành người lãnh đạo cao nhất của Vinamilk, đóng góp rất lớn trong việc xây
dựng Công ty Sữa Việt Nam có được vị thế như hiện nay. Bà từng là Ủy viên Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII.
Tiểu sử
- Bà sinh ngày 1 tháng 9 năm 1953 tại Paris, Pháp; nguyên quán: Thị xã Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, là người dân tộc Kinh.
- 1976: tốt nghiệp Đại học từ năm 1976 về chế biến thịt và sữa tại Moscow, Liên Xô.
- 8/1976 – 8/1980: Kỹ sư phụ trách Khối sản xuất sữa đặc và sữa chua Nhà máy sữa Trường Thọ, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam (tiền thân của Công ty Sữa Việt Nam).
- 8/1980 – 2/1982: Kỹ sư Công nghệ Phòng Kỹ thuật Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1.
- 2/1982 – 9/1983: Trợ lý Giám đốc, Phó Giám đốc Kỹ thuật Nhà máy Sữa Thống Nhất, Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1.
- 9/1983 - 6/1984, bà đi học Quản lý Kinh tế tại Đại học Kinh tế Leningrad, Liên Xô.
- 7/1984 – 11/1992: Phó Tổng Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam.
- 12/1992 - nay: Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.
- 1996 - 2001: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII.
- 11/2003 - nay: Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Danh hiệu
- Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2001)
- Anh hùng Lao động Thời Kỳ Đổi Mới (năm 2005)
- Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2006)
- Đứng thứ 25 trong số 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, là người duy nhất mang quốc tịch Việt Nam trong danh sách do Forbes bình chọn và công bố tháng 2/2012.
Gia đình
Phu quân
là Nguyễn Hiệp, công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
(Nguồn Wikipedia)
NGUYỄN TRẦN BẠT - Tác giả, Nhà sáng lập InvestConsult Group
Nguyễn Trần Bạt (sinh năm 1946 ở huyện Hưng
Nguyên, Nghệ An, Việt Nam) - doanh nhân, luật sư, nhà tư vấn, học giả, nhà sáng
lập InvestConsult Group (công ty tư vấn chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam về đầu
tư và kinh doanh ngay sau khi Việt Nam ban hành chính sách “Đổi mới” vào năm 1987).
Hiện nay (2010) ông đang là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty này. Công ty
InvestConsult Group có doanh thu hàng triệu USD mỗi năm. Ông đã được nêu danh
trong các cuốn sách Barons “Who’s Who in Vietnam”,
“Who’s Who in Asia Pacific”, “Who’s Who in the
World” và “The Global 500 Leaders for
the New Century” như một luật sư
và nhà tư vấn xuất sắc. Ông đã từng nhiều lần tư
vấn cho Chính phủ Việt Nam về các vấn đề kinh tế và chính trị.
Tiểu sử
Nguyễn Trần Bạt sinh năm 1946 ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Cha ông từng học ở Hà Nội và đã đỗ Tú tài. Cha ông là
đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước Cách mạng tháng Tám, nhưng vì ông nội
và ông ngoại của ông là các địa chủ nên cha ông đã bị tạm dừng sinh hoạt Đảng
cho tới năm 1960.
Năm 1954, ông theo mẹ ra Hà Nội. Tại đây ông phải
vất vả kiếm sống. Ông từng phải bán nước chè dạo ở ga Hàng Cỏ.
Năm 1963, ông tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Năm 1973, ông tốt nghiệp kỹ sư xây dựng cầu đường trường
Đại học Xây dựng.
Ông tiếp tục phục vụ quân đội cho đến năm 1975.
Ông còn có bằng cử nhân luật của Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Ông từng giữ quyền chủ nhiệm một bộ môn nghiên cứu
khoa học tại Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải.
Năm 1984, ông thôi việc Nhà nước.
Năm 1987, Nguyễn Trần Bạt khởi xướng việc thành lập
Văn phòng Xúc tiến các hoạt động sở hữu công nghiệp Việt Nam, tiền thân của
Công ty Sở hữu Công nghiệp INVESTIP thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Năm 1989, dưới sự bảo trợ của Viện Khoa học Việt
Nam, ông cùng với một số đồng nghiệp đã thành lập Công ty Tư vấn Đầu tư và Chuyển
giao Công nghệ (có tên giao dịch là InvestConsult Ltd). Kể từ đó, InvestConsult
Ltd. chuyển hướng sang cung cấp dịch vụ tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài và
trở thành một trong những tổ chức đầu tiên của Việt Nam hoạt động trong lĩnh
vực này.
Các tác phẩm
Sách đã xuất bản của tác giả Nguyễn Trần Bạt:
- Suy tưởng, 612 trang kích thước 14.5cmx20.5cm, NXB: Hội nhà văn, 9/2005, ISBN 5105102217297;
- Cải cách và sự phát triển, 400 trang kích thước 13.5cmx20.5cm, NXB: Hội nhà văn, 12/2005, ISBN 137143;
- Văn hoá và Con người, 244 trang kích thước 13cmx20cm, NXB: Văn hóa Thông tin, 12/2006, ISBN 8935077016802;
- Cội nguồn cảm hứng, 420 trang kích thước 14.5cmx20.5cm, NXB: Hội nhà văn, 11/2008, ISBN 5105102217280;
- Đối thoại với tương
lai, 940 trang kích thước 16cm*24cm, NXB: Hội nhà văn, 3/2010, ISBN
218562.(Nguồn Wikipedia)
PHẠM PHÚ NGỌC TRAI - Chủ tịch Công ty Tư vấn Kinh doanh hội nhập toàn cầu GIBC
Ông Phạm Phú Ngọc Trai là một trong những
nhà quản trị doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam và là một trong số ít những
nhà lãnh đạo doanh nghiệp nổi bật của Việt Nam trong suốt hai thập niên qua,
giai đoạn kinh tế đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập với kinh tế thế
giới.
Ông quê ở Quảng Nam, là hậu duệ của nhà cải cách vĩ
đại vào cuối thế kỉ thứ 19 Phạm Phú Thứ.
Ông từng là cán bộ Vụ Xuất Nhập khẩu Bộ Ngoại
thương, Phó Giám đốc Công ty nước giải khát quận 3, Chủ tịch Công ty nước giải khát
Tribeco, Công ty SPco rồi Công ty nước giải khát quốc tế IBC trước khi trở thành
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc PepsiCo Đông Dương, người Việt Nam đầu tiên giữ
chức vụ lãnh đạo khu vực tại một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới.
Khi làm việc cho Pepsi, ông đã vinh dự và suất sắc
đưa Pepsi Việt Nam 4 lần liên tiếp giành hạng nhất của giải thưởng DMK - giải
thưởng cao quý nhất của Tập đoàn PepsiCo toàn cầu mang tên của Donald M.Kendall
- Nguyên Chủ tịch và là người đồng sáng lập ra tập đoàn.
Sau gần 30 năm làm việc, từ năm 2010, ông Trai
chính thức nghỉ hưu sớm ở tuổi 55 để chuyển sang công việc của một nhà tư vấn
chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ông và những cộng sự của
mình sáng lập ra Công ty Tư vấn kinh doanh Hội nhập toàn cầu, viết tắt là GIBC.
(Nguồn Wikipedia)
ĐÀM BÍCH THỦY - Tổng Giám Đốc khu vực Đông dương Ngân hàng ANZ
Tổng giám đốc
khu vực Đông Dương của Ngân hàng ANZ hiện nay là bà Đàm Bích Thủy, cũng là nữ
lãnh đạo người Việt Nam có vị trí cao nhất trong các doanh nghiệp xuyên quốc
gia đang hoạt động tại Việt Nam.
Trong cuộc trò
chuyện với TBKTSG, bà cho rằng điều kiện thành đạt ngày nay dễ hơn trước nhưng "không có đường tắt đi đến thành công"
Theo chị,
phải làm gì để người nước ngoài tin cậy và giao phó trọng trách?
Để họ tin, mình
cần có nguyên tắc và hệ giá trị nhất định. Người nước ngoài sợ nhất những người
không có nguyên tắc và các giá trị bị thay đổi, đặc biệt trong công việc tài
chính. Nguyên tắc của bạn chính là chìa khóa đảm bảo cho sự vận hành và quản lý
rủi ro tốt.
Người Việt được
dạy phải khiêm tốn nên không biết “khoe” bản thân, vì vậy đôi khi người nước
ngoài không biết bạn mà lựa chọn. Tôi vẫn nói với nhân viên rằng nên tự tin mà
vẫn khiêm tốn. Hãy làm thế nào để anh vẫn đạt mục tiêu nhưng không trở thành
con người khác.
Tôi không nghĩ
ANZ là tổ chức nước ngoài vì tôi nhìn thấy hàng ngày 700 người Việt Nam vẫn làm
việc hăng say và hạnh phúc. Đó cũng là một đóng góp chứ. Nhiều người nói ngân
hàng là lĩnh vực của đàn ông nhưng tôi thấy may mắn vì được làm việc ở những
thị trường không quá kỳ thị phụ nữ. Con người ở đâu cũng giống nhau, không nên
phân biệt người Việt Nam
hay nước ngoài. Bất cứ công việc gì và ở đâu chúng ta cũng cần hành xử có lý có
tình.
Nhân duyên
đưa chị đến với ANZ?
Tốt nghiệp Đại
học Sư phạm Hà Nội xong, tôi cùng bốn người lập Invest Consult, một công ty tư
vấn đầu tư nước ngoài, vào năm 1988. Làm ở công ty sáu năm rồi tôi thi học bổng
Fulbright và sang Mỹ học M.B.A của trường Kinh doanh Wharton. Học xong, tôi về
làm việc tại Ngân hàng Đầu tư ANZ có trụ sở tại Singapore trong 10 năm.
Tôi chuyển sang
lĩnh vực ngân hàng đầu tiên chỉ vì muốn biết khi mình hay ai đó có một ý tưởng
thì bằng cách nào biến các ý tưởng đó thành hiện thực. Trước khi sang Mỹ, tôi
có đọc một cuốn sách về một nhà tài chính ở Mỹ đồng thời cũng là cựu sinh viên
Wharton: Michael Milken, người đầu tiên tạo ra trái phiếu có độ tín nhiệm thấp
(junk bond) làm thay đổi toàn bộ thị trường M&A quốc tế.
Khi ở
Singapore, tôi tham gia vào việc tư vấn tài trợ Nhà máy Điện Phú Mỹ. Lúc đó
chúng tôi mất ba năm mới hoàn thành khâu đàm phán hợp đồng tư vấn tài chính cho
dự án này với Chính phủ. Đó cũng là hợp đồng tín dụng đầu tiên của ngân hàng
nước ngoài được thực hiện theo phương thức không truy đòi (non-recourse) tại
thời điểm đó ở Việt Nam.
Sau đó, ANZ đề
nghị tôi về phát triển ngân hàng ANZ ở Việt Nam. Lúc đầu tôi không nhận vì nghĩ
việc đó rất “con mọn”. Khi tôi về, ANZ tại Việt Nam chỉ có hơn 100 người và tất cả
mới là khởi đầu. Tôi nghĩ mình sẽ làm tạm thời, nhưng sau đó tôi thấy những
niềm vui khó thay thế.
Đó là những
niềm vui nào?
Đối với tôi,
niềm vui “khó thay thế” là được thấy những cộng sự của mình ngày càng trưởng
thành trong công việc. Niềm vui trong đào tạo nhân sự khác hẳn niềm vui thực
hiện những giao dịch lớn, nó lâu dài hơn nhiều.
Điều gì
khiến chị ở lại với ANZ gần 15 năm rồi?
Đồng nghiệp
chính là lý do tôi ở lại. Chức vụ, lương bổng, bạn có thể kiếm được ở nhiều nơi
nhưng có một đội ngũ ăn ý và hòa hợp thì không dễ. Tôi hài lòng khi biết đa số
nhân viên của mình hài lòng và vui, đó là điều quan trọng với tôi. Nếu tôi hài
lòng nhưng nhân viên tôi luôn thắc mắc vì ý định của tôi không phù hợp với ý
định chung thì cần phải xem xét.
Chị đang
điều hành 1.300 con người, có nguyên tắc gì để làm tốt vai trò lãnh đạo?
Tôi có nguyên
tắc là nếu đã dùng người thì nên tin họ và cho người ta khoảng không đủ rộng để
thực hiện nhiệm vụ được giao. Nếu lúc nào mình cũng dè chừng thì rất khó để
khuyến khích người ta bỏ hết công sức, hay đưa ra ý nghĩ vì công việc chung.
Ai cũng có niềm
tự hào cá nhân nhất định, nếu mình biết khuyến khích thì người ta sẽ gắng đạt
được con số mà người ta biết mình muốn. Nhìn chung mọi người đều có lòng tự
trọng, tự hào trong công việc, không nhất thiết chỉ có việc làm vừa lòng “sếp”.
Tôi tin vào cách quản trị đó hơn.
Phương châm
sống của chị?
Có một số giá
trị cơ bản tôi tuân theo. Ví dụ như sự trung thực hay chỉ nên làm cho người khác
những điều mình cũng muốn được có. Tôi muốn sống đơn giản và gắng sống có ích.
Qua những trải
nghiệm của mình, tôi thấy tốt nhất không nên định kiến về bất cứ việc gì trước
khi mình thử và có kinh nghiệm thực sự. Hãy cứ thử và chấp nhận thử thách.
Chị có điều
gì nghĩ ngợi trên thương trường cũng như trong xã hội, đời sống của chị và mọi
người?
Cái mình băn
khoăn là bây giờ có những quan điểm coi nhẹ sự phấn đấu. Có người nghĩ rằng có
những con đường rất ngắn dẫn đến thành công nhưng nếu nó quá ngắn thì phải đánh
đổi giá trị gì đó. Tất nhiên điều kiện thành công hiện nay dễ hơn trước nhưng
không có đường tắt. Nếu dùng đường tắt không sớm thì muộn sự thành công mình
đạt sẽ không bền vững và rất dễ phải trả giá. Các CEO giỏi mà tôi biết hầu hết
đều có những tích lũy lâu và trải qua nhiều thăng trầm.
Việt Nam có
nhiều doanh nhân giỏi, song nền kinh tế chưa phát triển mạnh, điều này nghe có
vẻ nghịch lý?
Doanh nhân Việt
Nam
rất cởi mở, sẵn sàng thử mọi thứ và nắm bắt rủi ro. Nhưng nếu anh muốn làm một
công việc thì anh buộc phải rất hiểu nó mới nắm được nó. Kể cả ngay khi anh sẵn
sàng chấp nhận rủi ro nhưng anh phải quản lý nó tốt và luôn chủ động chứ không
phải làm liều.
Khả năng hợp
tác của doanh nhân Việt Nam
vẫn hơi thiếu. Người Việt vẫn thích cái của tôi. 100% “của tôi” tuy đáng giá 10
đồng vẫn hơn của chung nhưng trong đó tôi có 40 đồng. Mình ngại làm việc với
nhau và sự tin cậy với nhau vẫn ít. Vì không tin nhau nên khó cùng nhau làm
được cái gì lớn.
Theo VNEconomy
16 tháng 3 2012
GIẢN TƯ TRUNG - Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE - giantutrung.vn
Con người anh có một ma lực kỳ lạ. Một sức nóng dễ dàng lan toả bầu nhiệt huyết sôi sục sang những người xung quanh. Khả năng tập trung cao độ mọi suy nghĩ của mình về một hướng nhằm biến những điều không thể thành có thể đã đưa anh lên tầm “hiện tượng” xã hội. Anh thường làm những công việc chẳng giống ai. Và cho đến thời điểm này, giấc mơ ngông cuồng nhất của con người kỳ lạ này chính là: một ngày không xa, sẽ xuất khẩu giám đốc Việt Nam ra thế giới!Giản Tư Trung – Anh là ai?
Là
ông giám đốc bước chân ra ngõ lên ô tô? Là anh nhân viên quèn với đồng
lương ba cọc ba đồng? Là một thợ sơn lao động thủ công? một sinh viên
đại học xuất sắc? hay một giảng viên đứng lớp với thù lao cao nhất Việt Nam?...
Mọi chức danh đều đúng với Giản Tư Trung bởi anh đã từng kinh qua tất
cả các vị trí. Từ thương trường, quan trường đến khoa trường; từ làm chủ
đến làm công; từ làm cho Nhà nước, đến làm cho tư nhân, rồi ra nước
ngoài học việc... Không có việc gì mà anh chưa từng thử qua, để rồi đến
tận bây giờ, khi đã bước qua tuổi băm, trở thành hiệu trưởng một trường
đào tạo doanh nhân uy tín, anh vẫn chưa chịu dừng lại...
Giản
Tư Trung sinh ra ở một huyện nghèo khó của tỉnh Nghệ An. Mảnh đất học
nổi tiếng khắp 3 miền này trở thành một vườn ươm thuận lợi cho Trung
phát triển. Thời phổ thông, Trung từng nổi đình nổi đám với Giải Nhất
học sinh giỏi lý toàn tỉnh. Nhưng phải đến tận khi bước chân vào đại
học, ở vị trí Phó Bí thư đoàn trường, Trung mới phát huy được năng lực
của mình. Tham công tiếc việc, Trung ôm đồm cả việc học của mình, việc
chung của đoàn thể nhưng vẫn dành thời gian cho niềm đam mê kinh doanh
không thể lý giải.
Cái giá của kẻ cầm đèn chạy trước…
Chưa
có vốn, Trung lao vào làm búa xua công việc. Từ anh thợ sơn, thợ chụp
hình đến anh đi buôn phim cuộn…Đến cuối năm thứ 3, tích cóp được một số
vốn kha khá, Trung quyết định ra làm ăn lớn bằng việc thành lập Cơ sở
sản xuất nhựa Chợ Lớn.
Không
chỗ dựa, không người đỡ đầu, thiếu kinh nghiệm lại hiếu thắng, cơ sở
sản xuất của Trung đứng trên bờ vực phá sản. Anh chấp nhận thất bại đầu
đời một cách cay đắng. Nhưng thất bại cũng cho Trung một bài học vỡ lòng
trên thương trường và anh hiểu: thế nào là kinh doanh!
Cũng
may, cơ sở sản xuất nhựa của Trung rồi cũng được vực dậy. Trung thoát
khỏi cái bóng ám ảnh mỗi khi thoáng nghe thấy từ “nhựa”. Anh giao lại cơ
sở cho một người đồng sự và bắt đầu con đường tầm sư học đạo.
Bỏ vị trí giám đốc, Trung xách cặp làm anh nhân viên tại những tập đoàn hàng đầu thế giới để tìm hiểu sức mạnh thực sự đằng sau những công ty này là gì. Đặt mục tiêu trong 5 năm, làm việc ở 5 công ty với 5 vị trí công việc khác nhau nhưng đến công ty thứ 4, cảm thấy đã làm tạm đủ, Trung bắt tay vào thực hiện tham vọng lớn của mình.
Giấc mơ ngông của con kiến lửa
Từng thất bại, vấp ngã cay đắng rồi giành lại thành công, Trung chưa từng cạn niềm đam mê được là người tiên phong phát quang bụi rậm, “rắn rết”, mở đường đi mới. Quan niệm “nghĩ như voi, làm như kiến” đã khiến Trung vừa có được tầm nhìn xa trông rộng về mọi vấn đề, vừa không bao giờ bị bước hụt chân. Kiên trì đi từng bước chậm rãi, tha từng chút “mồi” về “tổ”, con kiến lửa Giản Tư Trung đã dần dần hiện thực hoá giấc mơ ngông xuất khẩu giám đốc bằng sự ra đời của Trường đào tạo doanh nhân PACE.
Chú trọng giá trị đào tạo thực, phủ nhận sự tồn tại của bằng cấp học vị, chương trình đào tạo của PACE tập trung nâng cấp chất xám cho các giám đốc, các chủ doanh nghiệp. Không chỉ “vá” những mảng trống trong kiến thức của họ, PACE còn xây dựng những viên gạch móng vững chắc trong kiến thức kinh doanh của các doanh nghiệp.
Giáo trình của PACE là minh chứng rõ nhất cho xu thế hội nhập nhưng cũng là bảng vàng thành tích ghi công trạng của Trung và các đồng sự. Tỉ mẩn thuyết phục các trường đào tạo uy tín của nước ngoài cung cấp giáo trình, tỉ mẩn nhặt nhạnh những gì tinh tuý nhất, phù hợp nhất với văn hoá Việt rồi lại tỉ mẩn húc đổ 3 bức tường cực lớn ngăn chất xám đổ vào nước Việt.
Một: Việt hoá giáo trình.
Hai: Rút ngắn thời gian đào tạo mà vẫn đảm bảo chất lượng (Từ 4,5 năm xuống còn 6 tháng).
Ba: Giảm chi phí đào tạo cho khoá học (Từ 100 triệu xuống không đến 1/10).
Cùng các đồng sự của mình, Giản Tư Trung đã thiết kế nhiều sản phẩm giáo dục mới lạ, made in PACE, hầu như chưa có mặt tại Việt Nam. Mỗi sản phẩm của PACE là một trí tuệ riêng, một tư tưởng, một cá tính không thể nhầm lẫn. Đây cũng là những sản phẩm mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang rất cần và rất thiếu.
Chỉ 4,5 năm sau ngày thành lập, PACE đã tạo được uy tín nhất định và thu hút được hàng ngàn học viên cả trong và ngoài nước tham gia. “Đạo” của PACE đã phát huy được hiệu quả nhất định, ít nhất là đến lúc này.
Những triết lý sống của Giản Tư Trung
* Con người không phải được đánh giá bằng danh vị mà bằng chính những gì mà người đó đã làm được trong cuộc đời
* Đối với tôi, chơi chính là làm những gì mình thích và làm là chơi những gì mà mình không thích. Được làm những gì mình thích là sự hưởng thụ. Tôi tận hưởng điều đó và cảm thấy mình sinh ra là để rong chơi.
*Thước đo sự trưởng thành của một con người là trình độ tư duy nhận thức thức và sự trải nghiệm chứ không phải tuổi tác.
*Tiền là hệ quả chứ không phải mục đích của kinh doanh.
*Đừng cho người con cá, cũng đừng cho họ cần câu. Hãy cho họ động lực muốn được câu cá.
Bỏ vị trí giám đốc, Trung xách cặp làm anh nhân viên tại những tập đoàn hàng đầu thế giới để tìm hiểu sức mạnh thực sự đằng sau những công ty này là gì. Đặt mục tiêu trong 5 năm, làm việc ở 5 công ty với 5 vị trí công việc khác nhau nhưng đến công ty thứ 4, cảm thấy đã làm tạm đủ, Trung bắt tay vào thực hiện tham vọng lớn của mình.
Giấc mơ ngông của con kiến lửa
Từng thất bại, vấp ngã cay đắng rồi giành lại thành công, Trung chưa từng cạn niềm đam mê được là người tiên phong phát quang bụi rậm, “rắn rết”, mở đường đi mới. Quan niệm “nghĩ như voi, làm như kiến” đã khiến Trung vừa có được tầm nhìn xa trông rộng về mọi vấn đề, vừa không bao giờ bị bước hụt chân. Kiên trì đi từng bước chậm rãi, tha từng chút “mồi” về “tổ”, con kiến lửa Giản Tư Trung đã dần dần hiện thực hoá giấc mơ ngông xuất khẩu giám đốc bằng sự ra đời của Trường đào tạo doanh nhân PACE.
Chú trọng giá trị đào tạo thực, phủ nhận sự tồn tại của bằng cấp học vị, chương trình đào tạo của PACE tập trung nâng cấp chất xám cho các giám đốc, các chủ doanh nghiệp. Không chỉ “vá” những mảng trống trong kiến thức của họ, PACE còn xây dựng những viên gạch móng vững chắc trong kiến thức kinh doanh của các doanh nghiệp.
Giáo trình của PACE là minh chứng rõ nhất cho xu thế hội nhập nhưng cũng là bảng vàng thành tích ghi công trạng của Trung và các đồng sự. Tỉ mẩn thuyết phục các trường đào tạo uy tín của nước ngoài cung cấp giáo trình, tỉ mẩn nhặt nhạnh những gì tinh tuý nhất, phù hợp nhất với văn hoá Việt rồi lại tỉ mẩn húc đổ 3 bức tường cực lớn ngăn chất xám đổ vào nước Việt.
Một: Việt hoá giáo trình.
Hai: Rút ngắn thời gian đào tạo mà vẫn đảm bảo chất lượng (Từ 4,5 năm xuống còn 6 tháng).
Ba: Giảm chi phí đào tạo cho khoá học (Từ 100 triệu xuống không đến 1/10).
Cùng các đồng sự của mình, Giản Tư Trung đã thiết kế nhiều sản phẩm giáo dục mới lạ, made in PACE, hầu như chưa có mặt tại Việt Nam. Mỗi sản phẩm của PACE là một trí tuệ riêng, một tư tưởng, một cá tính không thể nhầm lẫn. Đây cũng là những sản phẩm mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang rất cần và rất thiếu.
Chỉ 4,5 năm sau ngày thành lập, PACE đã tạo được uy tín nhất định và thu hút được hàng ngàn học viên cả trong và ngoài nước tham gia. “Đạo” của PACE đã phát huy được hiệu quả nhất định, ít nhất là đến lúc này.
Những triết lý sống của Giản Tư Trung
* Con người không phải được đánh giá bằng danh vị mà bằng chính những gì mà người đó đã làm được trong cuộc đời
* Đối với tôi, chơi chính là làm những gì mình thích và làm là chơi những gì mà mình không thích. Được làm những gì mình thích là sự hưởng thụ. Tôi tận hưởng điều đó và cảm thấy mình sinh ra là để rong chơi.
*Thước đo sự trưởng thành của một con người là trình độ tư duy nhận thức thức và sự trải nghiệm chứ không phải tuổi tác.
*Tiền là hệ quả chứ không phải mục đích của kinh doanh.
*Đừng cho người con cá, cũng đừng cho họ cần câu. Hãy cho họ động lực muốn được câu cá.
Để biết thêm chi tiết vui lòng tham khảo Website cá nhân Giản Tư Trung:
http://www.giantutrung.vn
ĐỖ THỊ KIM LIÊN - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần bảo hiểm AAA
“Bằng lòng với thực tại là tự giết mình”
Phước
Hà
Một cô gái cá tính, quyết định thay đổi
số phận, bứt phá để vượt qua nỗi ám ảnh của cái nghèo. Một doanh nhân bản lĩnh
và mạnh mẽ đã tạo nên AAA - thương hiệu bảo hiểm có tiếng tại Việt Nam. Một nhà
quản lý sâu sắc, tình cảm có thể sẵn sàng chia sẻ với nhân viên mọi vui buồn.
Và một người phụ nữ đảm đang, chu đáo luôn biết dành tất cả tình thương, trách
nhiệm cho người thân, xây nên tổ ấm gia đình như mơ… Thật khó để khắc họa hết
hoàn chỉnh bức chân dung về chị - Đỗ Thị Kim Liên, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần
Bảo hiểm AAA.
Cô bé hiếu thắng…
Luôn so sánh và cố gắng hết mình để
vượt qua người khác, dường như Đỗ Thị Kim Liên là một cô bé hiếu thắng. Hiếu
thắng nhưng hay làm. Cha đi học ở Liên Xô, mẹ bươn trải lo cho cuộc sống gia
đình, còn anh chị lớn lại tham gia dân công nên mọi việc nhà đều do Liên quán
xuyến. Tuổi thơ của chị là những lúc tranh thủ để chơi nhảy ngựa, trốn tìm,
chơi đồ hàng với bạn bè cùng trang lứa, vì công việc nhà và chăm sóc cho 2 em
nhỏ đã chiếm hết thời gian. Lớn hơn một chút, chị tham gia vào công việc đồng
áng. Một buổi đến trường, một buổi đi chăn bò, cắt cỏ hoặc chăm lúa… Một cô bé
mới lớn, nhỏ con mà phải gánh trên vai rất nhiều việc.
Cực nhọc, vất vả nhưng cơm vẫn không đủ
ăn. Hoàn cảnh ấy khiến cô bé Kim Liên thấm thía cảnh nghèo. Tuy nhiên, do còn
nhỏ nên chị chẳng biết làm gì khác ngoài cố hết sức mình cho công việc. Kim
Liên luôn đặt cho mình một mục tiêu để phấn đấu, dù nó rất ngây thơ: “Trong
làng có cô bạn cùng lớp rất giỏi việc đồng áng. Ruộng lúa nhà bạn lúc nào cũng
xanh tốt, sạch cỏ nên tôi tự đề cho mình mục tiêu là phải làm hơn bạn. Lúa nhà
mình phải xanh tốt hơn nhà bạn”, chị kể. Với mục tiêu đó, chị rất chăm chỉ làm
việc. Hơn nữa, do mẹ đi buôn bán xa nhà suốt nên công việc nhà và đồng áng đã
trở thành trách nhiệm của chị. Vì vậy, chị luôn hoàn thành tốt công việc của
mình, đồng thời sớm hiểu được thế nào là giá trị của lao động. “Đứng trước cánh
đồng lúa đang phơi phới thì con gái, mình cảm nhận được một mùi hương rất đặc
biệt. Giống như mùi hương quyến rũ của cô gái 18 tuổi vậy. Có điều lạ là hương
thơm ngất ngây ấy chỉ có mình mình cảm nhận được. Nó giống như hạnh phúc khi
thấy thành quả lao động mà chỉ có người bỏ sức lao động ra mới cảm nhận được”,
chị cho biết.
Suốt những năm đi học, năm
nào Kim Liên cũng được bầu làm lớp trưởng. Cá tính, tháo vát, thông minh, cô
lớp trưởng Kim Liên có thể thay giáo viên chủ nhiệm điều hành các hoạt động của
lớp. Từ việc nhắc nhở lớp thực hiện nội quy của nhà trường, chủ trì sinh hoạt
lớp đến hướng dẫn lớp sinh hoạt ngoại khóa chị đều làm tốt mà không cần giáo
viên nhắc nhở. Có lẽ, những năm làm lớp trưởng là khoảng thời gian chị được rèn
luyện tố chất của một thủ lĩnh. Theo mỗi bước thăng trầm trên đường đời, tố
chất ấy lại được nuôi dưỡng và bồi đắp để hình thành nên một “nữ tướng” của AAA
hiện nay.
…Và hành trình tìm con đường sáng
Đến nay dù đã trở thành một nữ
doanh nhân thành đạt với cuộc sống đầy đủ tiện nghi, nhưng Đỗ Thị Kim Liên vẫn
không thể quên được tuổi thơ của mình. “Những kỷ niệm tuổi thơ cứ như thước
phim quay chậm. Nó không bao giờ phai nhạt trong tôi. Vốn là một trí thức, cha
tôi sớm biết rằng chỉ có tri thức mới giúp con mình thoát nghèo. Chính vì vậy,
ông rất nghiêm khắc với việc học hành của chị em tôi. Ông hướng chúng tôi theo
nghiệp giáo của mình. Cha tôi khắt khe đến nỗi khiến tôi sợ việc học luôn. Ban
ngày làm việc, ban đêm phải học bài đến khuya dưới ánh đèn dầu leo loét, trong
thời tiết khắc nghiệt của mùa đông miền Bắc thì ai chẳng sợ. Nhưng tôi vẫn vâng
lời cha và học”, chị kể.
Theo con đường cha chọn, Đỗ Thị Kim
Liên thi vào Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm II Hà Nội. Lên đại học, tuy
không còn làm lớp trưởng nữa, song chị vẫn nổi tiếng là sinh viên cá tính và
sôi nổi. Chị sẵn sàng đứng lên đấu tranh, phát biểu trước những điều không
đúng. Và để xóa tan nỗi ám ảnh về sự nghèo hèn, chị bắt đầu nghĩ đến việc kiếm
tiền tự lập. Ban đầu, chị cùng bạn bè mua thuốc tây rồi theo những chuyến tàu
lên vùng miền núi phía Bắc bán cho đồng bào dân tộc. Muốn có lãi trong các
chuyến đi, chị tìm cách đi tàu mà không mất tiền. “Ngồi ở toa xe này, thấy nhân
viên kiểm soát đi kiểm tra thì chạy sang toa xe khác. Nếu bị bắt thì đành xin.
Nhiều khi mấy chú kiểm soát viên cứ tưởng tôi sinh viên nghèo không có tiền về
quê nên tha cho”, chị cho biết. Lanh lợi nên chị kinh doanh rất thuận lợi, thu
nhập đủ lo cho cuộc sống của bản thân.
Hết buôn thuốc tây, Kim Liên lại nghĩ
ra cách ươm cây giống bán cho các lâm trường. Cha chị là giảng viên trường Đại
học Nông nghiệp I, được nhà trường cấp cho nhà ở trong khu nhà tập thể dành cho
giảng viên. Khu nhà này ở gần khu vườn của nhà trường nên chị nhờ cha thuê cho
mình mảnh vườn đó để cùng các bạn trong lớp ươm cây. Chăm chỉ, nhanh nhẹn, bao
giờ chị cũng là người làm nhanh và được nhiều hơn các bạn. Số tiền kiếm được
chị đưa cho cha lo việc học hành cho mình cùng các em. Chị tự hào vì suốt những
năm đi học mình không phải xin tiền bố mẹ. Nhưng lúc đó chị không biết rằng
ngoài số tiền kiếm được, chị còn được nhiều hơn sau mỗi công việc ấy. Đó chính
là những bài học, những kinh nghiệm kinh doanh thực tế rất quý giá.
Thời sinh viên của chị trôi qua với các
kế hoạch kinh doanh, các vụ làm ăn như thế. Năm 1989, tốt nghiệp đại học, chị
được phân công về dạy học tại Sóc Sơn, Hà Nội, sau đó là Mê Linh, Vĩnh Phúc. Kỷ
niệm về “đời” giáo viên của chị cũng rất nhiều, có lẽ sâu sắc nhất là lúc chị
đi thực tập. Khi ấy chị được phân công làm thay công tác chủ nhiệm lớp 11 tại
một trường phổ thông ở Sóc Sơn. Học sinh chỉ nhỏ hơn cô giáo 2 -3 tuổi nên chị
bị trêu chọc. “Ngày đầu tiên bước vào lớp, học sinh đứng dậy chào, mình kêu
ngồi xuống thì mấy học trò cao to ở cuối lớp không chịu ngồi xuống mà cứ đứng
nhìn mình chằm chặp”, chị kể. Là một người mạnh mẽ và cá tính nên chị xử lý
được ngay tình huống này. Chị “trả đũa” bằng cách không giảng bài, nói trước
lớp rằng tiết học đầu tiên là tiết học “nhìn” cô giáo, nhưng hôm sau chị sẽ
kiểm tra bài của hôm đó mà lẽ ra phải học. Cương quyết, dứt khoát, chị khiến
học sinh tâm phục, khẩu phục. Sau tiết học đầu tiên ấy, ai cũng biết đến cô
giáo Liên nghiêm khắc.
Nghiêm khắc nhưng vì rất nhiệt tình,
biết quan tâm và chia sẻ, yêu thương và có trách nhiệm với học trò nên Kim Liên
rất “được lòng” học sinh. Thậm chí, có phụ huynh còn đến gặp chị và nói rằng
“con tôi rất thích học cô”. Không chỉ hiểu rõ từng hoàn cảnh học sinh lớp mình
chủ nhiệm, chị còn hiểu rõ hoàn cảnh của từng học sinh ở các lớp mình đứng dạy.
Học sinh yêu quý chị không chỉ vì vậy, mà còn vì những bài giảng sâu sắc thấm
đẫm tính nhân văn của chị. Là giáo viên dạy Văn, một bộ môn có tính giáo dục
cao, Kim Liên hiểu rõ tầm quan trọng của nó nên các bài giảng của chị luôn xen
lẫn nhiều câu chuyện dí dỏm giàu tính nhân văn. “Như vậy sẽ khiến học sinh vừa
tiếp thu bài nhanh lại cảm thấy không nhàm chán”.
Tâm huyết, yêu nghề là vậy
nhưng thu nhập lại không đảm bảo cho cuộc sống của chị. “Tôi thấy cuộc sống sao
cơ cực quá. Nghèo vẫn hoàn nghèo. Dù học đại học, đã làm giáo viên - một nghề
cao quý, được người khác kính trọng, vậy mà về nhà tôi vẫn phải nuôi heo để
sống. Rời phấn trắng bảng đen là tôi vội vàng đạp xe về cho heo ăn, tắm cho đàn
heo mấy chục con. Cứ nghe tiếng xe đạp cọc cạch của tôi về đến đầu ngõ, cả đàn
heo đồng thanh réo lên như bản nhạc buồn”. Trong hoàn cảnh như vậy, càng ngày
Kim Liên càng cảm nhận được hết sự chua chát của cuộc sống. Chị chợt nghĩ không
lẽ mình cứ sống như vậy suốt đời. Không! Cái tôi trong chị không cho phép. Nó
không chấp nhận chị có cuộc sống như vậy. Và ý chí muốn bứt phá được hình thành
từ đó. Cuộc sống cơ cực chính là động lực để con người ta phấn đấu và vượt qua
hoàn cảnh. Chị cũng thế. Cái nghèo là nỗi ám ảnh lớn nhất, nhưng nó cũng là
động lực mạnh nhất cho chị tự tin bứt phá.
Vượt “vũ môn”
Quyết định bứt phá thoát khỏi cuộc sống
hiện tại là một quyết định táo bạo không dễ gì thực hiện với bất kỳ ai, với phụ
nữ lại càng khó khăn hơn. Song Đỗ Thị Kim Liên lại khác. Chị tin mình có đủ sức
mạnh để đi đến cùng ước mơ của mình, dù luật lệ gia đình chị lúc ấy rất khắt khe.
Cha chị luôn hướng các con của mình theo nghề nhà giáo cao quý. Nếu chị bỏ nghề
cũng có nghĩa là làm trái ý của cha. Biết vậy, nhưng chị vẫn quyết tâm với con
đường mình đã chọn. “Tôi muốn bứt phá, dẹp bỏ cái luật lệ của gia đình để ra
đi. Và tôi quyết định trốn”. Cuộc phiêu lưu tìm cuộc sống mới của chị bắt đầu
từ đây. Nói dối cha mẹ là xuống Hải Phòng, chị vay mượn tiền của một số bạn bè
một mình vào Vũng Tàu. Cứ nghĩ cuộc sống sẽ tốt hơn, Kim Liên đâu ngờ sự ra đi
của mình đã gây tai tiếng với áp lực lớn cho gia đình. Khi ấy, mọi người đồn rằng
chị vay 200 triệu đồng bỏ đi theo trai. Không chịu được áp lực của dư luận, bố
mẹ chị đi tìm và bắt chị về bằng được để giải thích việc này. Tuy nhiên, áp lực
từ phía gia đình và dư luận khiến Kim Liên càng thêm quyết tâm. Chị nhất quyết
không về và tự nhủ rằng phải làm việc thật chăm chỉ, khi giàu có rồi sẽ đường
hoàng trở lại quê nhà.
Đặt chân đến thành phố biển thơ mộng,
chị sống nhờ ở nhà người anh họ. Bị cuốn hút bởi cuộc sống nơi đây, ngọn lửa
nhiệt huyết trong chị càng thêm rạo rực. Được anh xin cho vào làm việc tại
Trường Trung cấp Du lịch Vũng Tàu, chị bắt đầu thực hiện ước mơ của mình. Vừa
học, Kim Liên vừa trau dồi khả năng ngoại ngữ. Nhưng, với cá tính mạnh mẽ, chị
không thể chấp nhận được một cuộc sống bình lặng, nhàm chán và nhạt nhẽo. Vậy
là, chị đăng ký thi tuyển làm thuyết minh viên cho Bảo tàng Bạch Dinh. Hình ảnh
những thuyết minh viên với tà áo dài tha thướt, duyên dáng giới thiệu cho khách
du lịch nghe về lịch sử, văn hóa của đất nước tạo cho chị một ấn tượng rất đặc biệt.
Cho nên, khi đã trở thành thuyết minh viên, chị làm rất tốt và được nhiều người
yêu quý. Ngay cả ban giám đốc của bảo tàng Bạch Dinh lúc ấy.
Khi cuộc sống dần ổn định, chị đưa em ở
quê vào và nuôi ăn học. Nhưng vốn “không chịu ngồi yên một chỗ” nên khi công
việc đang ổn định, chị lại nhận lời về làm cho một công ty dầu khí tại thành
phố Hồ Chí Minh. Công việc không phù hợp, chẳng bao lâu chị quay lại Vũng Tàu.
Nhưng chưa được bao lâu thì mẹ mất, Kim Liên phải ra Bắc để chịu tang mẹ. Sau
đó, chị tiếp tục vào Nam
nhưng lần này lại quyết định làm việc tại Sài Gòn. Chị xin vào bán sách tại nhà
sách Fahasa, rồi làm thêm công việc phát hành phim cho một hãng phim hoạt hình.
Công việc này đã giúp Kim Liên xây dựng được rất nhiều mối quan hệ. Nhờ sự chân
tình, cởi mở nên chị được nhiều người yêu mến. Rồi trong vòng xoáy của cuộc
sống, nghề bảo hiểm đến với chị như một cái duyên được sắp đặt trước. “Khi đó,
có một người bạn làm ở Công ty Bảo hiểm Bảo Minh hỏi tôi là có thích làm bảo
hiểm không? Chẳng biết gì về bảo hiểm nhưng tôi cũng đến thi tuyển”, chị kể về
duyên kỳ ngộ giữa mình và bảo hiểm, “Ngày đến dự tuyển, tôi bất ngờ khi thấy
công ty này nhỏ quá!. Song, khi mang tài liệu về đọc thêm, tôi thực sự bị
thuyết phục bởi ngành này. Dù đây cũng là kinh Doanh, nhưng Kim Liên nhận ra
rằng: “Bảo hiểm là ngành mang tính nhân văn cao”. Cho nên, chị quyết định thử
sức với vai trò là một cộng tác viên, một người làm việc bán thời gian.
Qua các mối quan hệ, chị biết đến dự án
cầu Mỹ Thuận. Rồi cũng nhờ một anh bạn, chị được tiếp xúc với nhiều quan chức
cấp cao của dự án này. Đặc biệt, ban quản lý dự án còn giới thiệu cho chị gặp
Thứ trưởng Bộ Xây dựng khi đó. Lần đầu gặp một cán bộ cấp cao, tuy sợ nhưng Kim
Liên cũng rất thẳng thắn khi nói chuyện với ông. Chị nhờ ông nói giúp để ban quản
lý dự án này chấp nhận ký hợp đồng bảo hiểm công trình với Bảo Minh. Song, chị
lại thật thà nhận mình chưa phải là nhân viên chính thức của Bảo Minh, và Bảo
Minh khi đó chỉ là công ty nhỏ, mới tách ra từ Bảo Việt, còn chị đang trong giai
đoạn thử việc thôi. Có lẽ chính vì quá thật thà nên chị đã có được cảm tình của
Thứ trưởng. Và ông đã nhận lời nói giúp chị. Kể lại câu chuyện lần đầu tiên đi
thuyết phục khách hàng, chị vẫn cảm thấy “sao mình ngây ngô thế?”. Lúc ấy chị
biết thứ trưởng và anh trợ lý dự án ngày hôm sau có chuyến công tác đi Úc, chị
hứa sẽ tiễn họ ra sân bay. Hăng hái lái xe máy đến Ban quản lý dự án cầu Mỹ
Thuận với ý nghĩ sẽ chở họ đi, chị “quê độ” khi biết họ đi bằng ô tô của cơ
quan. Nhưng có lẽ chính sự nhiệt tình và “ngây ngô” của chị khiến mọi người càng
thương chị hơn.
Tuy có sự giúp đỡ của nhiều anh em
trong Ban dự án Mỹ Thuận cũng như Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nhưng Kim Liên vẫn
gặp khó khăn. Vì khi ấy Bảo Minh chỉ là công ty mới được thành lập, chưa có
nhiều hợp đồng lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Trong khi đó gói bảo
hiểm cho Mỹ Thuận lên đến nhiều tỷ đồng. Vậy là chị phải tự mình xoay xở. Chị
tìm gặp từ phòng nghiệp vụ của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Minh đến những người
có kinh nghiệm khác để xin chỉ giáo và quyết tâm làm bằng được. Cuối cùng, dù
không ký được hợp đồng cho toàn bộ gói thầu, Kim Liên cũng đã nhận được một
phần trong gói thầu, mang về cho Bảo Minh một hợp đồng lớn. Những có lẽ điều
quan trọng hơn cả là chị đã trở thành người mở đường trong lĩnh vực bảo hiểm
xây dựng cho Bảo Minh.
Sau sự kiện này, cái tên Đỗ
Thị Kim Liên nổi như cồn tại Công ty Bảo Minh. Từ đây, sau cái duyên ban đầu,
nghề bảo hiểm đã dần trở thành niềm đam mê của chị.
Khi niềm đam mê bị thách thức
Thành công từ phi vụ làm ăn đầu tiên,
Đỗ Thị Kim Liên càng hăng say hơn với bảo hiểm. Từ công trình Mỹ Thuận, chị
tham gia vào nhiều công trình cầu đường nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Sau đó, chị chính thức trở thành đại lý cho Bảo Minh. Chị ký được nhiều
hợp đồng trong các công trình khác nhau. Bí quyết của chị bắt nguồn từ quan
điểm “lấy lợi ích khách hàng làm tiền đề”. Chị kể về lần làm bảo hiểm cho công
trình đường giao thông của Tổng Công ty Giao thông 8 tại Quảng Nam. Công trình
này đang xây dựng thì bị bão làm sạt lở, chị phải bay từ thành phố Hồ Chí Minh
ra để tìm hiểu. Chụp hình, giám định xong, chị đứng về phía khách hàng yêu cầu
Bảo Minh bồi thường. Việc làm này của chị đã khiến nhiều người trong công
ty hiểu lầm. Họ cho chị là “tay trong”, là chị đã ăn chia với khách hàng. Nhưng
Kim Liên đã bỏ qua tất cả những lời dị nghị để thực hiện nghĩa vụ của mình. Cuối
cùng Bảo Minh thuê một công ty giám định trung gian để làm việc. Cho đến tận 3
năm sau, bảo Minh mới xác minh chính xác và còn bồi thường cao hơn so với mức
ban đầu mà Kim Liên đã đề nghị.
Càng hiểu được giá trị nhân văn của bảo
hiểm, Đỗ Thị Kim Liên càng kiên quyết hơn trong việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi
khách hàng. Nhưng chỉ ở vị trí là một nhân viên bình thường thì chị rất khó
khăn để làm việc đó. Ngay cả khi được anh em trong Phòng Khai thác Công ty Bảo
Minh tín nhiệm bầu làm trưởng phòng, chị vẫn cảm thấy không hài lòng với cách
giải quyết công việc, đặc biệt trong việc bồi thường cho khách hàng của công ty
lúc đó. Vì vậy, năm 2002, chị và một số anh em cùng chí hướng nghĩ đến việc
thành lập công ty riêng. Tuy nhiên, để mở một công ty tư nhân kinh doanh bảo
hiểm trong thời điểm đó không phải dễ, bởi nhà nước chưa khuyến khích việc này.
Khó khăn nối tiếp khó khăn, nhưng không
thể ngăn cản được ý tưởng và sự quyết tâm của chị. Bởi bảo hiểm giờ đây đã trở thành
mục đích sống của Kim Liên. Kiên trì với mục đích đó, Kim Liên ra Hà Nội thuyết
phục Vụ Bảo hiểm, Bộ Tài chính, rồi cả Chính phủ cho phép tư nhân mở công ty bảo
hiểm. Là một trong những người đầu tiên xin Chính phủ cho thành lập công ty bảo
hiểm tư nhân, chị đã thành công. Tuy nhiên, “việc thuyết phục chính phủ còn dễ
hơn là thuyết phục chồng”, chị nói vui. Mang ý tưởng mở công ty bảo hiểm nói
với chồng - anh Lê Toàn, chị bị phản đối ngay. Anh cho rằng chị ảo tưởng.
Thuyết phục anh mãi không được, chị phải nhờ một người bạn có chuyên môn là anh
Đinh Nam Thắng, con của nguyên Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Bình, cũng là bạn thân
của chồng, thuyết phục giúp. Tin tưởng vào người bạn từng học chuyên ngành bảo
hiểm ở nước ngoài về, anh Lê Toàn đã đồng ý với chị. Sau này, chính anh lại là
người ủng hộ, giúp chị nhiều nhất. Có thể nói, sự thành công như hôm nay của chị
có vai trò rất lớn của anh.
Vạn sự khởi đầu nan, sóng mới yên thì
giông bão đã kéo đến. Ấy là khi chị đã thuyết phục được chồng thì khó khăn khác
đã ào đổ tới. Theo quy định, muốn thành lập một công ty bảo hiểm cần có 80 tỷ
đồng vốn pháp định. Đến lúc Kim Liên có được phép thành lập công ty thì chỉ còn
hai cổ đông là Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng Quân đội chịu góp vốn, do thời
gian xin giấy phép quá lâu nên những người bạn cùng chí hướng - những người hứa
sẽ góp vốn với chị - đã quay lưng. Không bỏ cuộc, hai vợ chồng chị tìm mọi
cách: “Vận động bạn bè không được, chồng tôi phải bán đồ đạc có giá trị trong
nhà, bán tháo đất đai, nhà cửa đang đầu tư. Thậm chí, ngôi nhà đang ở chúng tôi
cũng phải bán đi”, chị cho biết. Cuối cùng, công ty của anh chị cũng được thành
lập với tên gọi AAA. Cái tên ra đời từ ý tưởng của anh Lê Toàn. Cái tên này đáp
ứng đủ các tiêu chí mà chị đề ra từ ban đầu là: vừa dễ đọc, dễ nhớ, lại dễ tìm
kiếm khi công nghệ thông tin phát triển.
Bước vào kinh doanh, thách thức lớn
nhất đặt ra với chị là nhân lực. Để có một đội ngũ nhân viên trụ cột cần rất
nhiều thời gian. Mời những người có kinh nghiệm từ các công ty khác về là việc
quá khó với Đỗ Thị Kim Liên. “Vì còn quá trẻ, kinh nghiệm quản lý chỉ là 2 năm
làm trưởng phòng nên rất ít người tin và theo tôi”, chị chia sẻ. Chị chỉ còn
cách duy nhất là vừa đào tạo đội ngũ nhân viên mới, vừa tranh thủ mời những
người có kinh nghiệm khi có cơ hội. May mắn cho chị, năm đó Giám đốc Công ty
Bảo Minh - Nguyễn Nam Cường, sếp cũ của chị mới về hưu. Không bỏ lỡ, chị đến
mời ông. Sau vài tháng chị kiên trì thuyết phục, ông Cường cũng đồng ý. Bên
cạnh đó, chồng chị cũng giúp rất nhiều trong việc mời người giỏi về công ty.
Vốn có uy tín trong giới kinh doanh, lại có khả năng thuyết phục, anh đã mời
được nhiều người của Công ty Bảo hiểm Bảo Việt sang đầu quân cho AAA. Từ đó,
đội ngũ nhân viên trụ cột của AAA dần hình thành. Theo quan điểm của Đỗ Thị Kim
Liên thì: “Một tướng khó kiếm, vạn quân dễ tìm. Khi đã có tướng giỏi rồi thì
quân sẽ tự tìm đến”.
AAA có đội ngũ nhân sự hùng hậu như
hiện nay là nhờ uy tín của Lê Toàn. Nhưng chỉ đúng một phần, hầu hết “cánh chim
đầu” đàn của AAA là do uy tín của anh mà có là một sự thật, song người giữ họ
trụ lâu dài với AAA thì lại nhờ chính bản lĩnh của kim Liên. Quan điểm của chị
là “phải luôn làm công tác thu hút nhân tài, vì bằng lòng với thực tại có nghĩa
là đang tự giết mình”. Nếu hỏi nhân viên của AAA về bà tổng giám đốc này thì
rất nhiều người khâm phục chị trong cách đối nhân xử thế. Chị luôn coi đồng
nghiệp, nhân viên như anh em trong nhà vậy. Không chỉ chia sẻ khi họ có tang
gia, hiếu hỉ; chị còn có thể ngồi hàng giờ liền để nghe những cô nhân viên trẻ
tuổi tâm sự về chuyện yêu đương… Với chị, đó là cách điều hành doanh nghiệp,
bởi: “Trong lúc khó khăn, chới với nhất, các em coi mình như cái phao cứu sinh
vậy!” Cảm thông, chân tình, chị dần nhận được tình cảm của các nhân viên. Họ
coi chị như người thân. Thậm chí, nhiều người đã tin tưởng và tâm sự cùng chị
cả những chuyện mà họ chưa bao giờ nói với người thân.
Phải chăng chính nhờ cách
điều hành đặc biệt này mà chị đã tạo ra một đội ngũ nhân viên đoàn kết, thương
yêu nhau như ruột thịt cho AAA? Giờ đây, AAA đã có một đội ngũ hơn 700 nhân
viên giỏi nghiệp vụ và luôn cống hiến hết mình cho công ty.
Không chấp nhận là cái bóng
Từ một người chưa có nhiều kinh nghiệm
điều hành, Đỗ Thị Kim Liên đã dần trưởng thành và trở thành một nhà quản lý
xuất sắc. Thành công ấy bắt nguồn từ chính sự nỗ lực của bản thân chị. Nhưng nó
cũng có sự góp sức không nhỏ của anh Lê Toàn, chồng chị. Người ta thường nói:
“Đồng vợ đồng chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Câu nói này đúng với vợ chồng
chị. Vốn kinh qua nhiều công việc kinh doanh khác nhau, anh có rất nhiều kinh
nghiệm thương trường. Và anh đã trở thành người thầy của chị. “Anh dạy tôi từ
cách ứng xử với nhân viên, các ăn mặc, đi đứng đến quản lý, điều hành. Cứ như
vậy, theo thời gian, tôi trưởng thành lên khi nào không biết”.
Chịu ảnh hưởng từ chồng, coi chồng là
người quan trọng tạo nên thành công của mình; tuy nhiên, chị lại không quên
rằng mình mới là nhạc trưởng trên sân khấu. Chị bảo: “Nếu như chấp nhận làm cái
bóng của người khác, đến lúc nào đó mình sẽ bị cái bóng đó che kín. Điều quan
trọng là phải biết học hỏi, biến cái hay của người khác thành cái của mình”.
Dường như quan điểm ấy được chị áp dụng triệt để trong mọi hoàn cảnh, với mọi
người chứ không chỉ riêng chồng mình. Với một người thầy khác là nguyên Phó Chủ
tịch nước Nguyễn Thị Bình, chị cũng áp dụng cách này. Từ nhỏ chị đã thần tượng
bà và thật may mắn khi chồng chị lại là bạn thân với con bà. Có cơ hội tiếp
xúc, bà dần trở thành người thầy, người mẹ tunh thần của chị. Có khó khăn gì
trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, chị lại đến chia sẻ với bà. “Chỉ cần
nói chuyện, nghe từng câu chuyện bà kể là tôi biết ngay mình phải làm gì. Tôi
học bà từ cách đi lại, cách đứng trên diễn đàn đến cách đàm phán. Tất nhiên
không phải tôi bắt chước mà là tôi học bà, rồi biến nó thành của mình”.
Sự lớn mạnh của AAA là thành quả rõ
ràng nhất cho sự học hỏi không ngừng đó. Bản lĩnh, ham học hỏi cộng với việc
hành trang là hai chữ “tâm” - “tài” làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động, từ
một trường phòng, giờ chị đã điều hành doanh nghiệp có số vốn lên đến hơn 1000
tỷ đồng với hơn 700 nhân viên. Dưới sự điều hành của chị, AAA tăng trưởng không
ngừng. Doanh thu năm sau cao hơn năm trước, tăng trưởng trung bình đạt
150%/năm. Công ty liên tục đa dạng hóa sản phẩm. Trong đó có nhiều sản phẩm mới
như bảo hiểm điện thoại di động, bảo hiểm y tế toàn cầu, bảo hiểm chăm sóc phụ
nữ… Hệ thống quản lý được ứng dụng công nghệ hiện đại. Từ một công ty với văn
phòng chưa nay 16m2, hiện nay chi nhánh và văn phòng đại diện của
AAA đã có mặt ở hơn 40 tỉnh thành. Điều đáng nói là trong giai đoạn hiện nay,
khi nền kinh tế thế giới và trong nước đang có nhiều khó khăn, nhưng AAA vẫn
phát triển tốt. Chưa dừng lại ở đó, bà chủ của AAA còn đang thực hiện nhiều dự
án khác như hợp tác với Công ty Vinamotor xây dựng trạm dừng chân trên các
tuyến quốc lộ, đầu tư bất động sản, khai thác tàu biển…
Với những gì đã làm được, Đỗ Thị Kim
Liên thực sự tỏa sáng. Tuy nhiên, chị cũng không bao giờ quên những người thầy,
những người bạn, những người đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho chị khẳng
định bản thân. Trong đó có gia đình chị. “Bạn khó mà thành công nếu không có
một gia đình hạnh phúc. Tôi may mắn có được người chồng hiểu đến mọi ngõ ngách
trong tâm hồn mình. Anh chăm chút cho tôi từ những điều nhỏ nhất trong cuộc
sống. Anh như một người thầy, một người bạn, thậm chí có lúc như người cha,
người mẹ của tôi vậy”, chị nói về chồng với tất cả sự yêu thương. Có một người
chồng hết lòng thương yêu, những đứa con ngoan ngoãn là động lực lớn nhất để
chị phấn đấu, nỗ lực trong công việc.
Gia đình là niềm tự hào lớn nhất của
chị, cho nên dù bận rộn đến mấy, chị luôn dành thời gian cho gia đình. Sẵn sàng
vào bếp nấu những món ăn ngon mà chồng ưa thích, bất kể lúc nào cũng có thể sắp
xếp thời gian để làm một bữa tiệc nhỏ cho gia đình, đó là cách chị vun đắp cho
hạnh phúc của mình. Bằng bí quyết đó, chắc chắn “lâu đài” hạnh phúc của chị sẽ
được xây cao mãi. Chính điều này giúp chị yean tâm điều hành AAA ngày càng phát
triển rộng khắp và vững mạnh hơn.
ĐỌC NHIỀU
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò ...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11,1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi h...
-
SOCRATES – NHÀ THÔNG THÁI VĨ ĐẠI Socrates ( 470 – 399 TCN ) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong ...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
Bác sĩ Nguyễn Duy Cương đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cá nhân và k...
DANH MỤC
- A
- ABRAHAM LINCOLN
- ANH HÙNG
- ARTHUR ASHE
- B
- BÁC SĨ
- BÀI CA
- BENJAMIN SPOCK
- C
- CA SĨ
- CẦU THỦ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHIẾN LƯỢC GIA
- CHÍNH KHÁCH
- CHÍNH TRỊ
- CHÍNH TRỊ GIA
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CỐ VẤN
- CÔNG CHÚA
- CÔNG GIÁO
- D
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN PHILIPPINES
- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
- DANH NHÂN VẦN
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH NHÂN VIỆT NAM
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄM XƯA
- DIỄN GIẢ
- DIỄN VĂN
- DIỄN VIÊN
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- DONALD TRUMP
- ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
- ĐẠI THI HÀO
- ĐẠI TƯỚNG
- ĐẤT NƯỚC
- G
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIÁM MỤC
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SĨ
- GIÁO SƯ
- GỐC BALTIC
- GỐC DO THÁI
- GỐC PHÁP
- GỐC PHI
- Günter Wilhelm Grass
- H
- HIỀN GIẢ
- HIỀN TÀI
- HIỆN TẠI
- HOA KỲ
- HỌA SĨ
- HOÀNG ĐẾ
- HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
- HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
- HOÀNG TỬ
- I
- J.K ROWLING
- KHOA HỌC
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
- KINH TẾ
- KINH TẾ GIA
- KỸ SƯ
- L
- LÃNH TỤ
- LIÊN BANG XÔ VIẾT
- LINH MỤC CÔNG GIÁO
- LUẬN VỀ DANH NGÔN
- LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
- LUẬT SƯ
- LƯƠNG THẾ VINH
- M
- MARTIN LUTHER
- MARTIN LUTHER KING
- MỤC SƯ
- N
- NAPOLEON HILL
- NGÂN HÀNG
- NGHỆ NHÂN
- NGHỆ SĨ
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- NGUYÊN KHÍ
- NGUYỄN TRÃI
- NGƯỜI ANH
- NGƯỜI ÁO
- NGƯỜI BỈ
- NGƯỜI CUBA
- NGƯỜI DO THÁI
- NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
- NGƯỜI ĐAN MẠCH
- NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
- NGƯỜI ĐỨC
- NGƯỜI HINDU
- NGƯỜI IRELAND
- NGƯỜI ISRAEL
- NGƯỜI MẪU
- NGƯỜI MỸ
- NGƯỜI MÝ
- NGƯỜI NGA
- NGƯỜI NHẬT
- NGƯỜI PHÁP
- NGƯỜI PHÁT MINH
- NGƯỜI SCOTLAND
- NGƯỜI TRUNG QUỐC
- NGƯỜI VIỆ
- NGƯỜI VIỆT
- NGƯỜI VIỆT NAM
- NGƯỜI Ý
- NHÀ BÁC HỌC
- NHÀ BÁO
- NHÀ CHẾ TẠO
- NHÀ CỐ VẤN
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
- NHÀ GIÁO
- NHÀ HÓA HỌC
- NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
- NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ PHÁT MINH
- NHÀ PHỤC HƯNG
- NHÀ QUÂN SỰ
- NHÀ SÁNG CHẾ
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SINH VẬT HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ SỬ HỌC
- NHÀ TẠO MẪU
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THIÊN VĂN HỌC
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ TỪ THIỆN
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VĂN VIỆT NAM
- NHÀ VẬT LÝ
- NHÀ VẬT LÝ HỌC
- NHÀ VIẾT KỊCH
- NHÀ VIRUS HỌC
- NHÀ XÃ HỘI HỌC
- NHẠC CÔNG
- NHẠC SI
- NHẠC SĨ
- NHẠC SĨ TÂN NHẠC
- NHẦ VẬT LÝ
- NHÂN KHẨU HỌC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
- NHẬT BẢN
- NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHIẾP ẢNH GIA
- NỮ THỐNG THỐNG
- OPRAH WINFREY
- ÔNG CHỦ
- P
- PHI HÀNH GIA
- PHILIPPINES
- PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
- PHƯƠNG TRÌNH
- PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
- PLATON
- S
- SÁCH HAY
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- T
- TÁC GIA
- TÁC GIẢ
- TÀI CHÍNH
- THÁI LAN
- THÀNH LỘC
- THÂN NHÂN TRUNG
- THẦY THUỐC
- THI HÀO
- THI SĨ
- THƠ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
- TK - NGHIỆM
- TỔNG BÍ THƯ
- TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TỔNG THỐNG
- Tổng thống Mỹ
- TRIẾT GIA
- TRỊNH CÔNG SƠN
- TRUNG QUỐC
- TỰ VẤN
- TỶ PHÚ
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VĂN SĨ
- VẬT LÝ
- VẬT LÝ LÝ THUYẾT
- VỆT NAM
- VIỆT KIỀU
- VIỆT NAM
- VÕ TƯỚNG
- VOLTAIRE
- VỘI VÀNG
- Vua
- XUÂN DIỆU
- XUÂN QUỲNH
- XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
BÀI VIẾT
-
▼
2024
(43)
-
▼
tháng 11
(8)
- Joe Biden - Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ (2021– 20...
- Trần Việt Quân - Người lan tỏa ước mơ về một cộng ...
- Donald Trump - Doanh nhân, tỷ phú, chính trị gia n...
- Nguyên Hồng - Nhà văn người Việt Nam
- Duy Quang - ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Việt Nam
- Thành Lộc - Diễn viên Việt Nam
- Fritz Hofmann - Nhà hóa học Người Đức
- Tim Cook - Doanh nhân người Mỹ - Hiện là Tổng Giám...
-
▼
tháng 11
(8)
Copyright ©
THẾ GIỚI DANH NHÂN | Bản quyền thuộc về DANH NHÂN VĂN HÓA - HOÀNG GIA
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia