04 tháng 11 2024
28 tháng 2 2023
Hoàng Việt (nhạc sĩ) – Nhạc sĩ nổi tiếng Người Việt
Hoàng Việt (nhạc sĩ) – Nhạc sĩ nổi tiếng Người Việt
Hoàng Việt (nhạc sĩ) – Nhạc sĩ nổi tiếng Người Việt
MỤC
LỤC |
THÔNG
TIN |
Sinh |
Lê Chí Trực 28 tháng 2, 1928 Chợ Lớn, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương |
Mất |
31 tháng 12, 1967 (39 tuổi) Cái Bè, Tiền Giang, Việt Nam Cộng hòa |
Giới tính |
Nam |
Quốc tịch |
Việt Nam |
Dân tộc |
Kinh |
Nghề nghiệp |
Nhạc sĩ |
Khen thưởng |
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân |
Sự nghiệp chính |
Âm nhạc |
Bút danh |
Lê Trực – Hoàng Việt Hận – Hoàng Việt – Lê
Quỳnh |
Giai đoạn sáng tác |
1944–1967 |
Dòng nhạc |
Nhạc đỏ - Lãng mạn – Giao hưởng |
Thành viên của |
Đoàn Văn công Trung Nam Bộ, Đoàn Văn công
phân liên khu miền Đông Nam Bộ, Đoàn Văn công Quân giải phóng miền Nam |
Giải thưởng |
Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (năm 1996) Văn
học nghệ thuật |
Lê Chí Trực (28
tháng 2 năm 1928 – 31 tháng 12 năm 1967), hay còn được biết đến rộng rãi với
bút danh Hoàng Việt, là một nhạc sĩ
người Việt Nam. Ông là một trong những nhạc sĩ đáng chú ý trong giai đoạn chiến
tranh Việt Nam với nhiều tác phẩm nổi tiếng được sáng tác như "Tình ca", "Nhạc rừng", "Lên ngàn", "Lá xanh", "Quê hương".
Nhạc phẩm "Tình ca" do ông sáng tác năm 1957 đã ra đời trong những năm đầu Việt Nam bị chia cắt, là một trong ca khúc nổi tiếng nhất của ông, mở ra dòng ca khúc đấu tranh thống nhất đất nước trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. Ngay sau khi ra đời, "Tình ca" đã được ca sĩ Quốc Hương thu thanh và phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và gây được sự chú ý của thính giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ca khúc đã bị một số quan chức văn hóa và cả một số văn nghệ sĩ phê phán, khiến cho ca khúc nhanh chóng bị cấm phát hành. Hoàng Việt còn là một trong những nhạc sĩ tiên phong trong sáng tác và phát triển nhạc giao hưởng tại Việt Nam. Bản giao hưởng sử thi đồ sộ "Quê hương" được ông sáng tác năm 1964 là tác phẩm đầu tiên của nền âm nhạc hàn lâm Việt Nam. Năm 1966, Hoàng Việt cùng một số văn nghệ sĩ vào phục vụ chiến trường miền Nam. Ông qua đời ngày 31 tháng 12 năm 1967 tại quê ngoại của mình, tỉnh Tiền Giang sau khi tham gia chiến đấu trong chiến tranh Việt Nam.
Hoàng
Việt được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.
Ngày 22 tháng 11 năm 2011, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ
trang nhân dân cùng 4 nhạc sĩ đương thời nổi tiếng khác. Tuy cuộc đời và sự nghiệp
nghệ thuật không kéo dài nhưng Hoàng Việt được nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ và khán
giả nhận định ông đã để lại cho nền âm nhạc Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi
nhận – www.danhnhan.net
06 tháng 11 2022
Adolphe Sax – Nhà phát minh người Bỉ
Adolphe Sax – Nhà phát minh người Bỉ
Antoine Joseph Adolphe Sax (6 tháng 11 năm 1814 –
7 tháng 2 năm 1894) là nhạc sĩ, nhạc công chơi flute và clarinet và nghệ
nhân chế tạo nhạc cụ. Adolphe sinh ra trong một gia đình có truyền thống chế tạo
và sản xuất nhạc cụ. Thân phụ ông là Charles Sax vốn sản xuất nhạc cụ cho triều
đình Hà Lan lúc bấy giờ. Charles Sax được biết đến như người phát triển hệ thống
cần bấm xoay (rotate valves) được ứng dụng rộng rãi trong các loại kèn đồng
ngày nay. Vì thế nên Adolphe được tiếp thu kĩ thuật chế tạo nhạc cụ từ cha ông
khi còn rất trẻ.
Adolphe đã học chơi kèn Clarinet và
sáo tại đại học hoàng gia Brussels, và là một người chơi nhạc tài năng. Nhưng
niềm đam mê sáng chế đã khiến ông quay về với truyền thống chế tạo nhạc cụ của
gia đình. Và ông cũng chính là người có những đóng góp quan trọng trong việc cải
tiến dòng họ kèn Horn. Chính vì vậy ngày nay nó đã được đặt theo tên ông,
Saxhorn. Ngoài ra ông còn tái thiết kế kèn Bass Clarinet lên một tiêu chuẩn
tiên tiến vượt bậc như ngày nay. Hơn thế nữa, lúc bấy giờ ông còn mong muốn chế
tạo một loại nhạc cụ kết hợp đặc tính của cả Clarinet va Flute. Và cuối cùng loại
nhạc cụ mà ông mong muốn cũng đã ra đời vào năm 1840, đó chính là saxophone.
Ban đầu saxophone được dùng nhiều trong quân nhạc về sau cây kèn quý tộc này được
ứng dụng trong Opera và sau nữa là nhạc Pop, Rock, Jazz.
Ông cũng được biết đến là người chơi
Saxophone đầu tiên. Sau khi phát minh ra Saxophone ông đã chuyển đến Paris và
làm giáo viên Nhạc viện Paris, để phát triển sự nghiệp biểu diễn Sax của mình.
Sau khi Adolphe Sax mất, 1894, con trai của ông là Adolphe Edouard Sax đã thừa
kế và tiếp tục xưởng sản xuất cho đến 1928, trước khi nó được bán cho Công ty
Henri Selmer.
Sưu tầm THẾ GIỚI DANH NHÂN
12 tháng 9 2022
Lưu Hữu Phước - Nhạc sĩ nổi tiếng người Việt Nam
Lưu Hữu Phước - Nhạc sĩ nổi tiếng người Việt Nam
Lưu Hữu Phước
(12 tháng 9 năm 1921 – 8 tháng 6 năm 1989) là một nhạc sĩ người Việt Nam. Ông
là tác giả của những bài hát có tầm ảnh hưởng thời Chiến tranh Việt Nam.
Ông là giáo sư, viện sĩ, nhà lý luận
âm nhạc; nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hóa của Chính phủ Cách mạng Lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam; nguyên Đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa
và Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thời trẻ và bước đầu của sự nghiệp
Lưu Hữu Phước
sinh ngày 12 tháng 9 năm 1921 tại quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc thành phố
Cần Thơ). Thuở nhỏ ông được cha cho học đàn kìm, về sau có chơi cả mandolin,
guitar và tự học lý thuyết âm nhạc.
Khoảng cuối thập niên 1930, Lưu Hữu
Phước lên Sài Gòn học tại trường Petrus Ký. Trong thời gian này, ông kết thân với
Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, làm thành bộ 3 Huỳnh - Mai
- Lưu, thành lập Câu lạc bộ Học sinh (Scholar Club) ở trường trung học Petrus
Ký... là đầu mối hội tụ những học sinh, sinh viên yêu nước. Cũng trong thời
gian này, ông sáng tác bài hát "La Marche des Étudiants" vào cuối năm
1939, và cùng Mai Văn Bộ đặt lời tiếng Pháp để làm bài hát chính thức của Câu lạc
bộ.
Sau khi đỗ tú tài, Lưu Hữu Phước ra
Hà Nội học trường Y - Dược, thuộc Viện Đại học Đông Dương (1940-1944). Thời
này, do ảnh hưởng của phong trào Mặt trận Bình dân ở Pháp nên phong trào đấu
tranh chính trị của sinh viên Đông Dương rất mạnh mẽ. Lưu Hữu Phước nhanh chóng
trở thành một trong những thủ lĩnh của phong trào, và có dịp tiếp xúc với một số
thành viên của Việt Minh. Trong những đợt tổ chức các hoạt động về nguồn của sinh
viên, Lưu Hữu Phước đã sáng tác được nhiều ca khúc nổi tiếng, như: "Non
sông gấm vóc", "Bạch Đằng Giang", "Ải Chi Lăng", "Hát
giang trường hận" (sau đổi tên là Hồn tử sĩ), "Hờn sông
Gianh", "Người xưa đâu tá" và "Hội nghị Diên Hồng" nhằm hun đúc tình thần dân tộc cho thanh
niên.
Nhân cuộc hành hương về Đền Hùng nhân
ngày Giỗ tổ Hùng Vương năm 1942, nhằm thức tỉnh sinh viên từ bỏ mộng học giỏi đỗ
cao để làm quan cho thực dân Pháp, đồng lòng quyết tâm trau dồi ý thức cứu dân,
cứu nước, sẵn sàng tiến lên "đáp lời sông núi" khi Tổ quốc cần, Lưu Hữu
Phước đã sửa phần lời Việt của bài "La Marche des Étudiants" thành
bài "Thanh niên hành khúc", biểu diễn dưới chân núi Nghĩa Lĩnh do một
dàn hợp xướng mấy chục người trình diễn,
Ngày 21 tháng 3 năm 1943, vở ca kịch
Tục lụy của ông được trình diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Cái tên Lưu Hữu Phước
trở nên nổi tiếng trong giới thanh niên Việt Nam thời bấy giờ.
Lưu Hữu Phước còn có những bút danh
khác: Huỳnh Minh Siêng, Long Hưng, Anh Lưu, Hồng Chí.
Năm 1944, Lưu Hữu Phước được Mặt trận
Việt Minh giao nhiệm vụ vào Nam tham gia vận động cách mạng cùng với lúc nổ ra
phong trào của đông đảo sinh viên ba miền Nam - Trung - Bắc rủ nhau bỏ học để
trực tiếp tham gia hoạt động cách mạng. Nhóm Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng,
Mai Văn Bộ và Đặng Ngọc Tốt trong một
đêm đã tập trung soạn ba bài hát: "Xếp bút nghiên", "Mau về
Nam" và "Gieo ánh sáng" để kịp thời cổ vũ cho phong trào này,
còn được gọi là phong trào Xếp bút nghiên, rầm rộ kéo dài đến mãi tận ngày Cách
mạng tháng Tám năm 1945, cùng với sự ra đời của bài ca "Khúc khải
hoàn" của ông.
Tham gia công tác văn nghệ
Sau khi Pháp gây hấn ở Nam Bộ, Lưu Hữu
Phước tham gia công tác tuyên truyền với chức vụ Giám đốc phòng xuất bản Nam Bộ
trong một thời gian ngắn. Tháng 5 năm 1946, Lưu Hữu Phước được điều động ra Hà
Nội, nhận nhiệm vụ thành lập Trung ương Nhạc viện (thành lập tháng 9 năm 1946),
sau đó ông cùng tập thể Hội Văn hoá Cứu quốc tản cư đi kháng chiến chống Pháp ở
Việt Bắc. Ông được giao nhiệm vụ thành lập đội Thiếu nhi tuyên truyền xung
phong, sau được đổi tên là Đoàn nhạc kịch Thiếu nhi kháng chiến thuộc Trung
ương Nhạc viện. Đoàn đã lần lượt trình diễn một số vở ca kịch do ông sáng tác
như Con thỏ ngọc, Diệt sói lang, Phá mưu bù nhìn, Hai chàng lưng gù và Hái hoa
dâng Bác (nhân kỷ niệm 60 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, về sau được Thái
Ly chuyển soạn thành vở vũ kịch Chúc thọ Bác Hồ vào năm 1960, vở vũ kịch đầu
tiên của Việt Nam. Năm 1950, ông được giao nhiệm vụ thành lập Trường Thiếu nhi
Nghệ thuật và được cử làm Giám đốc.
Trong chiến tranh Đông Dương, ông là
tác giả của nhiều tác phẩm âm nhạc như "Ca ngợi Hồ Chủ tịch", "Khúc khải hoàn", "Đông Nam Á châu đại hợp xướng",
"Tuổi hai mươi", "Thiếu nhi thế giới liên hoan", "Nông
dân vươn mình", "Hăngri Máctanh (Henri Martin)", "Em yêu chị
Rây-mông", "Cả cuộc đời về ta"...
Trong chiến tranh Việt Nam, từ năm
1954 đến 1965, Lưu Hữu Phước tập kết ra Bắc, làm Trưởng ban Nghiên cứu Nhạc-Vũ
thuộc Vụ Nghệ thuật, Bộ Văn hoá, sau đó làm Vụ trưởng Vụ Âm nhạc và Múa, ngoài
ra còn được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt
Nam, Ban Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Ông cũng có công tổ chức sưu tầm dân ca
và đã cho ra đời công trình nghiên cứu quan họ. Ông còn góp công thành lập Trường
Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), Trường Múa, Trường
Sân khấu Điện ảnh, Nhà hát Giao hưởng Hợp xướng Nhạc Vũ Kịch Việt Nam.
Tháng 2 năm 1965, Lưu Hữu Phước được
cử vào Nam, giữ chức Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng, sau đó Bộ trưởng Bộ
Thông tin Văn hóa của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Trong giai đoạn này, ông đã sáng tác các bài hát như "Dưới cờ Đảng vẻ
vang", "Tình Bác sáng đời ta", "Bài hát Giải phóng
quân", "Giờ hành động", "Hành khúc giải phóng",
"Xuống đường", "Tiến về Sài Gòn", đặc biệt là "Giải
phóng miền Nam" – bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam Việt Nam.
Sau năm 1975, ông trở về làm Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Âm nhạc (1978-1989), được phong học hàm Giáo sư và Viện sĩ
thông tấn của Viện Hàn lâm Nghệ thuật CHDC Đức, được bầu làm Chủ tịch Hội đồng
Âm nhạc Quốc gia, Thành viên Hội đồng Âm nhạc Quốc tế, ngoài ra còn là Chủ nhiệm
Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học
Nghệ thuật Việt Nam.
Ông mất ngày 8 tháng 6 năm 1989 tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Sự nghiệp âm nhạc
Lưu Hữu Phước được xem là một trong
những nhạc sĩ đầu đàn, một tài năng lớn của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại, đại
diện cho phái âm nhạc Nam Bộ trong thời điểm khởi đầu của nền tân nhạc. Ông là
một tên tuổi lớn trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam, một danh nhân văn hóa Việt
Nam; là một trong những người đầu tiên sử dụng rất thành công thể loại hành
khúc – một thể loại từ âm nhạc phương Tây. Ông đã trở thành tác giả của những
chính ca xuất sắc, có tầm tư tưởng lớn, giá trị nghệ thuật rất cao và có giá trị
lịch sử. Ông là tác giả Quốc ca của cả hai chính thể đối lập nhau là Việt Nam Cộng
hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Những bài chính ca tiêu biểu của ông gồm:
"Thanh niên hành khúc": Bài
hát chính thức của tổ chức Thanh niên Tiền phong. Sau này chính quyền Việt Nam
Cộng hòa chỉnh lại ca từ và chọn bài này làm Quốc ca với tên Tiếng gọi công
dân. Mặc dù bị Lưu Hữu Phước cực lực phản đối do sử dụng trái phép bài hát này,
bài hát Tiếng gọi công dân vẫn được sử dụng rộng rãi tại Miền Nam Việt Nam cho
tới ngày 30-04-1975. Đến nay bài hát này được phổ biến với lời gốc.
"Lên đàng": Bài hát chính
thức của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
"Hồn tử sĩ": Bài hát được
dùng trong các lễ tang theo nghi thức nhà nước của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bài hát này trước 1975 cũng được Việt Nam Cộng
hòa sử dụng trong các nghi thức lễ tang quân đội.
"Giải phóng miền Nam": Bài
hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quốc ca Cộng
hòa miền Nam Việt Nam.
Ngoài thể chính ca, Lưu Hữu Phước viết
ca khúc trữ tình cũng rất thành công. Có lẽ do những yêu cầu của xã hội, của thời
cuộc lúc đó mà ông đã phát huy sở trường nhiều ở thể chính ca, ít sáng tác bài
ca trữ tình. Lưu Hữu Phước còn sáng tác cho thiếu nhi rất nhiều bài hát có giá
trị lớn, nổi tiếng một thời, đến nay vẫn là chuẩn mực cho thể loại ca khúc thiếu
nhi: "Thiếu nhi thế giới liên hoan", "Reo vang bình
minh",...
Danh hiệu, tôn vinh
Với những đóng góp của Lưu Hữu Phước
vào nền âm nhạc Việt Nam, ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng nhiều huân
chương, huy chương, trong đó có Huân chương Độc lập hạng nhất (1987), giải thưởng
Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 (1996)
Sau năm 1975, được phong học hàm Giáo
sư và Viện sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm Nghệ thuật CHDC Đức.
Một công viên tại Quận Ninh Kiều,
Thành phố Cần Thơ mang tên Lưu Hữu Phước. Công viên Lưu Hữu Phước có diện tích
là 20.055 m². Nhìn từ bên ngoài công viên trông giống một ốc đảo xanh giữa lòng
Thành phố Cần Thơ. Nhìn từ trên cao, công viên có hình cây đàn gui-ta như tri
ân những cống hiến của ông đối với nền âm nhạc nước nhà.
Một trường Trung học Phổ thông tại Quận
Ô Môn, thành phố Cần Thơ mang tên Trường Trung học Phổ thông Lưu Hữu Phước. Tên
ông còn được đặt cho một số trường tiểu học trên cả nước.
Tên của ông được đặt tên cho một con
phố ở Hà Nội nằm trong khu đô thị Mỹ Đình II. Phố Lưu Hữu Phước dài 490m, rộng
17,5m, từ đường Lê Đức Thọ đến đường Nguyễn Cơ Thạch, thuộc phường Mỹ Đình 2,
quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Kể từ ngày 07/10/2016, đường Lưu Hữu
Phước được kéo dài sang phía bên kia đường Nguyễn Cơ Thạch, qua các trường Lê
Quý Đôn, Việt Úc và khu chung cư An Lạc.
Các tác phẩm
Ca khúc
·
Ải Chi Lăng
·
Bạch Đằng Giang
·
Bài hát giải phóng quân
·
Bạn đường đi hội đền Hùng
·
Ca ngợi Hồ chủ tịch (Lãnh tụ ca)
(1947)
·
Cả cuộc đời về ta (1958)
·
Dưới cờ Đảng vẻ vang (1960)
·
Đông Nam Á châu đại hợp xướng (1948)
·
Em yêu chị Raymonde (1948)
·
Giải phóng miền Nam (1961)
·
Gieo ánh sáng
·
Giờ hành động
·
Hành khúc Giải phóng
·
Hành khúc học sinh trường Châu Văn
Liêm
·
Hát Giang Trường Hận (1942 - 1943)
·
Henri Martin
·
Hội nghị Diên Hồng
·
Hờn sông Gianh (1944)
·
Hồn tử sĩ (1946)
·
Hương Giang dạ khúc
·
Khúc khải hoàn (1945)
·
Kinh cầu nguyện
·
Lên đàng (1944)
·
Lục quân Trần Quốc Tuấn
·
Lời ru chim Lạc
·
Múa vui
·
Non sông gấm vóc
·
Nông dân vươn mình
·
Reo vang bình minh (1947)
·
Thanh niên 3 sẵn sàng (1965)
·
Thiếu nhi thế giới liên hoan (1950)
·
Tấm ảnh Bác Hồ
·
Tiến về Sài Gòn (1966)
·
Tiếng gọi thanh niên (Thanh niên hành
khúc, Tiếng gọi Công dân) (1939)
·
Tình Bác sáng đời ta (1969)
·
Thiếu nữ Việt Nam
·
Thượng lộ tiểu khúc
·
Tuổi hai mươi (1950)
·
Việt nữ gọi đàn
·
Vui xuân
·
Xuống đường
Các thể loại khác
Ca cảnh
·
Tụy lụy (phổ theo vở kịch của Khái
Hưng) (1943)
·
Con Thỏ Ngọc
·
Diệt sói lang
·
Hội nghị Diên hồng
Ca kịch
·
Bông sen
·
Phá mưu bù nhìn
Kịch múa
·
Hái hoa dâng Bác
ĐỌC NHIỀU
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò ...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11,1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi h...
-
SOCRATES – NHÀ THÔNG THÁI VĨ ĐẠI Socrates ( 470 – 399 TCN ) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong ...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
Bác sĩ Nguyễn Duy Cương đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cá nhân và k...
DANH MỤC
- A
- ABRAHAM LINCOLN
- ANH HÙNG
- ARTHUR ASHE
- B
- BÁC SĨ
- BÀI CA
- BENJAMIN SPOCK
- C
- CA SĨ
- CẦU THỦ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHIẾN LƯỢC GIA
- CHÍNH KHÁCH
- CHÍNH TRỊ
- CHÍNH TRỊ GIA
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CỐ VẤN
- CÔNG CHÚA
- CÔNG GIÁO
- D
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN PHILIPPINES
- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
- DANH NHÂN VẦN
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH NHÂN VIỆT NAM
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄM XƯA
- DIỄN GIẢ
- DIỄN VĂN
- DIỄN VIÊN
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- DONALD TRUMP
- ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
- ĐẠI THI HÀO
- ĐẠI TƯỚNG
- ĐẤT NƯỚC
- G
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIÁM MỤC
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SĨ
- GIÁO SƯ
- GỐC BALTIC
- GỐC DO THÁI
- GỐC PHÁP
- GỐC PHI
- Günter Wilhelm Grass
- H
- HIỀN GIẢ
- HIỀN TÀI
- HIỆN TẠI
- HOA KỲ
- HỌA SĨ
- HOÀNG ĐẾ
- HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
- HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
- HOÀNG TỬ
- I
- J.K ROWLING
- KHOA HỌC
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
- KINH TẾ
- KINH TẾ GIA
- KỸ SƯ
- L
- LÃNH TỤ
- LIÊN BANG XÔ VIẾT
- LINH MỤC CÔNG GIÁO
- LUẬN VỀ DANH NGÔN
- LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
- LUẬT SƯ
- LƯƠNG THẾ VINH
- M
- MARTIN LUTHER
- MARTIN LUTHER KING
- MỤC SƯ
- N
- NAPOLEON HILL
- NGÂN HÀNG
- NGHỆ NHÂN
- NGHỆ SĨ
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- NGUYÊN KHÍ
- NGUYỄN TRÃI
- NGƯỜI ANH
- NGƯỜI ÁO
- NGƯỜI BỈ
- NGƯỜI CUBA
- NGƯỜI DO THÁI
- NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
- NGƯỜI ĐAN MẠCH
- NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
- NGƯỜI ĐỨC
- NGƯỜI HINDU
- NGƯỜI IRELAND
- NGƯỜI ISRAEL
- NGƯỜI MẪU
- NGƯỜI MỸ
- NGƯỜI MÝ
- NGƯỜI NGA
- NGƯỜI NHẬT
- NGƯỜI PHÁP
- NGƯỜI PHÁT MINH
- NGƯỜI SCOTLAND
- NGƯỜI TRUNG QUỐC
- NGƯỜI VIỆ
- NGƯỜI VIỆT
- NGƯỜI VIỆT NAM
- NGƯỜI Ý
- NHÀ BÁC HỌC
- NHÀ BÁO
- NHÀ CHẾ TẠO
- NHÀ CỐ VẤN
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
- NHÀ GIÁO
- NHÀ HÓA HỌC
- NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
- NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ PHÁT MINH
- NHÀ PHỤC HƯNG
- NHÀ QUÂN SỰ
- NHÀ SÁNG CHẾ
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SINH VẬT HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ SỬ HỌC
- NHÀ TẠO MẪU
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THIÊN VĂN HỌC
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ TỪ THIỆN
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VĂN VIỆT NAM
- NHÀ VẬT LÝ
- NHÀ VẬT LÝ HỌC
- NHÀ VIẾT KỊCH
- NHÀ VIRUS HỌC
- NHÀ XÃ HỘI HỌC
- NHẠC CÔNG
- NHẠC SI
- NHẠC SĨ
- NHẠC SĨ TÂN NHẠC
- NHẦ VẬT LÝ
- NHÂN KHẨU HỌC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
- NHẬT BẢN
- NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHIẾP ẢNH GIA
- NỮ THỐNG THỐNG
- OPRAH WINFREY
- ÔNG CHỦ
- P
- PHI HÀNH GIA
- PHILIPPINES
- PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
- PHƯƠNG TRÌNH
- PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
- PLATON
- S
- SÁCH HAY
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- T
- TÁC GIA
- TÁC GIẢ
- TÀI CHÍNH
- THÁI LAN
- THÀNH LỘC
- THÂN NHÂN TRUNG
- THẦY THUỐC
- THI HÀO
- THI SĨ
- THƠ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
- TK - NGHIỆM
- TỔNG BÍ THƯ
- TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TỔNG THỐNG
- Tổng thống Mỹ
- TRIẾT GIA
- TRỊNH CÔNG SƠN
- TRUNG QUỐC
- TỰ VẤN
- TỶ PHÚ
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VĂN SĨ
- VẬT LÝ
- VẬT LÝ LÝ THUYẾT
- VỆT NAM
- VIỆT KIỀU
- VIỆT NAM
- VÕ TƯỚNG
- VOLTAIRE
- VỘI VÀNG
- Vua
- XUÂN DIỆU
- XUÂN QUỲNH
- XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
BÀI VIẾT
-
▼
2024
(43)
-
▼
tháng 11
(8)
- Joe Biden - Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ (2021– 20...
- Trần Việt Quân - Người lan tỏa ước mơ về một cộng ...
- Donald Trump - Doanh nhân, tỷ phú, chính trị gia n...
- Nguyên Hồng - Nhà văn người Việt Nam
- Duy Quang - ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Việt Nam
- Thành Lộc - Diễn viên Việt Nam
- Fritz Hofmann - Nhà hóa học Người Đức
- Tim Cook - Doanh nhân người Mỹ - Hiện là Tổng Giám...
-
▼
tháng 11
(8)
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia