Carl Friedrich Gauß - nhà toán học, vật lý học người Đức (1777 - 1855)
30 tháng 4 2024
16 tháng 3 2023
Georg Simon Ohm – Nhà vật lý người Đức
Georg Simon Ohm – Nhà vật lý người Đức
Georg Simon Ohm – Nhà vật lý người Đức
Georg Simon Ohm |
|
MỤC LỤC |
THÔNG TIN |
Sinh |
16
tháng 3 năm 1789 Erlangen,
Đức |
Mất |
6
tháng 7 năm 1854 (65 tuổi) Munich,
Đức |
Quốc
tịch |
Đức |
Trường
lớp |
Đại
học Erlangen |
Nổi
tiếng vì |
Định
luật Ohm Ohm's
phase law Ohm's
acoustic law |
Giải
thưởng |
Copley
Medal (1841) |
Sự nghiệp khoa học |
|
Ngành |
Vật
lý học |
Nơi
công tác |
Đại
học Munich |
Người
hướng dẫn luận án tiến sĩ |
Karl Christian von Langsdorf |
Georg Simon Ohm
(16/3/1789 - 6/7/1854) là một nhà vật lý người Đức. Khi là một giáo viên trung
học, Ohm bắt đầu nghiên cứu phát minh mới của Alessandro Volta, pin Volta. Ông
là người đã phát biểu định luật Ohm (đọc là Ôm).
Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện
qua một dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thời đó đã được ông tìm
ra khi ông chỉ là một giáo viên dạy Vật lý ở tỉnh lẻ. Thời đó chỉ bằng các dụng
cụ đo rất thô sơ, chưa có ampe kế, vôn kế... như bây giờ, nhưng với lòng say mê
nghiên cứu khoa học và được sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè, ông đã kiên trì
tiến hành hàng loạt thí nghiệm và đã thành công. Kết quả nghiên cứu của ông gọi
là định luật Ohm, công bố năm 1827. Cho tới cuối thế kỉ XIX, định luật này mới được
các nhà vật lý học trên toàn thế giới công nhận và được ứng dụng rộng rãi.
Ông qua đời tại Munich vào năm 1854
và được chôn cất ở Südlicher Friedhof.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi nhận – www.danhnhan.net
cập nhật
14 tháng 3 2023
Albert Einstein – Nhà vật lý lý thuyết người Đức, được công nhận là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại
Albert Einstein – Nhà vật lý lý thuyết người Đức, được công nhận là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại
Albert Einstein |
|
MỤC LỤC |
THÔNG TIN |
Sinh |
14
tháng 3 năm 1879 Ulm,Vương
quốc Württemberg, Đế quốc Đức |
Mất |
18
tháng 4 năm 1955 (76 tuổi) Princeton,
New Jersey, Hoa Kỳ |
Học
vị |
Trường
bách khoa liên bang ở Zurich (chứng chỉ giảng dạy liên bang, 1900) Đại
học Zurich (Tiến sĩ, 1905) |
Nổi
tiếng vì |
Thuyết
tương đối rộng Thuyết
tương đối hẹp Hiệu
ứng quang điện E=mc2
(phương trình khối lượng–năng lượng) E=hf
(phương trình Planck–Einstein) Thuyết
chuyển động Brown Phương
trình trường Einstein Thống
kê Bose–Einstein Ngưng
tụ Bose–Einstein Sóng
hấp dẫn Hằng
số vũ trụ Thuyết
trường thống nhất Nghịch
lý EPR |
Phối
ngẫu |
Mileva
Marić (cưới
1903–1919) Elsa
Löwenthal (cưới
1919–1936) |
Con
cái |
Lieserl
– Hans Albert – Eduard "Tete" |
Giải
thưởng |
Huy
chương Barnard (1920) Giải
Nobel Vật lý (1921) Huy
chuơng Matteucci (1921) ForMemRS
(1921)[1] Huy
chương Copley (1925)[1] Huy
chương vàng của Hội Thiên văn học Hoàng gia (1926)[2] Huy
chương Max Planck (1929) Viện
sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (1942)[3] Nhân
vật thế kỷ của Time (1999) |
SỰ NGHIỆP KHOA HỌC |
|
Ngành |
Vật
lý, triết học |
Nơi
công tác |
Văn
phòng Sáng chế Thụy Sĩ (Bern) (1902–1909) Đại
học Bern (1908–1909) Đại
học Zurich (1909–1911) Đại
học Karl ở Praha (1911–1912) ETH
Zurich (1912–1914) Viện
Hàn lâm Khoa học Phổ (1914–1933) Đại
học Berlin Humboldt (1914–1933) Viện
Kaiser Wilhelm (giám đốc, 1917–1933) Hiệp
hội Vật lý Đức (chủ tịch, 1916–1918) Đại
học Leiden (thỉnh giảng, 1920) Viện
Nghiên cứu Cao cấp Princeton, Đại học Princeton (1933–1955) Viện
Công nghệ California (thỉnh giảng, 1931–1933) Đại
học Oxford (thỉnh giảng, 1931–1933) Đại
học Brandeis (giám đốc, 1946–1947) |
Luận
án |
Eine
neue Bestimmung der Moleküldimensionen (Một cách xác định chiều phân tử mới)
(1905) |
Người
hướng dẫn luận án tiến sĩ |
Alfred
Kleiner |
Cố
vấn nghiên cứu khác |
Heinrich
Friedrich Weber |
Ảnh
hưởng bởi |
Hendrik
Lorentz Hermann
Minkowski |
Ảnh
hưởng tới |
Hầu
như toàn bộ các nhà vật lý hiện đại |
Albert Einstein
(tiếng Đức: [ˈalbɛʁt ˈʔaɪnʃtaɪn] (
nghe); phiên âm tiếng Việt: Anhxtanh; 14
tháng 3 năm 1879 –18 tháng 4 năm 1955) là một nhà vật lý lý thuyết người Đức,
được công nhận là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại. Người đã
phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại
(trụ cột còn lại là cơ học lượng tử). Mặc dù được biết đến nhiều nhất qua
phương trình về sự tương đương khối lượng-năng lượng được xem là "phương trình nổi tiếng nhất thế giới",
ông lại được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 "cho những cống hiến của ông
đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng
quang điện". Công trình về hiệu ứng quang điện của ông mang tính bước ngoặt
khai sinh ra lý thuyết lượng tử.
Khi bắt đầu sự nghiệp của mình,
Einstein đã nhận ra cơ học Newton không còn có thể thống nhất các định luật của
cơ học cổ điển với các định luật của trường điện từ. Từ đó ông phát triển thuyết
tương đối đặc biệt, với các bài báo đăng trong năm 1905. Tuy nhiên, ông nhận thấy
nguyên lý tương đối có thể mở rộng cho cả trường hấp dẫn, và điều này dẫn đến sự
ra đời của lý thuyết về hấp dẫn trong năm 1916 - năm ông xuất bản một bài báo về
thuyết tương đối tổng quát. Ông tiếp tục nghiên cứu các bài toán của cơ học thống
kê và lý thuyết lượng tử, trong đó đưa ra những giải thích về lý thuyết hạt và
sự chuyển động của các phân tử. Ông cũng nghiên cứu các tính chất nhiệt học của
ánh sáng và đặt cơ sở cho lý thuyết lượng tử ánh sáng. Năm 1917, Einstein sử dụng
thuyết tương đối tổng quát để miêu tả mô hình cấu trúc của toàn thể vũ trụ. Cùng
với Satyendra Nath Bose, năm 1924-1925 ông tiên đoán một trạng thái vật chất mới
đó là ngưng tụ Bose-Einstein của những hệ lượng tử ở trạng thái gần độ không
tuyệt đối. Tuy cũng là cha đẻ của thuyết lượng tử, nhưng ông lại tỏ ra khắt khe
với lý thuyết này. Điều này thể hiện qua những tranh luận của ông với Niels
Bohr và nghịch lý EPR về lý thuyết lượng tử.
Khi ông đang thăm Hoa Kỳ thì Adolf
Hitler lên nắm quyền vào năm 1933, do vậy ông đã không trở lại nước Đức, nơi
ông đang là giáo sư ở Viện Hàn lâm Khoa học Berlin. Ông định cư tại Hoa Kỳ và
chính thức trở thành công dân Mỹ vào năm 1940. Vào lúc sắp diễn ra Chiến tranh
thế giới lần hai, ông đã ký vào một lá thư cảnh báo Tổng thống Franklin D.
Roosevelt rằng Đức Quốc Xã có thể đang nghiên cứu phát triển "một loại bom
mới cực kỳ nguy hiểm" và khuyến cáo nước Mỹ nên có những nghiên cứu tương
tự. Điều đó dẫn đến sự ra đời của Dự án Manhattan sau này. Einstein ủng hộ việc
bảo vệ các lực lượng Đồng Minh, nhưng nhìn chung, ông chống lại việc sử dụng
phát kiến mới về phân hạch hạt nhân làm vũ khí. Sau này, cùng với nhà triết học
người Anh Bertrand Russell, ông đã ký Tuyên ngôn Russell–Einstein, nêu bật sự nguy
hiểm của vũ khí hạt nhân. Einstein làm việc tại Viện Nghiên cứu Cao cấp ở
Princeton, New Jersey cho đến khi ông qua đời vào năm 1955.
Einstein đã công bố hơn 300 bài báo
khoa học và hơn 150 bài viết khác về những chủ đề khác nhau, ông cũng nhận được
nhiều bằng tiến sĩ danh dự trong khoa học, y học và triết học từ nhiều cơ sở
giáo dục đại học ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ông được tạp chí Time bầu chọn là người
có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.
///---
THẾ GIỚI DANH NHẬN ghi nhận – www.danhnhan.net
06 tháng 3 2023
Joseph von Fraunhofer – Nhà vật lý quang học người Đức
Joseph von Fraunhofer – Nhà vật lý quang học người Đức
Joseph von Fraunhofer – Nhà vật lý quang học người Đức
Joseph von Fraunhofer (6 tháng 3 năm 1787 - 7 tháng 6 nam 1826)
là một nhà vật lý quang học người Đức. Ông được biết đến nhờ công lao khám phá
ra phổ hấp thụ của ánh sáng Mặt Trời. Phổ hấp thụ này có các vạch hấp thụ quang
phổ (với đặc trưng tối); tập hợp của các vạch hấp thụ này hiện nay gọi là các vạch
Fraunhofer. Khám phá này đã tạo nền tảng cho việc chế tạo ra kính quang phổ và
các kính viễn vọng tiêu sắc.
Tiểu sử
Fraunhofer
sinh tại Straubing. Ông trở thành trẻ mồ côi khi mới 11 tuổi và trở thành người
học việc cho một thợ làm kính khó tính tên là Philipp Anton Weichelsberger. Năm
1801, cửa hàng kính ông làm bị sụp và Fraunhofer bị lấp trong đống vụn.
Fraunhofer sau đó được Maximilian IV Joseph, một hoàng thân vùng Bavaria, thực
hiện ca phẫu thuật cứu sống. Sau đó vị hoàng thân này cung cấp cho Fraunhofer
sách và bắt người làm thuê của ông ta để Fraunhofer thời gian học hành.
Sau
tám tháng học, Fraunhofer tới làm tại viện quang phổ ở Benediktbeuern, một thầy
tu dòng Benedic đã truyền dạy cách làm kính cho ông, sau đó Fraunhofer khám phá
ra cách chế tác ra các loại kính quang phổ tốt nhất thế giới, ông đã lập ra các
phương thức để đo độ tán sắc. Năm 1818, Fraunhofer trở thành giám đốc viện
quang phổ. Nhờ các dụng cụ quang phổ tốt mà ông đã phát triển, Bavaria đã vượt
qua nước Anh để trở thành trung tâm của ngành công nghiệp quang học. Thậm chí
những người như Michael Faraday cũng
không thể sản xuất được loại kính có thể cạnh tranh với kính của Fraunhofer.
Sự
nghiệp lừng lẫy của Fraunhofer đã giúp ông giành được học vị tiến sĩ tại Đại học
Erlangen năm 1822. Năm 1824, ông được trao huân chương danh dự, trở thành một
quý tộc và một công dân danh dự của München. Tuy nhiên, cũng giống nhiều nhà chế
tác kính cùng thời, Fraunhofer cũng bị nhiễm độc hơi hoá học từ kim loại nặng
trong quá trình làm kính. Ông qua đời năm 1826 ở tuổi 39. Các công thức làm
kính đáng giá nhất của Fraunhofer được cho rằng cũng ra đi cùng cái chết của
ông.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi
nhận – www.danhnhan.net
06 tháng 9 2022
John Dalton – Nhà hóa học, Nhà vật lý người Anh
John Dalton – Nhà hóa học, Nhà vật lý người Anh
John Dalton (6
tháng 9, năm 1766 – 27 tháng 7, năm 1844) là một nhà hóa học, nhà vật lý người
Anh. Ông sinh ra trong một gia đình dệt vải nghèo tại Eaglesfield, một vùng
phía Tây Bắc nước Anh. Thời niên thiếu, để có đủ điều kiện tiếp tục theo học và
đeo đuổi lòng đam mê khoa học của mình, John Dalton phải trốn nhà để đi trợ giảng
ở một trường trung học tại Kendan (khi ấy, ông chỉ mới 15 tuổi). Vài năm sau,
khi Dalton 19 tuổi, ông đã được cử giữ chức hiệu trưởng trường trung học này. Về
sau, ông trở nên nổi tiếng vì những đóng góp, lý giải của ông trong thuyết nguyên tử và các nghiên cứu của
ông về bệnh mù màu trong khi bản thân ông cũng mắc căn bệnh này (Dalton bị mù
màu đỏ lục). Lý thuyết về nguyên tử của Dalton là cơ sở để xây dựng các lý thuyết
khác về nguyên tử sau này.
Trong năm 1790 Dalton đã định chọn
ngành luật hay y khoa, nhưng dự định của ông không được khuyến khích của những
người thân, nên ông vẫn ở lại Kendal đến tận mùa xuân năm1793 ông mới di chuyển
đến Manchester. Dalton được bổ nhiệm làm một giáo viên dạy toán và khoa học tự
nhiên ở Học viện Manchester. Ông ở vị trí này đến tận trường này được di chuyển
đến York vào năm 1803, khi đó ông trở thành một giáo viên dạy toán và dạy hóa,
vừa dạy công và dạy tư.
Khí tượng học, thị giác và các lĩnh vực khác
Phương pháp sống của Dalton chịu ảnh
hưởng sâu sắc của một tín đồ phái giáo hữu (Quaker), một nhà khí tượng học xuất
sắc, người đã làm ông quan tâm đến những vấn đề của toán học và khí tượng học.
Năm 1787 ông bắt đầu giữ các ghi chép của ông về khí tượng học ông đã đưa vào
đó hơn 200.000 những quan sát. Ấn bản đầu tiên của ông là Các luận văn và quan
sát khí tượng (Meteorological Observations and Essays) (năm 1793), trong đó có
nhiều ý tưởng là tiền đề cho các phát minh của ông sau đó.
Một tác phẩm khác của Dalton là Những nguyên lý cơ bản của Ngữ pháp tiếng
Anh (Elements of English Grammar), được xuất bản năm 1801. Năm 1794 ông được
bầu vào làm thành viên của Hội Triết học
và Văn chương Manchester (ManchesterLiterary and Philosophical Society).
Thuyết nguyên tử
Vào năm 1808, John Dalton đã đưa ra
lý thuyết nguyên tử của ông dựa trên định
luật bảo toàn khối lượng và định luật tỷ lệ các chất trong các phản ứng hoá
học. Tất cả lý thuyết của ông dựa trên năm giả thuyết. Giả thuyết thứ nhất phát
biểu rằng tất cả vật chất đều được tạo thành từ các nguyên tử. Giả thuyết thứ
hai là các nguyên tử của cùng một nguyên tố sẽ có cùng một cấu trúc và tính chất.
Giả thuyết thứ ba là các nguyên tử không thể bị phân chia, không thể được sinh
ra hoặc mất đi. Giả thuyết thứ tư là các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau
kết hợp với nhau để tạo ra các hợp chất. Giả thuyết thứ năm là trong các phản ứng
hoá học, các nguyên tử có thể kết hợp, phân tách hoặc tái sắp xếp lại. Lý thuyết
của Dalton không chỉ giải thích các định luật trên mà còn là cơ sở để xây dựng
các lý thuyết khác về nguyên tử sau này.
Sưu tầm THẾ GIỚI DANH NHÂN
31 tháng 8 2022
Hermann von Helmholtz – Bác sĩ, Nhà vật lý người Đức
Hermann von Helmholtz – Bác sĩ, Nhà vật lý người Đức
Hermann Ludwig Ferdinand von Helmholtz (31 tháng 8 năm 1821 – 8 tháng 9 năm 1894) là một bác
sĩ và nhà vật lý người Đức. Theo lời của 1911 Britannica, "cuộc đời ông từ đầu đến cuối là một người cống hiến cho khoa học,
ông phải được công nhận, về mặt văn hóa, như là một trong những nhà khoa học
tiên phong của thế kỉ 19."
“Tôi cảm phục đầu óc tự do và các ý tưởng độc lập của Helmholtz”
Helmholtz đóng góp nhiều công trình
quan trọng trong một số lãnh vực khoa học. Trong sinh lý học, ông được biết đến
với các tính toán của mắt, các lý thuyết về sức nhìn, các ý tưởng của sự cảm nhận
về không gian của mắt, các nghiên cứu thị lực màu, cảm nhận về âm hưởng, sự cảm
nhận âm thanh, và kinh nghiệm chủ nghĩa. Trong vật lý, ông được biết đến với
các lý thuyết về sự bảo toàn của năng lượng, các công trình trong điện động lực
học, hóa nhiệt động lực (chemical thermodynamics) và về cơ sở cơ học của nhiệt
động lực học. Với tư cách một triết gia, ông được biết đến với các triết lý về
khoa học, các ý tưởng về mối quan hệ giữa các định luật của cảm nhận và các luật
tự nhiên, khía cạnh khoa học của mỹ học, và các ý tưởng về sự mạnh văn minh hóa
của khoa học.
Thời thơ ấu
Helmholtz là con trai của hiệu trưởng
trường Potsdam Gymnasium, Ferdinand Helmholtz, một nhà nghiên cứu ngữ văn cổ điển
và triết học, và là bạn thân của nhà triết học và cũng là một nhà xuất bản tên
Immanuel Hermann Fichte. Các công trình của Helmholtz bị ảnh hưởng bởi triết học
của Johann Gottlieb Fichte và Immanuel Kant. Ông cố gắng theo đuổi các triết lý
của họ trong các vấn đề có tính thực nghiệm như sinh lý học.
Khi còn trẻ tuổi, Helmholtz thích
nghiên cứu về khoa học tự nhiên, nhưng cha ông muốn ông học về y khoa tại
Charité bởi vì có học bổng cho học sinh theo học ngành y.
Helmholtz viết về nhiều đề tài bao gồm
từ tuổi Trái Đất đến nguồn gốc của Thái dương hệ.
Sự bảo toàn năng lượng
Công trình khoa học quan trọng đầu
tiên của ông, một luận án vật lý về sự bảo toàn năng lượng viết 1847 được viết
ra trong bối cảnh nghiên cứu về y học và triết học của ông. Ông khám phá ra quy
luật bảo toàn năng lượng khi nghiên cứu về sự trao đổi chất của cơ bắp. Ông cố
gắng diễn đạt rằng không có sự mất đi của năng lượng trong sự chuyển động của
cơ bắp, bắt nguồn từ suy luận là không cần một "lực sống" nào để lay
chuyển cơ bắp. Đây là sự phủ nhận phỏng đoán truyền thống của Naturphilosophie
mà vào thời điểm đó là một triết lý khá phổ biến trong ngành sinh lý học Đức.
Dựa trên các công trình trước đó của Sadi Carnot, Émile Clapeyron và James
Prescott Joule, ông tiên đoán một mối quan hệ giữa cơ học, nhiệt, ánh sáng,
điện và từ trường bằng cách xem tất cả chúng như là sự biểu diễn của "lực"
(năng lượng trong ngôn ngữ hiện đại) duy nhất. Ông xuất bản các ý tưởng của
mình trong cuốn sách tựa đề Über die Erhaltung der Kraft (Về sự bảo toàn của Lực)
năm 1847.
Helmholtz được nghĩ là người đầu tiên
đưa ra ý tưởng về cái chết nóng của vũ trụ vào năm 1854.
Sinh lý học của giác quan
Sinh lý học của các giác quan của
Helmholtz là cơ sở cho các công trình của Wilhelm
Wundt, một học sinh của Helmholtz, người được xem là một trong những nhà
sáng lập của bộ môn tâm lý học thực nghiệm. Ông, rõ rệt hơn Helmholtz, miêu tả
các nghiên cứu của mình dưới một dạng triết lý thực nghiệm và sự nghiên cứu về
đầu óc là một thứ khác. Helmholtz trong sự phủ nhận truyền thống phỏng đoán của
Naturphilosophie đã nhấn mạnh sự quan trọng của chủ nghĩa vật chất, và tập
trung nhiều hơn về sự hợp nhất của "đầu óc" và cơ thể.
Quang học mắt
Vào năm 1851, Helmholtz đã làm một cuộc
cách mạng trong khoa khám chữa mắt với phát minh của kính soi đáy mắt
(ophthalmoscope); một dụng cụ dùng để khám phần bên trong của mắt. Phát minh
này đã làm ông nổi tiếng thế giới ngay lập tức. Các điều Helmholtz quan tâm vào
lúc đó tập trung thêm vào sinh lý học của các giác quan. Cuốn sách chính của
ông, tựa đề Handbuch der Physiologischen Optik (Sổ tay về quang sinh lý học),
đã cung cấp các lý thuyết thực nghiệm về thị lực không gian, thị lực màu và cảm
nhận về sự di chuyển, và đã trở thành cuốn sách tra cứu cơ sở trong ngành của
ông trong nửa thế kỉ 19. Lý thuyết của ông về sự điều tiết của mắt đã tồn tại
không ai tranh cãi cho đến thập kỉ cuối của thế kỉ 20.
Helmholtz tiếp tục làm việc trong một
vài thập kỉ trên một vài phiên bản khác nhau của cuốn sách, thường xuyên cập nhật
công trình của ông vì các tranh cãi với Ewald Hering người có quan điểm trái
ngược về thị lực về không gian và màu sắc. Cuộc tranh cãi này đã phân chia
ngành sinh lý học trong nửa sau của những năm 1800.
Âm thanh học và mỹ học
Vào năm 1863 Helmholtz xuất bản một
cuốn sách tựa là Die Lehre von den Tonempfindungen als physiologische Grundlage
für die Theorie der Musik (Về sự cảm nhận của nốt nhạc như là cơ sở sinh lý học
của lý thuyết âm nhạc), một lần nữa nói lên sự quan tâm của ông về khía cạnh vật
lý của sự cảm nhận. Cuốn sách này đã ảnh hưởng đến các nhà âm nhạc học cho đến
thế kỉ 20. Helmholtz đã phát minh ra dụng cụ cộng hưởng Helmholtz để cho thấy độ
mạnh của các nốt nhạc khác nhau.
Điện từ trường
Vào năm 1871 Helmholtz di chuyển từ
Heidelberg đến Berlin để trở thành một giáo sư vật lý. Ông trở nên thích nghiên
cứu về điện từ trường.
Oliver Heaviside cho rằng có sóng dọc
(longitudinal wave) trong lý thuyết Helmholtz. Mặc dù ông không đóng góp lớn
vào lãnh vực này, học trò của ông là Heinrich Rudolf Hertz trở nên nổi tiếng là
người đầu tiên biểu diễn được phát xạ điện từ trường. Helmholtz đã dự đoán được
phát xạ E-M từ phương trình Maxwell, và bây giờ phương trình sóng mang tên ông.
Một hiệp hội các viện nghiên cứu lớn ở Đức, Hiệp hội Helmholtz, mang tên ông.
Các học sinh và cộng sự viên
Các học sinh và các nghiên cứu cộng sự
của Helmholtz tại Berlin bao gồm Max Planck, Heinrich Kayser, Eugen Goldstein,
Wilhelm Wien, Arthur König, Henry Augustus Rowland, A. A. Michelson và Michael
Pupin. Leo Koenigsberger, học tại Berlin khi Helmholtz ở đó, viết tiểu sử cho
ông vào năm 1902.
Sưu tầm THẾ GIỚI DANH NHÂN
08 tháng 8 2022
Ernest Lawrence – Nhà vật lý người Mỹ
Ernest Lawrence – Nhà vật lý người Mỹ
Ernest Orlando Lawrence (sinh ngày 8/8/1901 – 1958) là nhà vật lý người Mỹ. Ông là
nhà vật lý học đoạt Giải Nobel năm 1939. Ông là người đã đưa ra ý tưởng chế tạo
một máy gia tốc trong đó hạt mang điện được tăng tốc nhờ sự phối hợp của điện
trường và từ trường. Đó chính là máy xiclotron, loại máy được thử nghiệm lần đầu
tiên vào năm 1931 và được thực tế chứng tỏ rằng là một máy gia tốc rất hữu ích.
Lawrence có nhiều học trò, nổi bật nhất
chính là Ngô Kiện Hùng, nhà vật lý nữ
người Mỹ gốc Hoa nổi tiếng nhất, người suýt nhận giải Nobel như thầy của mình nếu
không có tư tưởng trọng nam khinh nữ trong Hội đồng Nobel (đây là một trong những
tai tiếng của giải thưởng danh giá nhất hành tinh này).
Sưu tầm THẾ GIỚI DANH NHÂN
04 tháng 8 2022
William Rowan Hamilton – Nhà toán học, Vật lý và Thiên Văn học người Ireland
William Rowan Hamilton – Nhà toán học, Vật lý và Thiên Văn học người Ireland
William Rowan Hamilton (4 tháng 8 năm 1805 –
2 tháng 9 năm 1865) là một nhà toán học, vật lý và thiên văn học người
Ireland. Ông đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển quang học, động
lực học, toán học, hình học và đại số. Khám phá của ông về các quaternion là
công trình nổi tiếng nhất. Công trình của ông rất quan trọng trong sự phát triển
của cơ học lượng tử. Tài năng của Hamilton đã được phát hiện từ rất sớm bởi nhà
thiên văn học John Brinkley. Năm 1823, khi Hamilton mười tám tuổi, John
Brinkley đã nói rằng: "Chàng trai trẻ này, tôi không nói rằng sẽ là
mà bây giờ chính là nhà toán học hàng đầu ở tuổi của anh".
Hamilton là người đầu tiên đưa ra các thuật ngữ vectơ, luật kết hợp.
Nguồn WIKIPEDIA
21 tháng 5 2013
Walter Gilbert - nhà hoá sinh, nhà vật lý, nhà sinh học phân tử người Mỹ gốc Do Thái
Gaspard-Gustave de Coriolis - Nhà toán học kiêm vật lý người Pháp
15 tháng 5 2013
PIERRE CURIE - Nhà vật lý Pháp
22 tháng 4 2013
MAX PLANCK - Nhà sáng lập cơ học lượng tử, đạt giải Nobel năm 1918
Định luật bức xạ
Vào khoảng thời gian 1894, Planck bắt đầu chú ý đến vấn đề bức xạ của của hắc thể hay vật đen vốn đã được Kirchhoff dùng công thức để trình bày vào năm 1859: Cường độ của sự bức xạ điện từ mà một hắc thể (được xem là một vật hấp thu lí tưởng, cũng được gọi là lỗ hổng bức xạ) phát ra trong trạng thái bình hoành nhiệt động lực liên quan như thế nào với tần số của sự bức xạ (ví dụ như màu của ánh sáng) và nhiệt độ của vật thể? Vấn đề này được nghiên cứu trong viện vật lí và kĩ thuật, nhưng định luật Rayleigh-Jeanskhông thể được áp dụng để giải thích những kết quả thí nghiệm với tần số cao. Wilhelm Wien lập công thức xử lí được các kết quả thí nghiệm ở tần số cao, nhưng lại bó tay trước kết quả ở tần số thấp (định luật bức xạ Wien).
Planck sáp nhập hai định luật và qua sự tiếp cận bằng thuyết entropy, ông tìm ra định luật miêu tả rất tốt kết quả thí nghiệm, định luật bức xạ Planck; định luật này được trình bày lần đầu trong một cuộc họp của DPG ngày 19 tháng 10 năm 1900.
Ngày 14 tháng 12 năm 1900, ông đã trình bày lí thuyết của định luật bức xạ; nhưng vì thế mà ông áp dụng cơ học thống kê của nhà vật lí học Ludwig Boltzmann, vốn bị ông phản bác. Ông cự tuyệt mọi quan niệm thống kê thuần tuý về định luật hai nhiệt động lực học(theo nó, entropy không bao giờ giảm với thời gian), bởi vì ông xem xét nó dưới khía cạnh tự minh bạch: "... một hành động của tuyệt vọng ... tôi đã sẵn sàng hi sinh những gì xưa nay tôi tin chắc trong vật lí" ("... ein Akt der Verzweiflung ... ich war zu jedem Opfer an meinen bisherigen physikalischen Überzeugungen bereit ..."). So sánh với nó thì giả định năng lượng chỉ được phóng ra ở dưới dạng lượng tử
E = h ν
Tác phẩm
ĐỌC NHIỀU
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò ...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11,1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi h...
-
SOCRATES – NHÀ THÔNG THÁI VĨ ĐẠI Socrates ( 470 – 399 TCN ) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong ...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
Bác sĩ Nguyễn Duy Cương đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cá nhân và k...
DANH MỤC
- A
- ABRAHAM LINCOLN
- ANH HÙNG
- ARTHUR ASHE
- B
- BÁC SĨ
- BÀI CA
- BENJAMIN SPOCK
- C
- CA SĨ
- CẦU THỦ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHIẾN LƯỢC GIA
- CHÍNH KHÁCH
- CHÍNH TRỊ
- CHÍNH TRỊ GIA
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CỐ VẤN
- CÔNG CHÚA
- CÔNG GIÁO
- D
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN PHILIPPINES
- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
- DANH NHÂN VẦN
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH NHÂN VIỆT NAM
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄM XƯA
- DIỄN GIẢ
- DIỄN VĂN
- DIỄN VIÊN
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- DONALD TRUMP
- ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
- ĐẠI THI HÀO
- ĐẠI TƯỚNG
- ĐẤT NƯỚC
- G
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIÁM MỤC
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SĨ
- GIÁO SƯ
- GỐC BALTIC
- GỐC DO THÁI
- GỐC PHÁP
- GỐC PHI
- Günter Wilhelm Grass
- H
- HIỀN GIẢ
- HIỀN TÀI
- HIỆN TẠI
- HOA KỲ
- HỌA SĨ
- HOÀNG ĐẾ
- HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
- HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
- HOÀNG TỬ
- I
- J.K ROWLING
- KHOA HỌC
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
- KINH TẾ
- KINH TẾ GIA
- KỸ SƯ
- L
- LÃNH TỤ
- LIÊN BANG XÔ VIẾT
- LINH MỤC CÔNG GIÁO
- LUẬN VỀ DANH NGÔN
- LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
- LUẬT SƯ
- LƯƠNG THẾ VINH
- M
- MARTIN LUTHER
- MARTIN LUTHER KING
- MỤC SƯ
- N
- NAPOLEON HILL
- NGÂN HÀNG
- NGHỆ NHÂN
- NGHỆ SĨ
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- NGUYÊN KHÍ
- NGUYỄN TRÃI
- NGƯỜI ANH
- NGƯỜI ÁO
- NGƯỜI BỈ
- NGƯỜI CUBA
- NGƯỜI DO THÁI
- NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
- NGƯỜI ĐAN MẠCH
- NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
- NGƯỜI ĐỨC
- NGƯỜI HINDU
- NGƯỜI IRELAND
- NGƯỜI ISRAEL
- NGƯỜI MẪU
- NGƯỜI MỸ
- NGƯỜI MÝ
- NGƯỜI NGA
- NGƯỜI NHẬT
- NGƯỜI PHÁP
- NGƯỜI PHÁT MINH
- NGƯỜI SCOTLAND
- NGƯỜI TRUNG QUỐC
- NGƯỜI VIỆ
- NGƯỜI VIỆT
- NGƯỜI VIỆT NAM
- NGƯỜI Ý
- NHÀ BÁC HỌC
- NHÀ BÁO
- NHÀ CHẾ TẠO
- NHÀ CỐ VẤN
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
- NHÀ GIÁO
- NHÀ HÓA HỌC
- NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
- NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ PHÁT MINH
- NHÀ PHỤC HƯNG
- NHÀ QUÂN SỰ
- NHÀ SÁNG CHẾ
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SINH VẬT HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ SỬ HỌC
- NHÀ TẠO MẪU
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THIÊN VĂN HỌC
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ TỪ THIỆN
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VĂN VIỆT NAM
- NHÀ VẬT LÝ
- NHÀ VẬT LÝ HỌC
- NHÀ VIẾT KỊCH
- NHÀ VIRUS HỌC
- NHÀ XÃ HỘI HỌC
- NHẠC CÔNG
- NHẠC SI
- NHẠC SĨ
- NHẠC SĨ TÂN NHẠC
- NHẦ VẬT LÝ
- NHÂN KHẨU HỌC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
- NHẬT BẢN
- NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHIẾP ẢNH GIA
- NỮ THỐNG THỐNG
- OPRAH WINFREY
- ÔNG CHỦ
- P
- PHI HÀNH GIA
- PHILIPPINES
- PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
- PHƯƠNG TRÌNH
- PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
- PLATON
- S
- SÁCH HAY
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- T
- TÁC GIA
- TÁC GIẢ
- TÀI CHÍNH
- THÁI LAN
- THÀNH LỘC
- THÂN NHÂN TRUNG
- THẦY THUỐC
- THI HÀO
- THI SĨ
- THƠ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
- TK - NGHIỆM
- TỔNG BÍ THƯ
- TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TỔNG THỐNG
- Tổng thống Mỹ
- TRIẾT GIA
- TRỊNH CÔNG SƠN
- TRUNG QUỐC
- TỰ VẤN
- TỶ PHÚ
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VĂN SĨ
- VẬT LÝ
- VẬT LÝ LÝ THUYẾT
- VỆT NAM
- VIỆT KIỀU
- VIỆT NAM
- VÕ TƯỚNG
- VOLTAIRE
- VỘI VÀNG
- Vua
- XUÂN DIỆU
- XUÂN QUỲNH
- XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
BÀI VIẾT
-
▼
2024
(43)
-
▼
tháng 11
(8)
- Joe Biden - Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ (2021– 20...
- Trần Việt Quân - Người lan tỏa ước mơ về một cộng ...
- Donald Trump - Doanh nhân, tỷ phú, chính trị gia n...
- Nguyên Hồng - Nhà văn người Việt Nam
- Duy Quang - ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Việt Nam
- Thành Lộc - Diễn viên Việt Nam
- Fritz Hofmann - Nhà hóa học Người Đức
- Tim Cook - Doanh nhân người Mỹ - Hiện là Tổng Giám...
-
▼
tháng 11
(8)
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia