02 tháng 11 2024
30 tháng 4 2024
Carl Friedrich Gauß - Nhà toán học, vật lý học người Đức
Carl Friedrich Gauß - nhà toán học, vật lý học người Đức (1777 - 1855)
16 tháng 3 2023
Georg Simon Ohm – Nhà vật lý người Đức
Georg Simon Ohm – Nhà vật lý người Đức
Georg Simon Ohm – Nhà vật lý người Đức
Georg Simon Ohm |
|
MỤC LỤC |
THÔNG TIN |
Sinh |
16
tháng 3 năm 1789 Erlangen,
Đức |
Mất |
6
tháng 7 năm 1854 (65 tuổi) Munich,
Đức |
Quốc
tịch |
Đức |
Trường
lớp |
Đại
học Erlangen |
Nổi
tiếng vì |
Định
luật Ohm Ohm's
phase law Ohm's
acoustic law |
Giải
thưởng |
Copley
Medal (1841) |
Sự nghiệp khoa học |
|
Ngành |
Vật
lý học |
Nơi
công tác |
Đại
học Munich |
Người
hướng dẫn luận án tiến sĩ |
Karl Christian von Langsdorf |
Georg Simon Ohm
(16/3/1789 - 6/7/1854) là một nhà vật lý người Đức. Khi là một giáo viên trung
học, Ohm bắt đầu nghiên cứu phát minh mới của Alessandro Volta, pin Volta. Ông
là người đã phát biểu định luật Ohm (đọc là Ôm).
Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện
qua một dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thời đó đã được ông tìm
ra khi ông chỉ là một giáo viên dạy Vật lý ở tỉnh lẻ. Thời đó chỉ bằng các dụng
cụ đo rất thô sơ, chưa có ampe kế, vôn kế... như bây giờ, nhưng với lòng say mê
nghiên cứu khoa học và được sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè, ông đã kiên trì
tiến hành hàng loạt thí nghiệm và đã thành công. Kết quả nghiên cứu của ông gọi
là định luật Ohm, công bố năm 1827. Cho tới cuối thế kỉ XIX, định luật này mới được
các nhà vật lý học trên toàn thế giới công nhận và được ứng dụng rộng rãi.
Ông qua đời tại Munich vào năm 1854
và được chôn cất ở Südlicher Friedhof.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi nhận – www.danhnhan.net
cập nhật
06 tháng 3 2023
Joseph von Fraunhofer – Nhà vật lý quang học người Đức
Joseph von Fraunhofer – Nhà vật lý quang học người Đức
Joseph von Fraunhofer – Nhà vật lý quang học người Đức
Joseph von Fraunhofer (6 tháng 3 năm 1787 - 7 tháng 6 nam 1826)
là một nhà vật lý quang học người Đức. Ông được biết đến nhờ công lao khám phá
ra phổ hấp thụ của ánh sáng Mặt Trời. Phổ hấp thụ này có các vạch hấp thụ quang
phổ (với đặc trưng tối); tập hợp của các vạch hấp thụ này hiện nay gọi là các vạch
Fraunhofer. Khám phá này đã tạo nền tảng cho việc chế tạo ra kính quang phổ và
các kính viễn vọng tiêu sắc.
Tiểu sử
Fraunhofer
sinh tại Straubing. Ông trở thành trẻ mồ côi khi mới 11 tuổi và trở thành người
học việc cho một thợ làm kính khó tính tên là Philipp Anton Weichelsberger. Năm
1801, cửa hàng kính ông làm bị sụp và Fraunhofer bị lấp trong đống vụn.
Fraunhofer sau đó được Maximilian IV Joseph, một hoàng thân vùng Bavaria, thực
hiện ca phẫu thuật cứu sống. Sau đó vị hoàng thân này cung cấp cho Fraunhofer
sách và bắt người làm thuê của ông ta để Fraunhofer thời gian học hành.
Sau
tám tháng học, Fraunhofer tới làm tại viện quang phổ ở Benediktbeuern, một thầy
tu dòng Benedic đã truyền dạy cách làm kính cho ông, sau đó Fraunhofer khám phá
ra cách chế tác ra các loại kính quang phổ tốt nhất thế giới, ông đã lập ra các
phương thức để đo độ tán sắc. Năm 1818, Fraunhofer trở thành giám đốc viện
quang phổ. Nhờ các dụng cụ quang phổ tốt mà ông đã phát triển, Bavaria đã vượt
qua nước Anh để trở thành trung tâm của ngành công nghiệp quang học. Thậm chí
những người như Michael Faraday cũng
không thể sản xuất được loại kính có thể cạnh tranh với kính của Fraunhofer.
Sự
nghiệp lừng lẫy của Fraunhofer đã giúp ông giành được học vị tiến sĩ tại Đại học
Erlangen năm 1822. Năm 1824, ông được trao huân chương danh dự, trở thành một
quý tộc và một công dân danh dự của München. Tuy nhiên, cũng giống nhiều nhà chế
tác kính cùng thời, Fraunhofer cũng bị nhiễm độc hơi hoá học từ kim loại nặng
trong quá trình làm kính. Ông qua đời năm 1826 ở tuổi 39. Các công thức làm
kính đáng giá nhất của Fraunhofer được cho rằng cũng ra đi cùng cái chết của
ông.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi
nhận – www.danhnhan.net
01 tháng 3 2023
Georg Simmel – một trong những nhà xã hội học thuộc thế hệ đầu tiên của nước Đức
Georg Simmel – một trong những nhà xã hội học thuộc thế hệ đầu tiên của nước Đức
Georg Simmel – một trong những nhà xã hội học
thuộc thế hệ đầu tiên của nước Đức
MỤC
LỤC |
THÔNG
TIN |
Sinh |
ngày 1 tháng 3 năm 1858 Berlin, Vương quốc Phổ |
Mấ |
28 tháng 9, 1918 (60 tuổi) Strassburg, Đế chế Đức |
Thời kỳ |
Triết học thế kỷ 119 |
Vùng |
Triết học phương Tây |
Trường phái |
Đại học Berlin |
Đối tượng chính |
Triết học, Xã hội học |
Tư tưởng nổi bật |
Social forms and contents, Kantian
sociology, the metropolis of modern life |
Georg Simmel (1
tháng 3 năm 1858 - 28 tháng 9 năm 1918 tại Berlin, Đức) là một trong những nhà
xã hội học thuộc thế hệ đầu tiên của nước Đức. Ông được sinh ra trong một gia
đình Do Thái. Sau khi cha ông mất, một người bảo trợ theo đạo Thiên Chúa được
chỉ định cho Simmel và kể từ đó ông được nuôi dưỡng với tư cách là một con
chiên của Chúa. Các nghiên cứu của Georg Simmel đã mở đường cho khái niệm cơ cấu
xã hội. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông được biết đến ngày nay có tên
Philosophie der Geldes (Triết lý về Tiền bạc).
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi
nhận – www.danhnhan.net
02 tháng 9 2022
Wilhelm Ostwald – Nhà hóa học người Đức gốc Baltic
Wilhelm Ostwald – Nhà hóa học người Đức gốc Baltic
Friedrich Wilhelm Ostwald (tiếng Latvia: Vilhelms Ostvalds) (2/9/1853 - 4/4/1932) là nhà hóa học
người Đức gốc Baltic. Ông là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học Leopoldina.
Ngoài ra, ông cũng học tập và làm việc chủ yếu tại Đại học Dorpat của Đức. Ông là người nhận Giải Nobel Hóa học năm
1909 nhờ việc nghiên cứu về các chất xúc tác, về cân bằng hóa học và vận tốc
phản ứng hóa học. Ông trở thành nhà hóa học có hai quốc tịch thứ hai trên thế
giới sau Ernest Rutherford nhận giải
Nobel Hóa học.
Sưu tầm THẾ GIỚI DANH NHÂN
31 tháng 8 2022
Hermann von Helmholtz – Bác sĩ, Nhà vật lý người Đức
Hermann von Helmholtz – Bác sĩ, Nhà vật lý người Đức
Hermann Ludwig Ferdinand von Helmholtz (31 tháng 8 năm 1821 – 8 tháng 9 năm 1894) là một bác
sĩ và nhà vật lý người Đức. Theo lời của 1911 Britannica, "cuộc đời ông từ đầu đến cuối là một người cống hiến cho khoa học,
ông phải được công nhận, về mặt văn hóa, như là một trong những nhà khoa học
tiên phong của thế kỉ 19."
“Tôi cảm phục đầu óc tự do và các ý tưởng độc lập của Helmholtz”
Helmholtz đóng góp nhiều công trình
quan trọng trong một số lãnh vực khoa học. Trong sinh lý học, ông được biết đến
với các tính toán của mắt, các lý thuyết về sức nhìn, các ý tưởng của sự cảm nhận
về không gian của mắt, các nghiên cứu thị lực màu, cảm nhận về âm hưởng, sự cảm
nhận âm thanh, và kinh nghiệm chủ nghĩa. Trong vật lý, ông được biết đến với
các lý thuyết về sự bảo toàn của năng lượng, các công trình trong điện động lực
học, hóa nhiệt động lực (chemical thermodynamics) và về cơ sở cơ học của nhiệt
động lực học. Với tư cách một triết gia, ông được biết đến với các triết lý về
khoa học, các ý tưởng về mối quan hệ giữa các định luật của cảm nhận và các luật
tự nhiên, khía cạnh khoa học của mỹ học, và các ý tưởng về sự mạnh văn minh hóa
của khoa học.
Thời thơ ấu
Helmholtz là con trai của hiệu trưởng
trường Potsdam Gymnasium, Ferdinand Helmholtz, một nhà nghiên cứu ngữ văn cổ điển
và triết học, và là bạn thân của nhà triết học và cũng là một nhà xuất bản tên
Immanuel Hermann Fichte. Các công trình của Helmholtz bị ảnh hưởng bởi triết học
của Johann Gottlieb Fichte và Immanuel Kant. Ông cố gắng theo đuổi các triết lý
của họ trong các vấn đề có tính thực nghiệm như sinh lý học.
Khi còn trẻ tuổi, Helmholtz thích
nghiên cứu về khoa học tự nhiên, nhưng cha ông muốn ông học về y khoa tại
Charité bởi vì có học bổng cho học sinh theo học ngành y.
Helmholtz viết về nhiều đề tài bao gồm
từ tuổi Trái Đất đến nguồn gốc của Thái dương hệ.
Sự bảo toàn năng lượng
Công trình khoa học quan trọng đầu
tiên của ông, một luận án vật lý về sự bảo toàn năng lượng viết 1847 được viết
ra trong bối cảnh nghiên cứu về y học và triết học của ông. Ông khám phá ra quy
luật bảo toàn năng lượng khi nghiên cứu về sự trao đổi chất của cơ bắp. Ông cố
gắng diễn đạt rằng không có sự mất đi của năng lượng trong sự chuyển động của
cơ bắp, bắt nguồn từ suy luận là không cần một "lực sống" nào để lay
chuyển cơ bắp. Đây là sự phủ nhận phỏng đoán truyền thống của Naturphilosophie
mà vào thời điểm đó là một triết lý khá phổ biến trong ngành sinh lý học Đức.
Dựa trên các công trình trước đó của Sadi Carnot, Émile Clapeyron và James
Prescott Joule, ông tiên đoán một mối quan hệ giữa cơ học, nhiệt, ánh sáng,
điện và từ trường bằng cách xem tất cả chúng như là sự biểu diễn của "lực"
(năng lượng trong ngôn ngữ hiện đại) duy nhất. Ông xuất bản các ý tưởng của
mình trong cuốn sách tựa đề Über die Erhaltung der Kraft (Về sự bảo toàn của Lực)
năm 1847.
Helmholtz được nghĩ là người đầu tiên
đưa ra ý tưởng về cái chết nóng của vũ trụ vào năm 1854.
Sinh lý học của giác quan
Sinh lý học của các giác quan của
Helmholtz là cơ sở cho các công trình của Wilhelm
Wundt, một học sinh của Helmholtz, người được xem là một trong những nhà
sáng lập của bộ môn tâm lý học thực nghiệm. Ông, rõ rệt hơn Helmholtz, miêu tả
các nghiên cứu của mình dưới một dạng triết lý thực nghiệm và sự nghiên cứu về
đầu óc là một thứ khác. Helmholtz trong sự phủ nhận truyền thống phỏng đoán của
Naturphilosophie đã nhấn mạnh sự quan trọng của chủ nghĩa vật chất, và tập
trung nhiều hơn về sự hợp nhất của "đầu óc" và cơ thể.
Quang học mắt
Vào năm 1851, Helmholtz đã làm một cuộc
cách mạng trong khoa khám chữa mắt với phát minh của kính soi đáy mắt
(ophthalmoscope); một dụng cụ dùng để khám phần bên trong của mắt. Phát minh
này đã làm ông nổi tiếng thế giới ngay lập tức. Các điều Helmholtz quan tâm vào
lúc đó tập trung thêm vào sinh lý học của các giác quan. Cuốn sách chính của
ông, tựa đề Handbuch der Physiologischen Optik (Sổ tay về quang sinh lý học),
đã cung cấp các lý thuyết thực nghiệm về thị lực không gian, thị lực màu và cảm
nhận về sự di chuyển, và đã trở thành cuốn sách tra cứu cơ sở trong ngành của
ông trong nửa thế kỉ 19. Lý thuyết của ông về sự điều tiết của mắt đã tồn tại
không ai tranh cãi cho đến thập kỉ cuối của thế kỉ 20.
Helmholtz tiếp tục làm việc trong một
vài thập kỉ trên một vài phiên bản khác nhau của cuốn sách, thường xuyên cập nhật
công trình của ông vì các tranh cãi với Ewald Hering người có quan điểm trái
ngược về thị lực về không gian và màu sắc. Cuộc tranh cãi này đã phân chia
ngành sinh lý học trong nửa sau của những năm 1800.
Âm thanh học và mỹ học
Vào năm 1863 Helmholtz xuất bản một
cuốn sách tựa là Die Lehre von den Tonempfindungen als physiologische Grundlage
für die Theorie der Musik (Về sự cảm nhận của nốt nhạc như là cơ sở sinh lý học
của lý thuyết âm nhạc), một lần nữa nói lên sự quan tâm của ông về khía cạnh vật
lý của sự cảm nhận. Cuốn sách này đã ảnh hưởng đến các nhà âm nhạc học cho đến
thế kỉ 20. Helmholtz đã phát minh ra dụng cụ cộng hưởng Helmholtz để cho thấy độ
mạnh của các nốt nhạc khác nhau.
Điện từ trường
Vào năm 1871 Helmholtz di chuyển từ
Heidelberg đến Berlin để trở thành một giáo sư vật lý. Ông trở nên thích nghiên
cứu về điện từ trường.
Oliver Heaviside cho rằng có sóng dọc
(longitudinal wave) trong lý thuyết Helmholtz. Mặc dù ông không đóng góp lớn
vào lãnh vực này, học trò của ông là Heinrich Rudolf Hertz trở nên nổi tiếng là
người đầu tiên biểu diễn được phát xạ điện từ trường. Helmholtz đã dự đoán được
phát xạ E-M từ phương trình Maxwell, và bây giờ phương trình sóng mang tên ông.
Một hiệp hội các viện nghiên cứu lớn ở Đức, Hiệp hội Helmholtz, mang tên ông.
Các học sinh và cộng sự viên
Các học sinh và các nghiên cứu cộng sự
của Helmholtz tại Berlin bao gồm Max Planck, Heinrich Kayser, Eugen Goldstein,
Wilhelm Wien, Arthur König, Henry Augustus Rowland, A. A. Michelson và Michael
Pupin. Leo Koenigsberger, học tại Berlin khi Helmholtz ở đó, viết tiểu sử cho
ông vào năm 1902.
Sưu tầm THẾ GIỚI DANH NHÂN
03 tháng 8 2022
Emile Berliner – Nhà phát minh người Đức gốc Do Thái
Emile Berliner – Nhà phát minh người Đức gốc Do Thái
Emile Berliner
hay Emil Berliner (ngày 20 tháng 5 năm
1851 – ngày 3 tháng 8 năm 1929) là một nhà
phát minh người Đức gốc Do Thái. Ông được biết đến với vai trò là người
phát triển máy quay đĩa. Ông đã sáng lập The Berliner Gramophone Company (Công
ty Máy quay đĩa Berliner) năm 1895, The Gramophone Company (Công ty Máy quay
đĩa) tại Luân Đôn, Anh vào năm 1897, Deutsche Grammophon tại Hanover, Đức năm
1898 và Berliner Gram-o-phone Company tại Montreal, Canada năm 1899.
Cuộc sống và sự nghiệp
Berliner được sinh tại Hanover, Đức
năm 1851 trong một gia đình thương gia người Do Thái. Từ nhỏ, ông được học để
trở thành một thương gia theo truyền thống của gia đình, trong khi sở thích thực
sự của ông lại là phát minh. Sau khi học xong, ông làm kế toán. Để tránh khỏi
việc tham gia vào Chiến tranh Pháp-Phổ, Berliner đã di cư sang Mỹ năm 1870 cùng
người bạn của cha ông, chủ nhân của cửa hàng mà ông đã làm việc tại Washington,
D.C.. Sau đó, ông chuyến tới New York, sống nhờ công việc tạm thời như vận chuyển
giấy và làm sạch các chai lọ, ban đêm, ông nghiên cứu vật lý tại Viện Cooper
Union. Sau một khoảng thời gian làm việc trong phường hội nhất định, ông ta bắt
đầu cảm thấy hứng thú với công nghệ âm thanh mới như điện thoại, máy phát đĩa.
Từ đó, ông đã phát minh ra một dạng được phát triển từ một loại bộ truyền điện
thoại (một trong những dạng đầu tiên của ông phóng thanh). Bằng sáng chế đã được
mua lại bởi the Bell Telephone Company (Công ty Điện thoại Bell). Nhưng vào
ngày 27 tháng 2 năm 1901, Tòa án cấp Phúc thẩm Hoa Kỳ tuyên bố bằng sáng chế
không được công nhận. Về sau, Berliner chuyển sang sinh sống ở Boston năm 1877
và làm việc tại the Bell Telephone Company cho đến năm 1883, ông quay lại
Washington, D.C. và trở thành nhà nghiên cứu tư nhân. Emile Berliner trở thành
công dân Mỹ năm 1881.
Nguồn WIKIPEDIA
28 tháng 7 2022
Ludwig Andreas Feuerbach – Nhà triết học người Đức
Ludwig Andreas Feuerbach – Nhà triết học người Đức
Ludwig Andreas Feuerbach (28/7/1804 – 13/9/1872)
là nhà triết học người Đức. Ông là một
trong những nhà triết học lớn của triết học cổ điển Đức. Ông là học trò của Hegel và từng tham gia vào phái Hegel trẻ, mặc
dù có chịu ảnh hưởng của Hegel nhưng những tư tưởng của ông khác hoàn toàn so với
Hegel. Thứ nhất, về thế giới quan, ông là nhà triết học của duy vật, còn Hegel
lại theo thuyết duy tâm. Theo Feuerbach, bản chất của thế giới là vật chất, giới
tự nhiên không hề phụ thuộc vào con người, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người,
không do một ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được. Trong khi đó
Hegel lại cho rằng khởi nguồn của thế giới là một "ý niệm tuyệt đối",
thần bí. Còn về phương pháp luận, Feuerbach lại theo quan điểm của siêu hình,
còn Hegel lại là nhà biện chứng. Feuerbach cho rằng sự thay đổi của lịch sử
loài người chỉ là sự khác nhau về tôn giáo. Ông đã tuyệt đối hóa mọi mặt sinh học
của con người, không thấy mặt xã hội của con người. Còn Hegel lại bày tỏ sự
phát triển của lịch sử là sự vận động không ngừng. Về thế giới quan, rõ ràng
Feuerbach tiến bộ hơn người thầy của mình nhưng về phương pháp luận, Feuerbach
còn có chỗ cần phải xem lại. Chính nhờ hai nhà triết học lớn này, Marx đã sáng
tao ra học thuyết Marx nổi tiếng. Ông đã rút ra từ các nhà triết học cổ điển Đức
trên những điểm tiến bộ về tư tưởng để sáng tạo ra học thuyết quan trọng, góp
phần thúc đẩy phong trào công nhân. Đó là học thuyết duy vật biện chứng, một
tinh hoa của triết học thế giới.
Ngoài quan điểm duy vật siêu hình như
nói ở trên, Feuerbach còn là một trong những nhà triết học phản đối Thuyết bất
khả tri. Ông cho rằng con người hoàn toàn có khả năng nhận thức được giới tự
nhiên. Một người thì không thể nhận thức đầy đủ, nhưng cả loài người qua các thế
hệ có nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Đây là một ý kiến rất quan trọng bởi nó
thúc đẩy con người tìm tòi thế giới xung quanh, từ đó tăng lượng tri thức, đặc
biệt là trong những năm 90 của thế kỷ XX.
Danh ngôn
Khi bàn về quan hệ giữa tồn tại xã hội
và ý thức xã hội:
"Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều"
Nguồn WIKIPEDIA
ĐỌC NHIỀU
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò ...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11,1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi h...
-
SOCRATES – NHÀ THÔNG THÁI VĨ ĐẠI Socrates ( 470 – 399 TCN ) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong ...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
Bác sĩ Nguyễn Duy Cương đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cá nhân và k...
DANH MỤC
- A
- ABRAHAM LINCOLN
- ANH HÙNG
- ARTHUR ASHE
- B
- BÁC SĨ
- BÀI CA
- BENJAMIN SPOCK
- C
- CA SĨ
- CẦU THỦ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHIẾN LƯỢC GIA
- CHÍNH KHÁCH
- CHÍNH TRỊ
- CHÍNH TRỊ GIA
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CỐ VẤN
- CÔNG CHÚA
- CÔNG GIÁO
- D
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN PHILIPPINES
- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
- DANH NHÂN VẦN
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH NHÂN VIỆT NAM
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄM XƯA
- DIỄN GIẢ
- DIỄN VĂN
- DIỄN VIÊN
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- DONALD TRUMP
- ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
- ĐẠI THI HÀO
- ĐẠI TƯỚNG
- ĐẤT NƯỚC
- G
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIÁM MỤC
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SĨ
- GIÁO SƯ
- GỐC BALTIC
- GỐC DO THÁI
- GỐC PHÁP
- GỐC PHI
- Günter Wilhelm Grass
- H
- HIỀN GIẢ
- HIỀN TÀI
- HIỆN TẠI
- HOA KỲ
- HỌA SĨ
- HOÀNG ĐẾ
- HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
- HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
- HOÀNG TỬ
- I
- J.K ROWLING
- KHOA HỌC
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
- KINH TẾ
- KINH TẾ GIA
- KỸ SƯ
- L
- LÃNH TỤ
- LIÊN BANG XÔ VIẾT
- LINH MỤC CÔNG GIÁO
- LUẬN VỀ DANH NGÔN
- LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
- LUẬT SƯ
- LƯƠNG THẾ VINH
- M
- MARTIN LUTHER
- MARTIN LUTHER KING
- MỤC SƯ
- N
- NAPOLEON HILL
- NGÂN HÀNG
- NGHỆ NHÂN
- NGHỆ SĨ
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- NGUYÊN KHÍ
- NGUYỄN TRÃI
- NGƯỜI ANH
- NGƯỜI ÁO
- NGƯỜI BỈ
- NGƯỜI CUBA
- NGƯỜI DO THÁI
- NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
- NGƯỜI ĐAN MẠCH
- NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
- NGƯỜI ĐỨC
- NGƯỜI HINDU
- NGƯỜI IRELAND
- NGƯỜI ISRAEL
- NGƯỜI MẪU
- NGƯỜI MỸ
- NGƯỜI MÝ
- NGƯỜI NGA
- NGƯỜI NHẬT
- NGƯỜI PHÁP
- NGƯỜI PHÁT MINH
- NGƯỜI SCOTLAND
- NGƯỜI TRUNG QUỐC
- NGƯỜI VIỆ
- NGƯỜI VIỆT
- NGƯỜI VIỆT NAM
- NGƯỜI Ý
- NHÀ BÁC HỌC
- NHÀ BÁO
- NHÀ CHẾ TẠO
- NHÀ CỐ VẤN
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
- NHÀ GIÁO
- NHÀ HÓA HỌC
- NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
- NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ PHÁT MINH
- NHÀ PHỤC HƯNG
- NHÀ QUÂN SỰ
- NHÀ SÁNG CHẾ
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SINH VẬT HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ SỬ HỌC
- NHÀ TẠO MẪU
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THIÊN VĂN HỌC
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ TỪ THIỆN
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VĂN VIỆT NAM
- NHÀ VẬT LÝ
- NHÀ VẬT LÝ HỌC
- NHÀ VIẾT KỊCH
- NHÀ VIRUS HỌC
- NHÀ XÃ HỘI HỌC
- NHẠC CÔNG
- NHẠC SI
- NHẠC SĨ
- NHẠC SĨ TÂN NHẠC
- NHẦ VẬT LÝ
- NHÂN KHẨU HỌC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
- NHẬT BẢN
- NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHIẾP ẢNH GIA
- NỮ THỐNG THỐNG
- OPRAH WINFREY
- ÔNG CHỦ
- P
- PHI HÀNH GIA
- PHILIPPINES
- PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
- PHƯƠNG TRÌNH
- PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
- PLATON
- S
- SÁCH HAY
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- T
- TÁC GIA
- TÁC GIẢ
- TÀI CHÍNH
- THÁI LAN
- THÀNH LỘC
- THÂN NHÂN TRUNG
- THẦY THUỐC
- THI HÀO
- THI SĨ
- THƠ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
- TK - NGHIỆM
- TỔNG BÍ THƯ
- TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TỔNG THỐNG
- Tổng thống Mỹ
- TRIẾT GIA
- TRỊNH CÔNG SƠN
- TRUNG QUỐC
- TỰ VẤN
- TỶ PHÚ
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VĂN SĨ
- VẬT LÝ
- VẬT LÝ LÝ THUYẾT
- VỆT NAM
- VIỆT KIỀU
- VIỆT NAM
- VÕ TƯỚNG
- VOLTAIRE
- VỘI VÀNG
- Vua
- XUÂN DIỆU
- XUÂN QUỲNH
- XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
BÀI VIẾT
-
▼
2024
(43)
-
▼
tháng 11
(8)
- Joe Biden - Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ (2021– 20...
- Trần Việt Quân - Người lan tỏa ước mơ về một cộng ...
- Donald Trump - Doanh nhân, tỷ phú, chính trị gia n...
- Nguyên Hồng - Nhà văn người Việt Nam
- Duy Quang - ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Việt Nam
- Thành Lộc - Diễn viên Việt Nam
- Fritz Hofmann - Nhà hóa học Người Đức
- Tim Cook - Doanh nhân người Mỹ - Hiện là Tổng Giám...
-
▼
tháng 11
(8)
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia