Thiệu Trị – là vị hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn nước Đại Nam – Nhân vật Hoàng Gia Việt Nam
Thiệu Trị – là vị hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn nước Đại Nam – Nhân vật Hoàng Gia Việt Nam
Thiệu Trị Đế Nguyễn Hiến Tổ |
|
MỤC LỤC |
THÔNG TIN |
Sinh |
16
tháng 6 năm 1807 Huế,
Đại Nam |
Mất |
4
tháng 11, 1847 (40 tuổi) Huế,
Đại Nam |
An
táng |
24
tháng 6 năm 1848 Xương
Lăng, Huế, Đại Nam |
Phi
hậu |
Nghi Thiên Chương Hoàng hậu cùng
nhiều phi tần khác |
Tên
húy |
Nguyễn
Phúc Miên Tông (阮福綿宗) Nguyễn
Phúc Tuyền (阮福暶) Nguyễn
Phúc Dung (阮福曧) |
Niên
hiệu |
Thiệu Trị (紹治): 1841 – 1847 |
Thụy
hiệu |
Thiệu
Thiên Long Vận Chí Thiện Thuần Hiếu Khoan Minh Duệ Đoán Văn Trị Vũ Công Thánh
Triết Chương Hoàng đế 紹天隆運至善純孝寬明睿斷文治武功聖哲章皇帝 |
Miếu
hiệu |
Hiến
Tổ (憲祖) |
Hoàng
tộc |
Hoàng triều Nguyễn |
Hoàng
gia ca |
Đăng đàn cung |
Thân
phụ |
Nguyễn
Thánh Tổ Minh Mạng |
Thân
mẫu |
Tá
Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa |
Tôn
giáo |
Nho
giáo, Phật giáo |
Hoàng đế Đại Nam |
|
Trị
vì |
11
tháng 2 năm 1841 – 4
tháng 11 năm 1847 (6
năm, 235 ngày) |
Tiền
nhiệm |
Minh Mạng |
Kế
nhiệm |
Tự Đức |
Thiệu Trị (chữ
Hán: 紹治 16 tháng 6 năm 1807 – 4 tháng 11 năm 1847), húy là Nguyễn Phúc Dung (阮福曧), sau cải thành Nguyễn Phúc Miên Tông (阮福綿宗), là vị hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn
nước Đại Nam. Ông kế vị vua cha là Minh
Mạng, trị vì từ năm 1841 đến khi qua đời, tổng cộng gần 7 năm, được truy
tôn miếu hiệu là Hiến Tổ (憲祖), thụy hiệu Thiệu Thiên Chương Hoàng Đế (紹天章皇帝).
Trong thời gian trị vì ông chỉ sử dụng một niên hiệu là Thiệu Trị nên thường được
gọi theo tên này.
Thiệu Trị được
sử sách mô tả là một hoàng đế thông minh, tận tụy chăm lo việc nước, uyên bác
Nho học, yêu thích thơ ca. Nhưng Thiệu Trị không đưa ra cải cách gì mới, chỉ
duy trì các chính sách hành chính, kinh tế, giáo dục, luật pháp, quân sự... từ
thời Minh Mạng. Khi Thiệu Trị lên ngôi, chính sách bành trướng của Minh Mạng đã
khiến lãnh thổ Đại Nam đạt đến mức rộng nhất trong lịch sử. Đại Nam đô hộ vùng
đông nam Chân Lạp, đặt ra Trấn Tây Thành nhưng sự hà khắc của quan quân Việt đã
gây nên sự căm phẫn và nổi dậy liên miên của người Chân Lạp, chi phí quân sự
khiến quốc khố ngày càng cạn kiệt. Thiệu Trị phải xuống lệnh rút quân khỏi Trấn
Tây Thành. Liên quân Xiêm La-Chân Lạp nhân đó đánh phá biên giới Tây Nam, Thiệu
Trị sai nhiều tướng giỏi như Lê Văn Đức,
Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn,... mang quân chống lại. Quân Đại Nam đánh bại
Xiêm La rồi truy kích vào đất Chân Lạp, nhưng đất Trấn Ninh thì đã bị Xiêm La
chiếm mất. Năm 1845, Đại Nam và Xiêm La ký hòa ước chia nhau quyền bảo hộ Chân
Lạp, vùng biên phía Tây cuối cùng đã được tạm yên, nhưng cũng từ đây quá trình
mở rộng lãnh thổ của người Việt bị dừng lại, lãnh thổ Đại Nam cũng bị thu hẹp
khá nhiều so với thời Minh Mạng.
Sau khi kết thúc chiến tranh với Xiêm
La, Thiệu Trị phải đương đầu với mối đe dọa xâm lược càng lúc càng gia tăng từ
Pháp. Đỉnh điểm là trận cửa biển Đà Nẵng (1847) khi quân thuyền Pháp bắn chìm 5
chiếc thuyền đồng của thủy quân Đại Nam. Thất bại này khiến hoàng đế hết sức tức
giận và lo lắng, nhưng cho đến khi chết, Thiệu Trị và quần thần vẫn không thể
tìm ra phương sách hợp lý để đối phó. 10 năm sau cái chết của Thiệu Trị (1858),
Pháp nổ súng xâm lược Đại Nam, mở đầu thời kỳ Việt Nam bị Pháp đô hộ.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi nhận – www.danhnhan.net
cập nhật