10 bài học quý giá từ Steve Jobs - Một trong những doanh nhân hàng đầu thế giới trong thế kỷ 20
29 tháng 7 2024
25 tháng 2 2023
[LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN] – Kỳ 12 - “Suy nghĩ: cuộc nói chuyện của tâm hồn với bản thân nó.” – Platon
Platon – “Suy nghĩ: cuộc nói chuyện của tâm hồn với bản thân nó”.
Hoàng Gia (*) – Luận: Trong thế giới của sự sống có thể được phân biệt thành 3 cấp độ mà chúng ta có thể biết đến, đó chính là:
+ Thực vật: Là cấp độ sống thứ nhất – có
đặc tính tăng trưởng và sinh sản, nhưng không có suy nghĩ.
+ Động vật: Là cấp độ sống thứ hai – có đặc
tính tăng trưởng – sinh sản, có suy nghĩ nhưng không biết mình có suy nghĩ. Nói
cách khác, động vật có khả năng suy nghĩ để thực hiện chức năng “vận động, di
chuyển và tự bảo vệ mình trước những động vật khác” nhưng lại không có khả năng
biết rằng mình biết suy nghĩ.
+ Con người: Là cấp độ sống thứ ba – có sự
khác biệt với 2 cấp độ sống ban đầu là có đặc tính tăng trưởng – sinh sản – có suy
nghĩ có KHẢ NĂNG NHẬN THỨC BIẾT MÌNH CÓ SUY NGHĨ. Và với chức năng “BIẾT MÌNH –
CÓ SUY NGHĨ”, chính là thứ phân biệt con người với hầu hết các cấp độ sống, và
giúp cho con người có khả năng sáng tạo nên thế giới của riêng loài người – mà tất
cả các loài còn lại không có khả năng như thế.
Nói
cách khác, xét về mặt thể lực có thể nói con người là động vật vô cùng bé nhỏ
trước tự nhiên, nhưng với nhận thức (ý thức) và khả năng sáng tạo – con người
đã phát minh và sáng tạo nên những “công cụ” (đòn bẩy) vượt xa mọi loài khác
trên hành tinh này, và đó là lý do tại sao khả năng “nhận thức – về việc mình
biết suy nghĩ” là một ý thức cao hơn của con người – vượt lên trên suy nghĩ. Và
chính khả năng nhận thức này đã giúp con người có một thứ mà hầu hết các loài động
vật đều không có được, đó chính là KHẢ NĂNG SÁNG TẠO những cái mới thông qua sự
kết hợp (hoặc chia tách) những cái cũ – để giải quyết một vấn đề cụ thể ở mọi cấp
độ.
Về mặt
thể lực, có thể nói con người là loài yếu nhất trong hầu hết các loài được biết
đến trên hành tinh này, nhưng về mặt sức mạnh thì có thể nói con người là loài
có sức mạnh vượt qua mọi loại khác đang có trên hành tinh này (ngoại trừ sức mạnh
đến từ thiên nhiên).
Con
người không thể chạy nhanh bằng ngựa, nhưng con người có thể sáng tạo “xe hơi”
và các cỗ máy khác, có thể chạy nhanh hơn ngựa.
Con
người không thể bay nhanh bằng chim, nhưng con người có thể sáng tạo “máy bay”
và các động cơ bay khác, có thể bay nhanh hơn tất cả các loài chim.
Con
người không thể bơi nhanh hơn cá mập, nhưng con người có thể sáng tạo ra “thuyền”
và tàu ngầm, có thể di chuyển nhanh trên biển vượt xa mọi dạng cá trên biển
khác.
Và
nhiều công cụ được sáng tạo bởi con người, vượt xa mọi loài khác – và để giúp
con người có sức mạnh hơn vượt xa mọi loài khác trên hành tinh này.
Và tất
cả những điều đó đến từ một thứ được gọi là TRI THỨC – hay còn gọi là khả năng
hiểu biết rằng chính mình “có suy nghĩ”, và điều này có thể được biết đến bởi
các triết gia từ xa xưa, đó chính là: Socrates, Platon, Aristoteles….
Và
Triết gia Platon đã từng nói, “Suy nghĩ: cuộc nói chuyện của tâm hồn với bản
thân nó.”, đó chính là câu nói về việc con người có khả năng NHẬN THỨC về việc
MÌNH CÓ SUY NGHĨ. Đó chính là lý do tại sao, khả năng nhận thức là một điều kỳ
diệu có thể nói là vượt lên trên suy nghĩ – và đó là thứ mà chúng ta có thể gọi
là TRI THỨC LUẬN.
Có 3
trụ cột được xem là nền tảng của mọi trụ cột khoa học, đó chính là:
+ TRI THỨC LUẬN
+ MỤC ĐÍCH LUẬN
+ TIÊN ĐỀ LUẬN.
Trong
đó, TRI THỨC LUẬN trả lời câu hỏi: “Làm sao bạn có thể BIẾT điều mà bạn biết?”,
MỤC ĐÍCH LUẬN trả lời câu hỏi: “Mục đích đầu tiên – Mục đích cuối cùng – Mục
đích nội tại, của sự vật là gì?”, và TIÊN ĐỀ LUẬN trả lời câu hỏi: “SỰ THẬT là
gì?”.
Và
điều đó có nghĩa là: TRI THỨC (KNOWLEDGE) – MỤC ĐÍCH (PURPOSE) – TIÊN ĐỀ, vốn
dĩ là có trước suy nghĩ – bên ngoài suy nghĩ – bởi vì vốn từ đầu nó đã không
thuộc về suy nghĩ. Và điều này chỉ có thể được khám phá ra sau tất cả những gì
mà con người biết về suy nghĩ.
Vậy
nên, có một câu hỏi đặt ra là: “Suy nghĩ là gì?” – đó chính là thứ mà Triết gia
Platon có thể nói cho chúng ta biết: “Suy nghĩ: cuộc nói chuyện của tâm hồn với
bản thân nó.”, và điều này có nghĩa là nếu chúng ta đi sâu vào tâm hồn – khám phá
ra sự thật về “MÌNH LÀ AI?” thì đó là điều mà chúng ta có thể cần được điều hướng
để có thể thực hiện cuộc viễn chinh vĩ đại nhất, cuộc viễn chinh đi vào chính
mình.
Cuộc
viễn chinh đi vào chính mình, ấy là cuộc viễn chinh đi vào tâm hồn mình, khám
phá ra sự thật về việc “MÌNH LÀ AI?” – vượt thoát lên trên suy nghĩ, ấy chính
là cuộc viễn chinh vĩ đại nhất.
Cuối
cùng, hành trình đó chính là hành trình của TRI THỨC – TRI THỨC LUẬN, MỤC ĐÍCH –
MỤC ĐÍCH LUẬN, và TIÊN ĐỀ - TIÊN ĐỀ LUẬN, với những thứ mà chúng ta có thể bắt
đầu ngay bây giờ - “LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN” – và sau đó có thể vượt
thoát lên trên danh ngôn – đi vào chính bản thân mình, và khám phá ra sự thật về
“Mình là ai?” ở chiều sâu xa nhất.
Thông điệp từ TRẦN TRUNG KIÊN ( TK) |
ROYAL AUTHORS | ROYAL ADVISORS
09 tháng 11 2022
[LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN] - KỲ 11 - “Con người hạnh phúc nhất và thành công nhất khi cống hiến vì một mục đích nằm ngoài sự thỏa mãn ích kỷ cá nhân.” - BENJAMIN SPOCK
BENJAMIN SPOCK – “Con người hạnh phúc nhất và thành công nhất khi cống hiến vì một mục đích nằm ngoài sự thỏa mãn ích kỷ cá nhân.”
///—
TK (*) – Nghiệm:
Một trong những mục đích lớn nhất trong cuộc đời của con người đó chính là khám
phá ra được câu hỏi: Tại sao mình được sinh ra trong cuộc đời này? Và làm thế
nào để trở nên hạnh phúc, thành công và sống một cuộc đời có ý nghĩa?
Như chúng ta biết rằng, tất cả những
vật thể ngoài con người đều có mục đích vượt lên trên chính nó.
Chúng ta biết rằng, một cây bút thực
hiện mục đích của nó khi viết và việc viết thì chẳng liên quan gì đến sự tồn tại
trong chính cây bút, mà liên quan đến ý nghĩa của cây bút đã phục vụ cho con
người như thế nào? Ấy chính là mục đích của cây bút – làm một điều gì đó có
nghĩa hơn chính nó.
Chúng ta biết rằng một cuốn sách có ý
nghĩa khi nó được đọc và từ đó có thể giúp cho con người trở nên thành công
trong cuộc sống. Việc được đọc và giúp cho con người trở nên thành công trong
cuộc sống có khi không liên quan gì đến cuốn sách – mà liên quan đến cuốn sách
đã hướng đến mục đích cho con người như thế nào?
Chúng ta biết rằng một chiếc xe có ý
nghĩa và thực thi công việc đúng mục đích khi nó vì công việc vận chuyển của
con người, mà không phải vì chính chiếc xe.
Về mặt bản chất, chúng ta có thể thấy
tính mục đích trong tự nhiên - ở hầu hết mọi dạng thức (mà không chỉ là những
thứ do con người tạo ra), từ cây cối – cỏ cây và nhiều thứ khác nữa.
Mục đích của vạn hữu không phải vì
chính nó, mà vì những thứ xung quanh nó và vì thế giới. Và nếu chúng ta khám
phá ra mục đích của cuộc sống, chúng ta sẽ khám phá rằng tất cả những gì quan
trọng nhất trong cuộc đời của chúng ta làm một cách có ý nghĩa, là những việc
mà chúng ta vì người khác.
Hoàng Gia chia
sẻ, “Tất cả những thứ được xem là có ý
nghĩa nhất trong cuộc đời của chúng ta là những việc mà chúng ta đã làm cho người
khác”.
Mục đích của chúng ta được sinh ra
trong cuộc đời này là để vì những con người khác và đó là một trong những cách
sống theo đúng mục đích.
Nếu chúng ta có một cách nào đó để trở
nên hạnh phúc hơn, hãy bắt đầu vì hạnh phúc của người khác.
Nếu chúng ta có cách nào đó để trở
nên thành công hơn, hãy vì sự thành công của người khác.
Và nếu chúng ta có cách nào đó để đạt
được mục tiêu của mình, thì hãy vì mục tiêu của người khác.
Nếu chúng ta có cách nào đó để giải
quyết vấn đề của mình, hãy bắt đầu từ việc giải quyết vấn đề cho người khác.
Và nếu chúng ta có cách nào đó để đạt
được mục đích của mình, hãy bắt đầu từ việc giúp người khác đạt được mục đích của
họ.
Hoàng Gia chia
sẻ, “Muốn đạt được mục đích của mình, thì
hãy giúp người khác đạt được mục đích của người khác. Ấy chính là ĐÚNG – MỤC –
ĐÍCH.” Đó là cách đơn giản nhất và hiệu quả nhất để có thể giúp bạn thành
công trong cuộc đời này.
Hay nói cách khác bạn có thể thành công
một cách đơn giản nhất, hiệu quả nhất và nhanh nhất bằng cách giúp cho người
khác thành công.
Bạn có thể đạt được mục tiêu của mình
một cách tốt nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất bằng cách giúp người khác đạt được
mục tiêu của họ.
Và bạn có thể đạt được mục đích của
mình một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất bằng cách giúp cho người khác đạt được
mục đích.
Đó là bí mật của hạnh phúc, bí mật của
thành công, bí mật của tự do và bí mật của mọi bí mật trong cuộc đời bạn.
Đó cũng chính là ý nghĩa của câu nói
mà BENJAMIN SPOCK đã nói. Nếu có
cách nào đó để bạn có thể đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc đời mình,
hãy bắt đầu từ mục đích sống mà không phải là bắt đầu từ những sự kiện trên bề
mặt của cuộc sống.
Bắt đầu từ mục đích sống mà không phải
bắt đầu từ những sự kiện trên bề mặt của cuộc sống. Ấy là bắt đầu ĐÚNG – MỤC –
ĐÍCH.
Không phải bắt đầu từ sự ích kỷ cá
nhân mà bắt đầu từ sự vị tha và vì người khác, đó chính là bắt đầu một cuộc sống
theo đúng mục đích. Đó là bắt đầu hành trình cho việc bạn trở thành người sống theo
đúng mục đích. Và đó là hành trình quan trọng nhất để bạn khám phá được “Tôi là
ai? – “Mục đích sống là gì?” - và “Làm gì? Để cuộc đời ý nghĩa”.
Do đó, bất cứ khi nào bạn không biết
mình là ai, không biết thực sự mục đích sống của mình là gì và không biết làm
gì để cuộc đời ý nghĩa… Hãy bắt đầu từ việc “vì người khác”, hãy bắt đầu từ
chính người khác và những vấn đề của người khác đang gặp phải và giải quyết vấn
đề cho người khác. Hãy bắt đầu từ những mục tiêu của người khác và đi đến với
những người khác để giải quyết vấn đề, giúp cho người khác đạt được mục tiêu của
họ. Hãy biết đến những vấn đề mà người khác đang đối diện và đến với người khác
để phụng sự, để phục vụ và đó là cách đơn giản nhất để bạn đạt được mục tiêu của
mình, và đó là cách đơn giản nhất để bạn nhận biết được chính mình là ai – ý nghĩa
cuộc sống là gì? – và để đi đến thành công/
Mục đích của cuộc sống là “Sống theo
đúng mục đích – và trở thành người sống đúng mục đích”. Giúp cho những người
khác sống theo đúng mục đích – trở thành người sống đúng mục đích, bằng việc kết
nối – chia sẻ - và phụng sự, hoặc bằng bất cứ cách nào để hài hòa – hòa hợp- hợp
nhất trong một thế giới mới.
Và đó là lý do tại sao câu nói này, "Con người hạnh phúc nhất và thành
công nhất khi cống hiến vì một mục đích nằm ngoài sự thỏa mãn ích kỷ cá
nhân." – Benjamin Spock, có
thể được xem là phương châm sống của đời bạn.
Thông điệp từ TRẦN TRUNG KIÊN (TK) | ROYAL AUTHORS | ROYA ADVISORS
Ivan Sergeyevich Turgenev – Nhà văn, nhà soạn kịch nổi tiếng người Nga thế kỷ 19
Ivan Sergeyevich Turgenev – Nhà văn, nhà soạn kịch nổi tiếng người Nga thế kỷ 19
Ivan Sergeyevich Turgenev (tiếng Nga: Иван Сергеевич
Тургенев, phiên âm tiếng Việt: Tuốc-ghê-nhép) (9 tháng 11 năm 1818 - 3 tháng 9 năm 1883) là một nhà văn và nhà soạn
kịch nổi tiếng của Nga thế kỉ 19. Tiểu thuyết Cha và con (Отцы и Дети) của ông được coi là một trong những tác phẩm
lớn nhất thế kỉ 19.
Tiểu sử
Ivan Turgenev sinh
ngày 9 tháng 11 (lịch cũ ngày 28 tháng 10) năm 1818 trong một gia đình
quý tộc ở Oryol thuộc Đế quốc Nga. Cha ông, Sergei Nikolaevich Turgenev, là một
đại tá kỵ binh trong quân đội Nga Hoàng, ông mất năm Ivan 16 tuổi, mẹ của
Turgenev là bà Varvara Petrovna Lutovinova, một phụ nữ có học, thông minh, chăm
lo đến việc học hành của con cái nhưng đối xử tàn nhẫn, khắc nghiệt với nông
nô. Hình ảnh bà mẹ khó tính ấy đã khắc sâu trong tâm khảm ông và được ông thể
hiện trong nhiều tác phẩm sau này.
Bước vào đại học, Turgenev học năm đầu
tiên tại Đại học Moskva sau đó chuyển đến Đại học Sankt-Peterburg để học văn học
Nga và ngữ văn. Thời gian này ông bắt đầu làm thơ hoặc văn và những câu chuyện
như người ăn xin... Đến năm 1938 Ivan được gửi tới Đại học Berlin để học triết
học (đặc biệt là triết học Hegel) và
lịch sử. Ở đây ba năm, ông có dịp làm quen với nhiều nhà văn, nhà triết học trẻ
tuổi nổi tiếng như Stankevic, Bakunin...
Năm 1841, nhà văn trở về nước. Năm
1842 bảo vệ luận án tiến sĩ ở Petersburg. Ước mơ trở thành một giáo sư triết học
những không được hành nghề vì có nhiều tư tưởng tiến bộ.
Từ 1847, ông ra nước ngoài cho đến cuối
đời. Tháng 11 năm 1850, mẹ mất, ông trở về để tang. Nhờ đó mà ông được thừa kế
một gia sản lớn, có điều kiện đi du lịch và sáng tác. Ông là một người yêu Tổ
quốc, có tư tưởng tự do chủ nghĩa nhưng sợ bão táp cách mạng, sợ đổ máu, nhưng
vẫn ôm khát vọng giải phóng nhân dân Nga khỏi chế độ chuyên chế. Trong Thư gửi
Gogol ông từ bỏ ý định trở thành nhà triết học mà say mê văn học.
Turgenev chưa từng cưới vợ tuy rằng
ông có con với một trong số những nông nô của gia đình. Ông là người ít lời, thận
trọng và nói chuyện nhẹ nhàng. Bạn văn thân thiết của Ivan là Gustave
Flaubert, trong khi quan hệ của ông với những nhà văn lớn của Nga cùng
thời như Lev Tolstoy và Fyodor Dostoevsky lại khá căng thẳng
vì sự đối kháng về quan điểm, Turgenev là người có tư tưởng thân phương Tây
trong khi Tolstoy và Dostoevsky lại là hai người thân Xla-vơ.
Thời gian cuối đời Turgenev không sống
ở Nga mà ông thường qua lại giữa Baden-Baden, một thành phố nhỏ ở Đức, và
Paris. Ivan Turgenev qua đời tại Bougival ở gần Paris ngày 4 tháng 9 năm 1883
do ung thư cột sống. Ngày 1 tháng 10 năm 1883 thi hài ông được đưa từ Paris về
nước và an táng tại nghĩa trang Voncovo, St.Peterburg ngày 9 tháng 10 năm 1883.
Sau khi mất bộ não của nhà văn đã được đem cân thử và nó nặng tới 2021 gram.
Hành tinh 3323 Turgenev đã được đặt theo tên của ông.
Sự nghiệp
Ivan Turgenev tập sáng tác văn học từ
khá sớm. Năm 1846, ông viết truyện ký đầu tiên nhưng tên tuổi của ông chỉ thực
sự được biết đến sau tập 25 truyện ngắn Bút ký người đi săn (Записки
охотника) được sáng tác trong khoảng thời gian từ 1847 đến 1852. Được sáng tác
trong những cuộc đi săn của nhà văn ở điền trang Spasskoye, tập sách nói về
thiên nhiên nước Nga và cuộc sống, phẩm chất của những người nông nô bằng phong
cách viết theo chủ nghĩa hiện thực của Turgenev và phản ánh tư tưởng chống chế
độ nông nô của ông.
Năm 1852, sau bài điếu văn viếng lễ
tang Gogol,
ông bị bắt giam gần một tháng và đưa về quản thúc ở trang trại hơn một năm. Tại
đây ông viết Mumu (1954), tố cáo chế độ nông nô. Năm 1854 nhà văn bắt đầu chuyển
sang sống ở nước ngoài và cho ra đời những cuốn tiểu thuyết đề cập đến số phận
trí thức quý tộc như: Rudin (Рудин) (1856), Tổ
quý tộc (Дворянское гнездо) (Dvarjanskoje Gnezdo, 1859). Năm 1860 và
1862 Turgenev cho xuất bản hai tác tiểu thuyết xuất sắc nhất của ông, đều viết
về cuộc sống Nga trước ngày chế độ nông nô sụp đổ. Đêm trước (Накануне)
(Nakanune, 1860), tác phẩm đầu tiên thể hiện hình ảnh người trí thức bình dân,
dân chủ trong văn học Nga. Điều này thể hiện rõ nhất trong Cha và con (Отцы и дети).
Bên cạnh tiểu thuyết, Turgenev còn sáng tác kịch và truyện ngắn, tác phẩm lớn
cuối cùng của ông là Thơ văn xuôi (Stikhotverenja v Proze, 1878 - 1882) gồm các bài ký ngắn, trữ tình.
Ivan Turgenev được coi là một trong
những nhà văn lớn nhất nước Nga thế kỉ 19, các tác phẩm của ông thường được so
sánh với các tác phẩm của hai nhà văn lớn cùng thời là Lev Tolstoy và Fyodor
Dostoevsky.
08 tháng 11 2022
Margaret Mitchell – Tiểu thuyết gia người Mỹ, Tác giả của Tác phẩm nổi tiếng “Cuốn theo chiều gió”
Margaret Mitchell – Tiểu thuyết gia người Mỹ, Tác giả của Tác phẩm nổi tiếng “Cuốn theo chiều gió”
Margaret Munnerlyn Mitchell (8/11/1900 - 16/8/1949)
là một tiểu thuyết gia người Mĩ. Bà đã nhận được giải Pulitzer cho tác phẩm hư
cấu vào năm 1937 nhờ quyển tiểu thuyết cực kỳ thành công Cuốn Theo Chiều Gió (Gone with
the Wind), xuất bản năm 1936. Quyển tiểu thuyết này là một trong những
cuốn sách phổ biến nhất mọi thời đại và đã bán được hơn 28 triệu bản. Bộ phim
Cuốn Theo Chiều Gió, khởi chiếu năm 1939, đã trở thành tác phẩm có doanh thu
cao nhất trong lịch sử Hollywood và đạt một con số kỷ lục về số giải Oscar nhận
được.
Cuộc sống
Margaret Mitchell ra đời ở Atlanta, Georgia (Hoa Kỳ), là con của Eugene Mitchell và Mary
Isabelle. Bà có một người anh trai tên Stephens và lớn hơn bà bốn tuổi. Tuổi
thơ của bà đã chịu ảnh hưởng từ những người cựu chiến binh của cuộc Nội chiến Mỹ
và từ những người họ hàng bên họ ngoại của mình. Đôi khi người ta biết đến bà với
cái tên Peggy.
Sau khi tốt nghiệp trường Whasington
Seminary (hiện nay là Westminster Schools), bà đã học tại trường đại học Smith
nhưng nghỉ học ngay sau kỳ kiểm tra cuối khóa năm 1918. Bà trở về Atlanta để
trông nom mọi việc sau khi mẹ của bà qua đời vào đầu năm vì đại dịch cúm Tây
Ban Nha 1918 (và cái chết của mẹ Scarlett vì bệnh thương hàn trong truyện cũng
bắt nguồn từ việc này).
Mitchell kết hôn với Red Upshaw vào
năm 1922, nhưng ly dị sau đó khi bà biết ông ta là một người buôn rượu lậu. Sau
đó bà kết hôn với một người bạn của Upshaw là John Marsh vào ngày 4/7 năm 1925.
Marsh chính là người phù rể cho đám cưới của bà với Upshaw và một số người còn
nói rằng cả hai người này đã theo đuổi bà cùng lúc vào năm 1921 và 1922, nhưng
Upshaw đã đưa ra lời cầu hôn trước.
Nghề nghiệp
Từ 1922 tới 1926, Mitchell đã viết rất
nhiều bài báo, một số bài bình luận và thực hiện các cuộc phỏng vấn. Trong số
đó có cuộc phỏng vấn ngôi sao phim câm Rudolph Valentino, hay như cuộc phỏng vấn
về một người tù Georgia làm những bông hoa giả và bán chúng từ phòng giam của
mình để chu cấp cho gia đình.
Bà cũng viết tiểu sử về một số vị tướng
quan trọng của Georgia trong cuộc Nội chiến. Cuốn tiểu sử đầu tiên trở nên rất
phổ biến ở Atlanta, vì thế các biên tập viên đã yêu cầu bà viết thêm nhiều cuốn
như thế nữa. Một số học giả tin rằng việc nghiên cứu tiểu sử về những người này
đã thúc đẩy bà viết nên quyển Cuốn Theo Chiều Gió.
Tính cách của bà cộng thêm khả năng
khắc họa sâu sắc tính cách nhân vật đã làm cho quyển Cuốn Theo Chiều Gió trở
thành một trong những quyển tiểu thuyết được dịch ra nhiều thứ ngôn ngữ nhất
trong lịch sử. Mặc dù bà biến mình như một người kể chuyện trung lập nhưng ta vẫn
có thể thấy tính cách của bà xuất hiện khá rõ trong truyện.
Cuốn Theo Chiều Gió
Nhiều người nói rằng Mitchell đã bắt
đầu viết Cuốn Theo Chiều Gió khi đang nằm trên giường bệnh vì bị bể mắt
cá chân. Chồng bà, John Marsh, đem về nhà những cuốn sách lịch sử từ thư viện để
bà giải khuây khi đang hồi phục. Sau khi bà đã đọc gần hết những cuốn sách lịch
sử của thư viện, chồng bà nói:"Peggy, nếu em muốn một cuốn sách khác, tại
sao em lại không tự viết một cuốn cho riêng mình?". Bà đã sử dụng kiến thức
về cuộc Nội chiến và những khoảnh khắc kịch tính của cuộc đời bà để viết nên
quyển tiểu thuyết tuyệt vời này bằng chiếc máy đánh chữ hiệu Remington. Lúc đầu
bà gọi nhân vật nữ chính là "Pansy O'Hara", và "Tara" là
"Fontenoy Hall". Bà cũng cân nhắc tới hai cái tên cho quyển tiểu thuyết
là Tote The Weary Load hoặc Tomorrow Is Another Day.
Mitchell chỉ viết cho sự tiêu khiển của
chính mình, với sự giúp sức của chồng bà và bà giữ cuốn tiểu thuyết đó bí mật với
cả bạn bè của mình. Bà giấu những trang viết của mình dưới khăn tắm, phòng để đồ,
che dưới trường kỷ và thậm chí dưới giường ngủ. Chương cuối cùng được viết trước
tiên, và bà viết các chương còn lại một cách ngẫu nhiên không theo thứ tự. Chồng
bà thường xuyên chỉnh sửa bản thảo đang ngày càng hoàn thiện để giữ cho bà tiếp
tục. Vào năm 1929, khi mắt cá chân của bà đã hồi phục, phần lớn quyển sách đã
được viết xong và bà cũng mất đi niềm say mê để hoàn thành tác phẩm văn chương
của mình.
Mặc dù Mitchell vẫn thường nói các
nhân vật trong Cuốn Theo Chiều Gió của bà không dựa trên bất cứ con người thực
nào, những nhà nghiên cứu gần đây đã tìm thấy những điểm tương đồng với những
người trong cuộc sống của bà, những người mà bà biết hoặc từng nghe nói tới.
Sự xuất bản
Mitchell chỉ sống như một nữ nhà báo
bình thường ở Atlanta cho đến khi một người của nhà xuất bản Macmillan là
Howard Latham ghé qua Atlanta vào năm 1935. Latham đang đi tìm một cây bút triển
vọng ở Miền Nam, và một người bạn của Mitchell, vốn làm việc cho Latham, đã nhờ
bà dẫn ông ta đi tham quan Atlanta. Latham rất chú ý tới Mitchell và hỏi bà liệu
có từng viết một cuốn sách nào không. Mitchell ngập ngừng. Latham đã cầu xin
bà: "Nếu bà đã từng viết một
cuốn sách, vui lòng cho tôi xem trước tiên". Cuối ngày hôm đó, một người
bạn của Mitchell khi nghe được đoạn đối thoại này đã cười phá lên: "Tưởng tượng xem, một người ngờ nghệch như
Peggy lại viết một cuốn sách". Mitchell đã tức giận khi nghe lời phê
bình này và đi về nhà để tìm những phong bì chứa các phần bản thảo rời rạc của
bà. Sau đó bà đi tới khách sạn The Georgian Terrace, vừa kịp lúc Latham chuẩn bị
rời khỏi Atlanta. "Đây", bà nói, "giữ nó trước khi tôi đổi ý".
Latham đã phải mua thêm một chiếc
vali mới để chứa tập bản thảo khổng lồ này. Khi Mitchell về tới nhà, bà đã rất
lo lắng về hành động thiếu suy nghĩ của mình và gởi một bức điện tín cho
Latham: "Đã đổi ý, gởi trả tập bản
thảo". Nhưng Latham đã đọc đủ để nhận ra đây sẽ là một trái bom tấn.
Ông ta đã viết một bức thư cho bà và nói về sự thành công tiềm tàng của tác phẩm
này. MacMillan gởi một tấm chi phiếu để khuyến khích bà hoàn thành cuốn tiểu
thuyết này-bà vẫn chưa viết xong chương đầu tiên.. Bà đã hoàn thành tác phẩm của
mình vào tháng 3.1936. Cuốn Theo Chiều Gió được xuất bản
vào ngày 30.6.1936.
Sưu tầm THẾ GIỚI DANH NHÂN
07 tháng 11 2022
Albert Camus – Nhà văn, Triết gia nổi tiếng người Pháp
Albert Camus – Nhà văn, Triết gia nổi tiếng người Pháp
Albert Camus
(tiếng Pháp: [albɛʁ kamy] (Speaker
Icon.svg nghe); ngày 7 tháng 11 năm 1913
- ngày 4 tháng 1 năm 1960) là một nhà văn, triết gia, nhà báo người Pháp nổi
tiếng. Các tác phẩm tiêu biểu của ông bao gồm: Người xa lạ, Dịch hạch, Huyền thoại
Sisyphe, Con người phản kháng, Sa đọa.
Albert Camus
được trao tặng Giải Nobel Văn học năm 1957 "vì
các sáng tác văn học của ông đã đưa ra ánh sáng những vấn đề đặt ra cho lương
tâm loài người ở thời đại chúng ta".
Về triết học, ông được biết đến vì những
đóng góp cho chủ nghĩa phi lý. Mặc dù cũng được coi là một nhà triết học hiện
sinh, nhưng ông đã kiên quyết bác bỏ điều này trong suốt cuộc đời mình.
Tiểu sử
Albert Camus
sinh ngày 7 tháng 11 năm 1913 tại Mondovi, một làng ở Constantinois, gần Bône,
Algérie. Cha ông, Lucien Camus, một công nhân sản xuất rượu nho vùng Mondovi
cho một thương gia thành phố Alger. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra,
Lucien Camus bị động viên vào tháng 9 năm 1914, bị thương trong trận chiến
Marne và chết tại bệnh viện quân y Saint-Brieuc ngày 17 tháng 10 năm 1914. Về
cha mình, Albert chỉ biết qua một bức ảnh duy nhất còn để lại.
Gia đình của Albert sống ở thủ đô
Alger và trong thời gian học tập ở đây, được sự động viên của giáo sư, triết
gia Jean Grenier, ông bắt đầu tìm hiểu Friedrich Nietzsche. Albert Camus cầm
bút từ rất sớm, những bài viết đầu tiên của ông xuất hiện trên tạp chí Sud vào
năm 1932. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông học triết học ở Đại học Alger.
Albert định sẽ học tiếp cao học, nhưng bệnh lao phổi đã cản trở ý định của ông.
Năm 1935, Albert bắt đầu viết tác phẩm
L'Envers
et l'Endroit (Bề trái và bề mặt) và xuất bản hai năm sau đó. Tại Alger,
ông thành lập nhóm Théâtre du Travail và năm 1937 đổi tên thành Théâtre de
l'Équipe. Thời gian đó, Albert rời bỏ đảng cộng sản mà ông là thành viên từ năm
1934. Năm 1938, ông viết quyển Noces (Giao cảm), tuy ca ngợi vẻ đẹp
rực rỡ của mặt trời quê hương nhưng ông đã cho thấy sự bi quan sâu sắc về cuộc
sống.
Tiếp theo, ông làm việc cho tờ Front
populaire của Pascal Pia, cuộc điều tra Misère de la Kabylie của ông đã gây được
tiếng vang lớn. Năm 1940, chính phủ Algérie ra lệnh đóng cửa tờ báo và cũng với
sự can thiệp của chính phủ, Abert Camus đã không thể tìm được việc làm ở Alger.
Albert đến Paris làm biên tập cho tờ
Paris-Soir. Năm 1942, ông phát hành cuốn tiểu thuyết L'Étranger (Người xa lạ)
và tiểu luận Le Mythe de Sisyphe (Huyền thoại Sisyphe), trong đó ông đã
trình bày những tư tưởng triết học của mình. Sisyphe là một nhân vật trong thần
thoại Hy Lạp bị trừng phạt phải lăn một hòn đá lớn lên núi dốc, khi đến đỉnh
hòn đá lại rơi trở xuống chân dốc, cứ thế Sisyphe tiếp tục lăn lên rồi rơi xuống
theo một chu kỳ vĩnh cửu. Theo hệ sự phân loại của riêng Albert, các tác phẩm đó
thuộc "thời kỳ phi lý" (cycle de l'absurde), cùng với các vở kịch Le
Malentendu (Ngộ nhận, 1944) và Caligula (1945). Năm 1943, ông làm việc cho nhà
xuất bản Gallimard rồi làm chủ biên tập báo Combat, cũng trong năm này ông gặp
và làm quen với Jean-Paul Sartre. Những tác phẩm tiếp theo của Camus thuộc
"thời kỳ nổi loạn" (cycle de la révolte), trong đó nổi tiếng hơn cả
phải kể đến La Peste (Dịch hạch, 1947), kế đến L'État de siège (1948), Les
Justes (Những người trung thực, 1949) và L'Homme révolté (Con người phản kháng,
1951). Trong quyển tiểu luận triết học L'Homme révolté, ông đã trình bày tất cả
các hình thức nổi loạn (siêu hình, chính trị và nghệ thuật...) qua mọi thời đại.
Ông miêu tả con người cảm nhận sâu sắc sự phi lý của cuộc sống, luôn muốn nổi dậy,
chống lại nỗi khốn khổ của kiếp người, nhưng cuối cùng vẫn không có lối thoát,
mọi cố gắng đều hoàn toàn vô ích.
Tình bạn giữa Albert Camus và
Jean-Paul Sartre rạn nứt vào năm 1952, sau khi trên tạp chí Les Temps modernes
của Sartre, Henri Jeanson đã chê trách sự nổi loạn của Camus là "có suy
tính". Năm 1956, tại Alger, Albert công bố "Appel pour la trêve
civile". Cũng trong năm đó, cuốn La Chute (Sa đọa), tác phẩm quan trọng cuối
cùng của Albert Camus được xuất bản.
Ngày 4 tháng 1 năm 1960, tại Petit-Villeblevin
vùng Yonne, Albert Camus mất trong một tai nạn giao thông. Trên chiếc xe Facel
Véga khi đó còn có một người bạn của ông Michel Gallimard và người cháu Gaston.
Albert Camus được chôn cất ở
Lourmarin, vùng Vaucluse, nơi ông đã mua một căn nhà trước đó.
Tác phẩm tiêu biểu
Tiểu thuyết
1.
L'Etranger (Người xa lạ, 1942, còn được
dịch thành Kẻ xa lạ, Người dưng, Kẻ ngoại cuộc)
2.
La Peste (Dịch hạch, 1947)
3.
La Chute (Sa đọa, 1956)
4.
La Mort heureuse (một văn bản sớm của
L'Etranger, ấn bản sau khi chết, 1970)
5.
Le premier homme (chưa hoàn tất, ấn bản
sau khi chết, 1995)
Truyện ngắn
L'exil et le royaume (Lưu đày và quê
nhà, 1957), gồm
có:
1.
La Femme Adultère (Người đàn bà ngoại
tình)
2.
Le Renégat ou un esprit confus (Kẻ phản
bội)
3.
Les Muets (Những người câm)
4.
L'Hôte
5.
Jonas, ou l'artiste au travail (Jonas
hay công nghiệp người nghệ sĩ)
6.
La Pierre qui pousse (Đá mọc)
Kịch
1.
Caligula (Hoàng đế La Mã Caligula,
1938)
2.
Le Malentendu (Ngộ nhận, 1944)
3.
L'État de siège (Tình trạng giới
nghiêm, 1948)
4.
Les Justes (Những người trung thực,
1949)
5.
Les Possédés (phỏng theo tiểu thuyết
cùng tên của Fyodor Dostoevsky, 1959)
6.
Requiem pour une nonne (phỏng theo tiểu
thuyết cùng tên của William Faulkner, 1962)
Phi hư cấu
1.
L'envers et l'endroit (Bề trái và bề
mặt, 1937)
2.
Noces (Giao cảm, 1938, còn được dịch
thành Hôn lễ, Đám cưới)
3.
Le Mythe de Sisyphe (Huyền thoại
Sisyphe, 1942, còn được dịch thành Thần thoại Sisyphus)
4.
Lettres à un ami allemand (dưới bút
hiệu Louis Neuville, 1948)
5.
L'Homme révolté (Con người phản
kháng, 1951, còn được dịch thành Người nổi loạn)
6.
Carnets, 1935-1942 (1962)
7.
Carnets, 1942-1951 (1965)
8.
Carnets, 1951-1959 (1989)
9.
Correspondance inédite, 1944-1959
(Thư từ trao đổi giữa Albert Camus và María Casares, 2017)
Các bản dịch tiếng Việt
Tuy số lượng tác phẩm để lại không
nhiều, nhưng Camus lại là một trong số nhà văn nước ngoài được dịch ở Việt Nam
một cách kịp thời, nhanh chóng và tương đối đầy đủ, đặc biệt ở miền Nam trước
thời điểm 1975 khi mà ảnh hưởng của nền văn chương hiện sinh đến từ phương Tây
nói chung và từ nước Pháp nói riêng là rất lớn.
Thư mục dịch thuật ở Việt Nam (thứ tự
sắp xếp theo năm):
1.
Nguyễn Văn Trung dịch (1960), Người
đàn bà ngoại tình, in trên số tháng 12, tuần báo Sáng tạo, Tập san Văn.
2.
Trần Phong Giao dịch (1963), Sứ mệnh
văn nghệ hiện đại (Discours de Suède), NXB Giao Điểm, in lại bởi NXB An Tiêm
(1974).
3.
Trần Thiện Đạo dịch (1964), Giao Cảm,
NXB Giao điểm.
4.
Trần Phong Giao dịch (1965), Những
người trung thực, Tập san Văn.
5.
Vương Trân Nam dịch, Bàn tay của tình
thương (Les Justes), Tập san Văn học.
6.
Trần Phong Giao & Vũ Đình Lưu dịch
(1965), Lưu đày và quê nhà, NXB Giao điểm.
7.
Dương Kiền & Bùi Ngọc Dung dịch
(1965), Người xa lạ, NXB Đời Nay.
8.
Võ Lang dịch (1965), Người xa lạ, NXB
Thời Mới.
9.
Hoàng Văn Đức dịch (1966), Dịch hạch,
NXB Thời Mới.
10. Bùi Giáng trích dịch (1966), Mùa hè (L'Été), Con người phản kháng, in
trong Sương Tỳ Hải, NXB Phú Vang, in lại bởi NXB An Tiêm (1972), NXB Văn nghệ
TP.HCM (2007).
11. Trần Thiện Đạo dịch (1967), Bề trái và bề mặt, NXB Giao Điểm.
12. Bùi Giáng dịch (1967), Con người phản kháng, NXB Võ Tánh.
13. Bùi Giáng dịch (1967), Bạo chúa Caligula, NXB Võ Tánh.
14. Nguyễn Thức dịch, Caligula, Tập san Gió Mới.
15. Bùi Giáng dịch (1968), Mùa hè sa mạc (L’Été – Le Désert – Noces), NXB Võ
Tánh.
16. Bùi Giáng dịch (1969), Biển đông xe cát (Le Mythe de Sisyphe), NXB An
Tiêm.
17. Tuấn Minh dịch (1970), Kẻ xa lạ, NXB Sống Mới.
18. Võ Văn Dung dịch (1971), Dịch hạch, NXB Dịch Giả, in lại bởi NXB Dân trí
(2020).
19. Bùi Giáng dịch (1972), Ngộ nhận, NXB An Tiêm, in lại bởi NXB Văn nghệ
TP.HCM (2006).
20. Bùi Giáng dịch (1972), Sổ ghi (Carnets), NXB An Tiêm.
21. Trần Thiện Đạo dịch (1972), Sa đọa, NXB Giao Điểm, in lại bởi NXB Hội Nhà
văn (1995).
22. Lê Thanh Hoàng Dân & Mai Vi Phúc dịch (1973), Kẻ xa lạ, NXB Trẻ.
23. Nguyễn Trọng Định dịch (1989), Dịch hạch, NXB Văn học.
24. Vũ Đình Phòng dịch (1992), Nơi lưu đày và vương quốc (L'exil et le
royaume), NXB Hội Nhà văn.
25. Dương Tường dịch (1995), Người dưng, NXB Văn học.
26. Vũ Đình Phòng dịch (1998), Người đàn bà ngoại tình, in trong tập Truyện
ngắn nước ngoài chọn lọc, NXB Quân đội Nhân dân.
27. Vũ Đình Phòng dịch (1998), Kẻ phản bội, Những người câm (Le Renégat ou un
esprit confus – Les Muets), in trong Truyện ngắn chọn lọc tác giả đoạt giải
Nobel, NXB Hội Nhà văn.
28. Nguyễn Trần Sâm dịch (2000), Kẻ xa lạ, Blog Đào Hiếu.
29. Nguyễn Văn Dân dịch (2002), Kẻ xa lạ, in trong Văn học phi lí, NXB Văn
hóa Thông tin.
30. Nguyễn Văn Dân dịch (2002), Một lập luận phi lí và huyền thoại Sisyphe,
in trong Văn học phi lí, NXB Văn hóa Thông tin.
31. Dương Linh dịch (2004), Người đàn bà ngoại tình, Jonas hay công nghiệp
người nghệ sĩ (Jonas, ou l'artiste au travail), Đá mọc (La Pierre qui pousse),
in trong Tuyển tập truyện ngắn tác giả đoạt giải Nobel, NXB Hội Nhà văn.
32. Trần Thiện Đạo dịch (2004), Giao cảm & Bề trái và bề mặt, NXB Văn hóa
Thông tin.
33. An Nguyễn dịch (2005), Người xa lạ, NXB Antôn & Đuốc sáng.
34. Lê Khắc Thành dịch (2006), Caligula, NXB Sân khấu.
35. Trương Thị Hoàng Yến & Phong Sa dịch (2014), Thần Thoại Sisyphus, NXB
Trẻ.
36. Thanh Thư dịch (2017), Người xa lạ, NXB Hội Nhà văn.
37. Liễu Trương dịch (2021), Kẻ ngoại cuộc, NXB Dân trí.
Sưu tầm THẾ GIỚI DANH NHÂN
ĐỌC NHIỀU
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò ...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11,1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi h...
-
SOCRATES – NHÀ THÔNG THÁI VĨ ĐẠI Socrates ( 470 – 399 TCN ) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong ...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
Bác sĩ Nguyễn Duy Cương đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cá nhân và k...
DANH MỤC
- A
- ABRAHAM LINCOLN
- ANH HÙNG
- ARTHUR ASHE
- B
- BÁC SĨ
- BÀI CA
- BENJAMIN SPOCK
- C
- CA SĨ
- CẦU THỦ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHIẾN LƯỢC GIA
- CHÍNH KHÁCH
- CHÍNH TRỊ
- CHÍNH TRỊ GIA
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CỐ VẤN
- CÔNG CHÚA
- CÔNG GIÁO
- D
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN PHILIPPINES
- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
- DANH NHÂN VẦN
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH NHÂN VIỆT NAM
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄM XƯA
- DIỄN GIẢ
- DIỄN VĂN
- DIỄN VIÊN
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- DONALD TRUMP
- ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
- ĐẠI THI HÀO
- ĐẠI TƯỚNG
- ĐẤT NƯỚC
- G
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIÁM MỤC
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SĨ
- GIÁO SƯ
- GỐC BALTIC
- GỐC DO THÁI
- GỐC PHÁP
- GỐC PHI
- Günter Wilhelm Grass
- H
- HIỀN GIẢ
- HIỀN TÀI
- HIỆN TẠI
- HOA KỲ
- HỌA SĨ
- HOÀNG ĐẾ
- HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
- HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
- HOÀNG TỬ
- I
- J.K ROWLING
- KHOA HỌC
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
- KINH TẾ
- KINH TẾ GIA
- KỸ SƯ
- L
- LÃNH TỤ
- LIÊN BANG XÔ VIẾT
- LINH MỤC CÔNG GIÁO
- LUẬN VỀ DANH NGÔN
- LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
- LUẬT SƯ
- LƯƠNG THẾ VINH
- M
- MARTIN LUTHER
- MARTIN LUTHER KING
- MỤC SƯ
- N
- NAPOLEON HILL
- NGÂN HÀNG
- NGHỆ NHÂN
- NGHỆ SĨ
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- NGUYÊN KHÍ
- NGUYỄN TRÃI
- NGƯỜI ANH
- NGƯỜI ÁO
- NGƯỜI BỈ
- NGƯỜI CUBA
- NGƯỜI DO THÁI
- NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
- NGƯỜI ĐAN MẠCH
- NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
- NGƯỜI ĐỨC
- NGƯỜI HINDU
- NGƯỜI IRELAND
- NGƯỜI ISRAEL
- NGƯỜI MẪU
- NGƯỜI MỸ
- NGƯỜI MÝ
- NGƯỜI NGA
- NGƯỜI NHẬT
- NGƯỜI PHÁP
- NGƯỜI PHÁT MINH
- NGƯỜI SCOTLAND
- NGƯỜI TRUNG QUỐC
- NGƯỜI VIỆ
- NGƯỜI VIỆT
- NGƯỜI VIỆT NAM
- NGƯỜI Ý
- NHÀ BÁC HỌC
- NHÀ BÁO
- NHÀ CHẾ TẠO
- NHÀ CỐ VẤN
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
- NHÀ GIÁO
- NHÀ HÓA HỌC
- NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
- NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ PHÁT MINH
- NHÀ PHỤC HƯNG
- NHÀ QUÂN SỰ
- NHÀ SÁNG CHẾ
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SINH VẬT HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ SỬ HỌC
- NHÀ TẠO MẪU
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THIÊN VĂN HỌC
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ TỪ THIỆN
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VĂN VIỆT NAM
- NHÀ VẬT LÝ
- NHÀ VẬT LÝ HỌC
- NHÀ VIẾT KỊCH
- NHÀ VIRUS HỌC
- NHÀ XÃ HỘI HỌC
- NHẠC CÔNG
- NHẠC SI
- NHẠC SĨ
- NHẠC SĨ TÂN NHẠC
- NHẦ VẬT LÝ
- NHÂN KHẨU HỌC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
- NHẬT BẢN
- NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHIẾP ẢNH GIA
- NỮ THỐNG THỐNG
- OPRAH WINFREY
- ÔNG CHỦ
- P
- PHI HÀNH GIA
- PHILIPPINES
- PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
- PHƯƠNG TRÌNH
- PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
- PLATON
- S
- SÁCH HAY
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- T
- TÁC GIA
- TÁC GIẢ
- TÀI CHÍNH
- THÁI LAN
- THÀNH LỘC
- THÂN NHÂN TRUNG
- THẦY THUỐC
- THI HÀO
- THI SĨ
- THƠ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
- TK - NGHIỆM
- TỔNG BÍ THƯ
- TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TỔNG THỐNG
- Tổng thống Mỹ
- TRIẾT GIA
- TRỊNH CÔNG SƠN
- TRUNG QUỐC
- TỰ VẤN
- TỶ PHÚ
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VĂN SĨ
- VẬT LÝ
- VẬT LÝ LÝ THUYẾT
- VỆT NAM
- VIỆT KIỀU
- VIỆT NAM
- VÕ TƯỚNG
- VOLTAIRE
- VỘI VÀNG
- Vua
- XUÂN DIỆU
- XUÂN QUỲNH
- XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
BÀI VIẾT
-
▼
2024
(43)
-
▼
tháng 11
(8)
- Joe Biden - Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ (2021– 20...
- Trần Việt Quân - Người lan tỏa ước mơ về một cộng ...
- Donald Trump - Doanh nhân, tỷ phú, chính trị gia n...
- Nguyên Hồng - Nhà văn người Việt Nam
- Duy Quang - ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Việt Nam
- Thành Lộc - Diễn viên Việt Nam
- Fritz Hofmann - Nhà hóa học Người Đức
- Tim Cook - Doanh nhân người Mỹ - Hiện là Tổng Giám...
-
▼
tháng 11
(8)
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia