04 tháng 11 2024
23 tháng 7 2022
Quỳnh Giao – nữ ca sĩ Việt Nam
Quỳnh Giao – nữ ca sĩ Việt Nam
Quỳnh Giao
(1946 – 2014) là một nữ ca sĩ Việt Nam, tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Đoan Trang, sinh ngày 8 tháng 11 năm 1946 tại làng
Vỹ Dạ, Huế, Việt Nam.
Quỳnh Giao
sinh ra trong gia đình dòng dõi hoàng tộc ở Huế, là con gái của Minh Trang (tên
thật: Nguyễn Thị Ngọc Trâm (1921 – 2010)), nữ danh ca của tân nhạc những năm đầu.
Cha là Nguyễn Phước Ưng Quả (1905 – 1951), cháu nội Tuy Lý Vương Miên Trinh, là
người con thứ 11 của vua Minh Mạng và em vua Thiệu Trị và là một học giả uyên
bác, từng là Thái tử Thiếu bảo khi dạy học Thái tử Bảo Long, Hiệu trưởng trường
Quốc học tại Huế, và Giám đốc Nha học chánh Trung Phần thuộc Bộ Học của nước Việt
Nam thời Pháp. Năm Quỳnh Giao 5 tuổi, cha của bà qua đời và mẹ bà tái giá với
nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.
Tiểu sử
Ngay từ bé, với tên thật Đoan Trang,
Quỳnh Giao đã hát trên đài Phát thanh Quốc gia Sài Gòn, trong ban Tuổi Xanh của
kịch sĩ Kiều Hạnh. Quỳnh Giao cũng từng tốt nghiệp thủ khoa lớp dương cầm và được
bà Robin của Trung tâm văn Hóa Pháp, Alliance Française, hướng dẫn về thanh nhạc
và opera.
Quỳnh Giao thực sự đến với âm nhạc
khi 15 tuổi. Đó là năm 1961, bà Minh Trang đang cộng tác với ban Tây Hồ của nhạc
sĩ Hoàng Trọng thì mất giọng do căn bệnh hen suyễn nên Quỳnh Giao được mời vào
thay thế cho mẹ. Từ đó bà đi hát với nghệ danh Quỳnh Giao và trở thành một ca
sĩ quan trọng trong những chương trình ca nhạc của các đài phát thanh Sài Gòn,
Quân đội và Tiếng Nói Tự Do trước năm 1975. Trong những năm đầu 1970 Quỳnh Giao
cùng với các em gái Vân Quỳnh, Vân Khanh và Vân Hòa thành lập Ban tứ ca Bốn
Phương chuyên hát tại vũ trường Ritz và thâu âm cho các trung tâm Băng nhạc Jo
Marcel, Phạm Mạnh Cương và Premier.
Ngày 24 tháng 4 năm 1975, Quỳnh Giao
cùng chồng và con rời Việt Nam sang cư ngụ tại thành phố Annandale, Virginia.
Trong thời gian ở Annandale, bà gần như ngưng mọi hoạt động về ca nhạc ngoài việc
tiếp tục mở lớp dạy dương cầm và thỉnh thoảng thực hiện vài băng nhạc có tính
cách lưu niệm do chính bà tự đàn và hát.
Năm 1990, Quỳnh Giao tái giá với
chuyên gia kinh tế học Nguyễn Xuân Nghĩa, sau đó bà cùng chồng về sống tại
California. Từ đó, bà bắt đầu quay lại với âm nhạc và phát hành nhiều CD thành
công như Khúc nguyệt quỳnh, Hành trình Phạm Duy... Quỳnh Giao cũng cùng với các
ca sĩ Mai Hương, Kim Tước lập ban Tiếng Tơ Đồng ở hải ngoại và thu được nhiều
thành công.
Ca sĩ Quỳnh Giao qua đời vào lúc 3 giờ sáng hôm thứ tư ngày 23 tháng 7
năm 2014 tại Fountain Valley, California, hưởng thọ 68 tuổi.
Băng nhạc Quỳnh Giao
Trong khoảng thời gian từ 1965 đến
1975, Quỳnh Giao cùng với ban Bốn Phương đã thâu âm một số băng nhạc cho các
hãng Phạm Mạnh Cương, Jo Marcel, Premier, Tiếng Nhạc Tâm Tình...
1.
Quỳnh Giao – Hát cho kỷ niệm 1, 1983
2.
Quỳnh Giao – Còn Thoáng Chiêm Bao,
Duyên Anh soạn nhạc, 1986
3.
Quỳnh Giao – Chinh Phụ Ngâm, Cung Tiến
soạn nhạc, hát cùng với Kim Tước, Mai Hương và Giàn nhạc thính phòng San José,
thâu live ngày 27 tháng 3 năm 1988
4.
Quỳnh Giao – Hát cho kỷ niệm 2, 1988
CD Quỳnh Giao
1.
Khúc Nguyệt Quỳnh, 1992
2.
Đêm Tàn Bến Ngự - Tình khúc Dương Thiệu
Tước. Cùng Kim Tước, 1995
3.
Tình khúc Văn Cao. Cùng Mai Hương,
1995
4.
Tiếng chuông chiều thu, 1996
5.
Chiều về trên sông, 1997
6.
Ngàn thu áo tím, 1998
7.
Tìm nhau bốn mùa. Cùng Kim Tước, Mai
Hương và Duy Trác, 1998
8.
Hành trình Phạm Duy, 1999
9.
Hình ảnh một buổi chiều, 2000
10. Tình khúc Văn Phụng & Hoàng Trọng, 2001
11. Thơ tình phổ nhạc, 2002
12. Hoa xuân, 2003
13. Tình ca Phạm Duy, 2005
14. Trở về thôn cũ, 2005
15. Các bản thâu âm lẻ cho các Chương trình CD: Đoàn Chuẩn, Xuân, Hùng Ca,
Giáng Sinh của Trung tâm Mai Ngọc Khánh từ năm 1995 ~ 1998
16. Các bản thâu âm lẻ cho các Chương trình CD: CD Đưa Người Về Phương
Đông-Tình Ca Phạm Anh Dũng phát hành 1993. CD Thiền Ca do Tuấn Khanh soạn nhạc,
thơ thiền Tu sĩ Tịnh Liên do Thiền viện Sùng Nghiêm phát hành 2001. CD Lá Rơi
Bên Thềm-Ca Khúc Lê Trọng Nguyễn 2006.
Nguồn WIKIPEDIA
05 tháng 8 2021
Thái Thanh (ca sĩ) – “Đệ nhất danh ca” của dòng nhạc tiền chiến
Thái Thanh (ca sĩ) – “Đệ nhất danh ca” của dòng nhạc tiền chiến
Thái Thanh (5 tháng 8 năm 1934 – 17 tháng 3 năm 2020)
tên khai sinh Phạm Thị Băng Thanh –
là một nữ ca sĩ người Việt Nam, được
xem như một trong những giọng ca tiêu biểu của tân nhạc Việt Nam. Bà đi hát và
thành danh từ năm 14 tuổi trong vùng kháng chiến, nổi tiếng cùng ban hợp ca
Thăng Long của gia đình, trước khi chính thức lấy nghệ danh Thái Thanh từ thập
niên 1950. Bà thường được coi như là "Đệ
Nhất danh ca" của dòng nhạc tiền chiến cũng như nhạc tình miền Nam
giai đoạn 1954 – 1975, và tên tuổi của bà gắn liền với các nhạc phẩm của nhạc
sĩ Phạm Duy.
Mặc dù không theo học một lớp nhạc
chuyên nghiệp nào, chỉ tự luyện giọng từ nhỏ theo các lối dân ca của đồng bằng
Bắc Bộ và các sách nhạc tiếng Pháp, Thái Thanh đã tạo ra một trường phái riêng
hòa trộn giữa tính chất opera Tây Phương với dân nhạc Việt Nam, ảnh hưởng tới
nhiều nữ ca sĩ của thế hệ sau như Mai
Hương, Quỳnh Giao, Ánh Tuyết...
Sau 1975, bà ở lại Việt Nam cho đến
năm 1985 thì chuyển sang định cư ở Hoa Kỳ. Tại đây bà tiếp tục trình diễn và
thâu thanh cho đến khi giải nghệ vào năm 2002. Bà mất vào ngày 17 tháng 3 năm
2020 tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ.
Tiểu sử
Phạm Thị Băng Thanh sinh năm 1934 tại làng Bạch Mai, Hà Nội trong một gia đình có truyền thống
văn nghệ. Cha của bà là Phạm Đình Phụng, có 2 vợ, vợ trước sinh ra Phạm Đình Sỹ
và Phạm Đình Viêm, vợ sau sinh ra Phạm Thị Quang Thái (Thái Hằng), Phạm Đình
Chương và con út là Phạm Thị Băng Thanh.
Năm 1946, Băng Thanh tản cư cùng gia
đình vào Chợ Đại, Thanh Hóa vùng kháng chiến nơi bà bắt đầu hát lúc 14 tuổi.
Cũng năm này Thái Hằng cưới nhạc sĩ Phạm Duy. Năm 1951 thì gia đình Phạm Duy về
Hà Nội rồi chuyển vào Sài Gòn sống, Thái Thanh cũng đi theo.
Năm 1956, Thái Thanh kết hôn với tài
tử Lê Quỳnh tại Sài Gòn. Bà sống ở khu vực gần chợ Thái Bình.
Năm 1965 bà ly dị Lê Quỳnh sau khi đã
có chung với nhau ba con gái và hai con trai. Bà ở lại Việt Nam cho đến năm
1985 thì sang Hoa Kỳ định cư.
Ca sĩ Thái Thanh đã qua đời vào lúc
11h50 ngày 17/03/2020 tại Orange, Nam California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi.
Gia đình bà đã quyết định không tổ chức tang lễ để tránh tụ tập đông người do dịch
COVID 19.
Gia đình
Gia đình Thái Thanh có nhiều người
thành danh trong lĩnh vực âm nhạc, ngoài Thái Thanh ra, thì chị Phạm Thị Quang
Thái cũng là ca sĩ nổi tiếng với nghệ danh Thái Hằng. Phạm Đình Chương, anh bà
cũng là một nhạc sĩ lớn của tân nhạc Việt Nam và cũng là một ca sĩ với nghệ
danh Hoài Bắc. Người anh cùng cha khác mẹ Phạm Đình Viêm được biết đến nhiều với
nghệ danh Hoài Trung. Thái Thanh, Thái Hằng, Hoài Bắc, Hoài Trung đều hát trong
ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng thời bấy giờ.
Thái Thanh trở thành em vợ của nhạc
sĩ Phạm Duy sau khi ông lấy Thái Hằng làm vợ, nên cũng là dì của các ca sĩ Duy
Quang, Thái Hiền, Thái Thảo sau này. Ngoài ra bà còn là cô ruột của ca sĩ Mai
Hương, con gái Phạm Đình Sỹ và kịch sĩ Kiều Hạnh.
Thái Thanh có với tài tử Lê Quỳnh 5
người con: con cả là Lê Thị Ý Lan sinh năm 1958, Lê Xuân Việt sinh năm 1959, Lê
Thị Quỳnh Dao (nghệ danh Quỳnh Hương) sinh năm 1960, Lê Thị Thanh Loan sinh năm
1962 và Lê Đại sinh năm 1964. Trong số đó, Lê Thị Ý Lan sau này trở thành ca sĩ
nổi tiếng Ý Lan, còn Lê Thị Quỳnh Dao cũng đi hát với nghệ danh Quỳnh Hương. Các
cháu ngoại của bà cũng có nhiều người đi theo con đường ca hát như Mai Linh, Ý
Thi, Thanh Hương, Quỳnh Trang.
Sự nghiệp
Phạm Thị Băng Thanh bắt đầu sự nghiệp
ca hát từ năm 14 tuổi với các nghệ danh Băng Thanh, Thái Thanh. Bà sở hữu một
giọng hát cũng như lối hát đặc biệt, mang tính chất opera nhưng chịu nhiều ảnh
hưởng của Chầu văn, quan họ, chèo là những bộ môn nghệ thuật được bà tự rèn luyện,
học tập từ thuở nhỏ tại quê hương miền Bắc. Do lúc đó Việt Nam chưa có trường
âm nhạc, bà tự học nhạc bằng cách đặt mua các sách luyện thanh bằng tiếng Pháp
từ Pháp. Giọng hát của bà có âm vực rộng, nằm giữa nữ trung và nữ cao, nên thể
loại nhạc bà hát cũng rất đa dạng, phong phú.
Thời kỳ đầu, bà thường hát chung với
ca sĩ Thái Hằng ở các chiến khu Việt Minh và nổi tiếng với các bài tân nhạc thời
kỳ đầu, hay các bài dân ca mới của Phạm Duy. Tuy rằng ở vùng kháng chiến, nhưng
tiếng hát của bà và Thái Hằng vẫn được phát sóng ở đô thị như trường hợp bài
Quê em miền trung du của Nguyễn Đức Toàn, trên đài Pháp Á, và được đông đảo người
yêu thích. Đến năm 1951, khi chuyển về Nam sinh sống, bà chính thức lấy nghệ
danh Thái Thanh cho giống người chị Thái Hằng.
Năm 1951, bà theo gia đình Phạm Duy
vào Sài Gòn lập nghiệp trong gánh hát Thăng Long. Lúc ấy bà 16 tuổi, được Phạm
Duy huấn luyện, chỉ bảo tận tình về nhạc lý và kỹ thuật, đồng thời cũng tự luyện
tập, trau dồi kỹ năng xướng âm của mình. Tại đây bà tiếp tục đi hát với các chủ
đề về quê hương và tình cảm đôi lứa. Giọng hát của bà tỏ ra rất thích hợp với
các loại nhạc đa dạng của nhạc sĩ Phạm Duy, từ những bài nhạc kháng chiến, nhạc
quê hương, nhạc tình, nhạc xã hội, cho tới các bản trường ca đều được bà để lại
một dấu ấn lớn. Bên cạnh đó, bà cũng là ca sĩ hát thành công rất nhiều ca khúc
tiền chiến xưa, hay nhạc tình đương thời của các nhạc sĩ trẻ hơn.
Bà thật sự nổi tiếng trong thập niên
1950, được rất nhiều giới yêu thích từ giới trí thức cho tới bình dân. Bà được
coi như một diva tầm cỡ nhất của Việt Nam thời đó. Tiếng hát của bà ngự trị
trên khắp các chương trình ca nhạc truyền thanh, truyền hình của Việt Nam Cộng
Hòa. Trong giai đoạn đầu thập niên 1970, bà cùng với ban hợp ca Thăng Long thường
xuyên biểu diễn tại vũ trường ăn khách Đêm màu hồng.
Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Thái
Thanh ở lại Việt Nam. Ban đầu bà được chính quyền cộng sản mời biểu diễn các ca
khúc cách mạng, Thái Thanh không chấp nhận. Danh ca Thái Thanh phát biểu:
"Sau khi họ mời tôi không được thì tôi "được" họ cấm hát, thế
thì tốt quá. Họ nói tiếng hát Thái Thanh là của "Ngụy" chứ không phải
của họ..."
Năm 1985, Thái Thanh sang Hoa Kỳ định
cư cùng với gia đình. Tại đây bà tiếp tục đi diễn, thâu âm, tham gia những đêm
nhạc lớn cho mình. Bà là khách mời danh dự của nhiều đêm nhạc hội lớn của Paris
By Night. Bà cũng được mời thu thanh trên nhiều CD của trung tâm Diễm xưa. Tại
quận Cam, bà cùng với nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi từng mở ra một lớp dạy hát, đào tạo
ra một số ca sĩ trẻ.
Năm 2000 Thái Thanh bị tai biến mạch
máu não phải vào bệnh viện. Sau tuy hồi phục nhưng năm 2002, bà chính thức
tuyên bố giải nghệ sau một đêm diễn cùng với các con cháu. Tuy nhiên khoảng thời
gian sau đó, thỉnh thoảng bà vẫn tham gia giọng hát của mình vào các đêm diễn với
vai trò đặc biệt.
Năm 2005, một đêm nhạc thính phòng nhằm
mang tên "Vinh danh Thái Thanh, tiếng hát vượt thời gian" được tổ chức
tại Montreal, Canada, với sự tham gia của Thái Thanh cùng nhiều ca sĩ nổi tiếng
của thế hệ sau như Tuấn Ngọc, Ý Lan, Trần Thu Hà,... Trong đêm nhạc này màn
trình diễn của bà được đánh giá là xuất sắc, dù trước đó đã có nhiều nghi ngờ về
tuổi tác, cũng như sức khỏe của bà. Năm 2006, bà trở lại là nhân vật chính
trong đêm nhạc "Thái Thanh và ba thế hệ".
Năm 2007, bà làm Ban Giám khảo cho
Talent Show 2007 Giải Chung Kết do trung tâm Thúy Nga tổ chức. Đó là cuốn Paris
By Night 87. Cùng với các giám khảo là: nhạc sĩ Nhật Ngân, ca nhạc sĩ Đức Huy,
giám đốc sản xuất Huỳnh Thi và Shanda Sawyer.
“Thái Thanh đã thấu hiểu bằng trực giác cái ý nghĩa sâu xa của nghệ thuật
Phạm Duy, do đó các khúc điệu uyển chuyển và cao nhã của Phạm Duy đã hoàn toàn
tự nhiên trở thành thứ môi trường lý tưởng cho giọng hát cũng uyển chuyển và
cũng cao nhã của nàng.”
-
Georges Étienne Gauthier
“Kể ra, trên thế giới,
Diva không nhiều lắm đâu, còn nói tới Việt Nam, nếu có, tôi nghĩ, chỉ một người
xứng đáng được xưng tụng là Diva, đó là cô Thái Thanh. Chấm hết.”
-
Khánh Ly
Đánh giá
Giọng ca Thái Thanh được giới nghiên
cứu đánh giá cao, và cũng là đề tài ca ngợi của giới văn nghệ sĩ tại miền Nam
trước 1975 và tại hải ngoại sau 1975. Nhạc sĩ Phạm Duy, người song hành với
Thái Thanh trong phần lớn các ca khúc của mình, từng cho rằng không ai có thể
thay thế được Thái Thanh trong sự diễn tả những sáng tác của ông.
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn là tác giả của
nhiều bài viết về Thái Thanh, phần lớn là những bài phát biểu cảm tưởng. Theo
ông, trường hợp của Thái Thanh là một "trường hợp hãn hữu", và
"Máu lửa, chiến tranh, bom đạn, chia cắt, người sống, người chết, nước mắt,
mồ hôi, thấm nhập vào âm nhạc của chúng ta như thế nào, đều được phản ánh qua
tiếng hát Thái Thanh."
Bên cạnh đó, nhiều nhà phê bình, văn
nghệ sĩ cũng có những bài nhận định về Thái Thanh, những bài này thường mang
tính ca ngợi, như Thái Thanh - tiếng hát trên trời của Thụy Khuê, Thái Thanh -
tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi của Đỗ Việt Anh, Nụ tầm thanh của Hoàng Hải Thủy...
Giọng hát Thái Thanh được nhà văn Mai Thảo tặng cho một biệt danh mà sau này
thường được người ta nhắc đến, một cách trân trọng, bên nghệ danh của bà: Tiếng
hát vượt thời gian.
Một số trích dẫn
“Giọng hát Thái thanh, một giọng hát diễm tuyệt: tất cả hạnh phúc và khổ
đau của kiếp người bị đày đọa trong chiến tranh và hòa bình, trong vinh quang
và khổ nhục, trong hy vọng và tuyệt vọng qua những bản nhạc khóc, cười, nổi,
trôi theo mệnh nước.”
— Phạm Duy
“Tôi luôn xem bà là ngọn hải đăng của mình ”
— Khánh Ly
“Tiếng hát đó như gắn liền với định mệnh của cả dân tộc ta, đất nước ta.”
— Đỗ Việt Anh
“Thái Thanh là một danh hiệu, nhưng như có ý nghĩa tiền định: bầu-trời-xanh-tiếng-hát.
Hay tiếng hát xanh thắm màu trời. Tiếng hát long lanh đáy nước trong thơ Nguyễn
Du, lơ lửng trời xanh ngắt trong vòm thu Yên Đổ, tiếng hát sâu chót vót dưới
đáy Tràng Giang Huy Cận, hay đẫm sương trăng, ngừng lưng trời trong không gian
Xuân Diệu, tiếng hát cao như thông vút, buồn như liễu đến từ cõi thiên thai nào
đó trong mộng tưởng Thế Lữ.”
— Thụy Khuê
“Chúng tôi không là những giọng hát vượt thời gian được, nếu nói vượt thời
gian chỉ duy nhất dành cho danh ca Thái Thanh mà thôi.”
— Lệ Thu
“Tiếng hát vượt thời gian”
— Mai Thảo
“Thái Thanh chỉ cần cất giọng là người ta đã mê bất kể bài nào.”
— Phạm Duy
“Tôi hiểu thế nào là Diva nhưng tại sao tôi lại nghĩ đến làm gì cái điều
sẽ chẳng bao giờ liên quan đến tôi? Kể ra, trên thế giới, Diva không nhiều lắm
đâu, còn nói tới Việt Nam, nếu có, tôi nghĩ, chỉ một người xứng đáng được xưng
tụng là Diva, đó là cô Thái Thanh. Chấm hết.”
— Khánh Ly
“Tôi thấy được hết những hạch tuyến nơi cổ họng, những tế bào, những bộ
phận lớn nhỏ đã phụ họa với nhau để phát ra những âm thanh trong, ấm, thanh tao
và diệu kỳ kia. Tôi chưa gặp Thái Thanh lần nào cả, Steve ạ. Hãy nghĩ rằng cô
trẻ, đẹp và đằm thắm như giọng hát của cô, và chỉ giữ lại từng đó thôi. Nếu ta
nghiêng mình lệch đi một tý, bình diện với thời gian thay đổi, thì cô Thái
Thanh đã ở bên kia tự bao giờ rồi, ví dụ năm ngàn năm về trước hoặc năm ngàn
năm về sau.”
— Thích Nhất Hạnh
“Sau khi nghe nàng hát, có khi chúng ta cảm thấy nơi chính mình một chút
bâng khuâng, lúc bấy giờ có lẽ là niềm "nhớ nhung cõi trời" -mà
Beaudelaire đã nói- dù sao giọng hát Thái Thanh vẫn không phải là giọng u buồn.
Giọng Thái Thanh là một giọng ca hoan lạc, giọng hát của hạnh phúc ca xướng, giọng
hát của hạnh phúc nói chung. Hãy nghe nàng vào lúc cao hứng nhất, khi giọng hát
của nàng vụt nở như một nụ cười hiền dịu hướng về cõi đời này, hãy chăm chú lắng
nghe... Giọng hát Thái Thanh lúc đó qua từng nhịp thơ và từng nhịp nhạc, như chỉ
muốn nói với ta có một lời. Lời nói tình yêu.”
— Georges Etienne Gauthier
Băng đĩa đã thu âm
Trước 1975
Từ khoảng cuối thập niên 1950 đến
1975, Thái Thanh thu âm rất nhiều trên đĩa than 78 vòng, đĩa nhựa 45 vòng, băng
reel của các hãng đĩa Việt Nam, Tân Thanh, Sóng Nhạc, Sơn Ca, Shotguns, Thanh
Thúy, Phạm Mạnh Cương, Trường Sơn, Cỏ May, Continental, Premier, Diễm Ca, Song
Ngọc, Nhật Trường, Trường Hải, Nghệ thuật – Tâm Anh, Nhã Ca, Thương Ca, Trần Ngọc
Đức, Bảo Thu, Thùy Dương, Hoàng Trọng, Siêu Âm, Mây Hồng.
01. Băng nhạc Thanh Thúy 7: Tiếng Hát Thái Thanh
02. Chương trình Nhạc Tuyển Selection 1: Tiếng Hát Thái Thanh (Hùng Sơn
thực hiện)
03. Sơn Ca 10: Tiếng hát Thái Thanh và Ban hợp ca Thăng Long (1975, Nguyễn
Văn Đông thực hiện)
04. Tơ Vàng 4: Thái Thanh – Tiếng Hát Vượt Thời Gian (1971)
05. Mây Hồng 6: Thái Thanh và Ban Thăng Long (Y Vân thực hiện)
06. Mười bài Đạo ca (1972, Phạm Duy thực hiện)
·
Pháp Thân
·
Đại Nguyện
·
Chàng Dũng Sĩ và Con Ngựa Vàng
·
Một Cành Mai
·
Lời ru Bú mớm Nâng niu
·
Qua Suối Mây Hồng
·
Giọt Chuông Cam Lộ
·
Chấp Tay Họa
·
Tầm Xuân
Phát hành sau 1975
07. Shotguns 10: Tiếng hát Thái Thanh (1980)
08. CDs sưu tập lại các bản ghi âm cũ của các Băng nhạc sản xuất trước
1975 bởi Trung tâm Hương Xưa
Sau 1975
Thu âm từ 1985 đến 2003:
11. Ngày xưa Hoàng Thị (1986)
12. Quê hương và kỷ niệm (1987)
13. Đêm màu hồng (1988). Thái Thanh, Ý Lan, Thanh Loan, Quỳnh Hương, Lê Đại
14. Chiều về trên sông (1988)
15. Đêm nhớ trăng Sài Gòn (1990)
16. Hội trùng dương (1993)
17. Dòng thời gian – Thái Thanh và 3 thế hệ (2004).
Nguồn WIKIPEDIA
ĐỌC NHIỀU
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò ...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11,1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi h...
-
SOCRATES – NHÀ THÔNG THÁI VĨ ĐẠI Socrates ( 470 – 399 TCN ) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong ...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
Bác sĩ Nguyễn Duy Cương đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cá nhân và k...
DANH MỤC
- A
- ABRAHAM LINCOLN
- ANH HÙNG
- ARTHUR ASHE
- B
- BÁC SĨ
- BÀI CA
- BENJAMIN SPOCK
- C
- CA SĨ
- CẦU THỦ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHIẾN LƯỢC GIA
- CHÍNH KHÁCH
- CHÍNH TRỊ
- CHÍNH TRỊ GIA
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CỐ VẤN
- CÔNG CHÚA
- CÔNG GIÁO
- D
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN PHILIPPINES
- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
- DANH NHÂN VẦN
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH NHÂN VIỆT NAM
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄM XƯA
- DIỄN GIẢ
- DIỄN VĂN
- DIỄN VIÊN
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- DONALD TRUMP
- ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
- ĐẠI THI HÀO
- ĐẠI TƯỚNG
- ĐẤT NƯỚC
- G
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIÁM MỤC
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SĨ
- GIÁO SƯ
- GỐC BALTIC
- GỐC DO THÁI
- GỐC PHÁP
- GỐC PHI
- Günter Wilhelm Grass
- H
- HIỀN GIẢ
- HIỀN TÀI
- HIỆN TẠI
- HOA KỲ
- HỌA SĨ
- HOÀNG ĐẾ
- HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
- HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
- HOÀNG TỬ
- I
- J.K ROWLING
- KHOA HỌC
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
- KINH TẾ
- KINH TẾ GIA
- KỸ SƯ
- L
- LÃNH TỤ
- LIÊN BANG XÔ VIẾT
- LINH MỤC CÔNG GIÁO
- LUẬN VỀ DANH NGÔN
- LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
- LUẬT SƯ
- LƯƠNG THẾ VINH
- M
- MARTIN LUTHER
- MARTIN LUTHER KING
- MỤC SƯ
- N
- NAPOLEON HILL
- NGÂN HÀNG
- NGHỆ NHÂN
- NGHỆ SĨ
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- NGUYÊN KHÍ
- NGUYỄN TRÃI
- NGƯỜI ANH
- NGƯỜI ÁO
- NGƯỜI BỈ
- NGƯỜI CUBA
- NGƯỜI DO THÁI
- NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
- NGƯỜI ĐAN MẠCH
- NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
- NGƯỜI ĐỨC
- NGƯỜI HINDU
- NGƯỜI IRELAND
- NGƯỜI ISRAEL
- NGƯỜI MẪU
- NGƯỜI MỸ
- NGƯỜI MÝ
- NGƯỜI NGA
- NGƯỜI NHẬT
- NGƯỜI PHÁP
- NGƯỜI PHÁT MINH
- NGƯỜI SCOTLAND
- NGƯỜI TRUNG QUỐC
- NGƯỜI VIỆ
- NGƯỜI VIỆT
- NGƯỜI VIỆT NAM
- NGƯỜI Ý
- NHÀ BÁC HỌC
- NHÀ BÁO
- NHÀ CHẾ TẠO
- NHÀ CỐ VẤN
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
- NHÀ GIÁO
- NHÀ HÓA HỌC
- NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
- NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ PHÁT MINH
- NHÀ PHỤC HƯNG
- NHÀ QUÂN SỰ
- NHÀ SÁNG CHẾ
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SINH VẬT HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ SỬ HỌC
- NHÀ TẠO MẪU
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THIÊN VĂN HỌC
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ TỪ THIỆN
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VĂN VIỆT NAM
- NHÀ VẬT LÝ
- NHÀ VẬT LÝ HỌC
- NHÀ VIẾT KỊCH
- NHÀ VIRUS HỌC
- NHÀ XÃ HỘI HỌC
- NHẠC CÔNG
- NHẠC SI
- NHẠC SĨ
- NHẠC SĨ TÂN NHẠC
- NHẦ VẬT LÝ
- NHÂN KHẨU HỌC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
- NHẬT BẢN
- NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHIẾP ẢNH GIA
- NỮ THỐNG THỐNG
- OPRAH WINFREY
- ÔNG CHỦ
- P
- PHI HÀNH GIA
- PHILIPPINES
- PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
- PHƯƠNG TRÌNH
- PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
- PLATON
- S
- SÁCH HAY
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- T
- TÁC GIA
- TÁC GIẢ
- TÀI CHÍNH
- THÁI LAN
- THÀNH LỘC
- THÂN NHÂN TRUNG
- THẦY THUỐC
- THI HÀO
- THI SĨ
- THƠ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
- TK - NGHIỆM
- TỔNG BÍ THƯ
- TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TỔNG THỐNG
- Tổng thống Mỹ
- TRIẾT GIA
- TRỊNH CÔNG SƠN
- TRUNG QUỐC
- TỰ VẤN
- TỶ PHÚ
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VĂN SĨ
- VẬT LÝ
- VẬT LÝ LÝ THUYẾT
- VỆT NAM
- VIỆT KIỀU
- VIỆT NAM
- VÕ TƯỚNG
- VOLTAIRE
- VỘI VÀNG
- Vua
- XUÂN DIỆU
- XUÂN QUỲNH
- XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
BÀI VIẾT
-
▼
2024
(43)
-
▼
tháng 11
(8)
- Joe Biden - Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ (2021– 20...
- Trần Việt Quân - Người lan tỏa ước mơ về một cộng ...
- Donald Trump - Doanh nhân, tỷ phú, chính trị gia n...
- Nguyên Hồng - Nhà văn người Việt Nam
- Duy Quang - ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Việt Nam
- Thành Lộc - Diễn viên Việt Nam
- Fritz Hofmann - Nhà hóa học Người Đức
- Tim Cook - Doanh nhân người Mỹ - Hiện là Tổng Giám...
-
▼
tháng 11
(8)
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia