23 tháng 11 2024
Võ Văn Kiệt - Chính trị gia người Việt Nam (1922–2008)
Võ Văn Kiệt (tên khai sinh: Phan Văn Hòa; 23 tháng 11 năm 1922 – 11 tháng 6 năm 2008), bí danh Sáu Dân, Chín Dũng, Chín Hòa, là nhà chính trị Việt Nam. Ông làm Thủ tướng Chính phủ thứ tư (trước kia là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 8 tháng 8 năm 1991 đến ngày 25 tháng 9 năm 1997. Ông được nhiều báo chí đánh giá là người đã đẩy mạnh công cuộc Đổi Mới và cải cách chính sách ở Việt Nam kể từ năm 1986, là "tổng công trình sư" nhiều dự án táo bạo của thời kỳ Đổi Mới.
(*) Thông tin Cá nhân
- Sinh: 23 tháng 11, 1922 - tỉnh Vĩnh Long, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
- Mất: 11 tháng 6, 2008 (85 tuổi) - Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore
- Nơi an nghỉ: Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Nơi ở: Thành phố Hồ Chí Minh
- Dân tộc: Kinh
- Tôn giáo: Phật Giáo
- Đảng chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam
- Vợ: Trần Kim Anh (1932-1966) - Phan Lương Cầm (s.1943)
- Cha: Phan Văn Dựa
- Mẹ: Võ Thị Quế
- Con cái: Phan Chí Dũng (1951-1972) - Phan Hiếu Dân (s.1955) - Phan Thị Ánh Hồng (1958-1966) - Phan Chí Tâm (1966-1966)
(*) Thông tin Cơ bản
Ông Kiệt là người đóng vai trò động lực trong công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam khởi đầu từ giữa những năm 1980, đúng như Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon từng đánh giá "Võ Văn Kiệt đã mở đường cho sự chuyển mình của đất nước từ đói nghèo sang một thập kỷ tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng". Khoảng thời gian 5 năm sau Đại hội VI (tháng 12 năm 1986) đến Đại hội VII (tháng 6 năm 1991) là thời gian diễn ra các cuộc cọ xát, đấu tranh ở những mức độ, cấp độ, địa bàn khác nhau giữa hai khuynh hướng trở về cơ chế cũ quan liêu bao cấp hay dứt khoát chia tay với nó. Nhiều cán bộ, hoặc vì lợi ích cá nhân, hoặc vì không đủ quyết tâm, năng lực không dám và không muốn đổi mới. Trước tình hình đó, ông Võ Văn Kiệt cùng nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp kiên trì, thể hiện quyết tâm đổi mới mạnh mẽ và chỉ rõ đổi mới phải bám sát vào điều kiện thực tiễn nhằm đáp ứng lợi ích của nhân dân, của đất nước.
Trên cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tháng 6 năm 1988 – tháng 8 năm 1991), Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tháng 8 năm 1991 – tháng 10 năm 1992), Thủ tướng Chính phủ (tháng 10 năm 1992 – 1 tháng 2 năm 1997), ông Kiệt đã đề xuất và chỉ đạo xây dựng, triển khai nhiều chính sách có tính đột phá như: xóa bỏ chỉ tiêu pháp lệnh, trao quyền tự chủ kinh doanh cho xí nghiệp quốc doanh; thực hiện thương mại hóa tư liệu sản xuất, cho phép các doanh nghiệp lớn, cả Trung ương và địa phương, được trực tiếp xuất nhập khẩu, chấm dứt tình trạng hai giá; xóa bỏ chế độ thu mua nghĩa vụ áp đặt với nông dân, bãi bỏ ngăn sông cấm chợ, thực hiện tự do lưu thông hàng hóa trong cả nước, chuyển dần nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường.
(*) Tiểu sử
Võ Văn Kiệt, tên khai sinh là Phan Văn Hòa, sinh ngày 23 tháng 11 năm 1922 tại ấp Bình Phụng, một ấp nghèo thuộc xã Trung Lương, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long), là con út trong một gia đình có năm anh trai và hai chị gái. Mẹ ông nhận nuôi thêm một người con (vì vậy ông được gọi là Chín Hòa). Cha là Phan Văn Dựa, mẹ là Võ Thị Quế. Cả hai đều sinh ra ở ấp Bình Phụng. Gia đình ông cũng nghèo như số đông trong làng, từ đất ở, đất ruộng, đến trâu cày, đều phải đi thuê.
Trong xóm, có một ông chủ họ tên là Phan Văn Chi (Hai Chi) không con, không vợ. Ông Hai Chi phần thấy chị dâu mình vất vả, phần cũng lo nghĩ tới tuổi già, nên xin Chín Hòa về nuôi. Mỗi bữa, Chín Hòa khát sữa, ông Hai Chi lại cất công lòng vòng khắp xóm, ai cho thì bú, người dân quê gọi là "bú thép”.
Cũng do gia đình nghèo, Chín Hòa chưa bao giờ được đến trường một cách chính thức. Năm tám tuổi, ông được đi học theo kiểu "trường làng" trong xóm. Ông Hai Mẹo, một trong hai người thầy “dạy mùa" của ông kể: “Chín Hòa thông minh và ăn nói lễ độ lắm. Nhưng dạy được hai năm thì tôi cũng hết chữ, rồi thôi”.
Mẹ ông có tiếng là người phụ nữ nhân hậu, giàu đức hy sinh và nhạy cảm, tinh tế. Dù không sống cùng bà trong một mái nhà nhưng ông luôn dành cho mę niềm thương yêu, kính trọng lớn. Khi cần đặt bí danh để hoạt động, ông lấy họ Võ của mẹ và Võ Văn Kiệt được dùng như là tên chính thức của ông từ đó đến nay.
(*) Hoạt động cách mạng
Tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi trong phong trào Thanh niên phản đế (1938), ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1939. Trong thời gian Khởi nghĩa Nam Kỳ ông là Huyện ủy viên, Bí thư chi bộ tại huyện Vũng Liêm. Sau Cách mạng Tháng Tám, khi quân đội Pháp tái chiếm Nam Kỳ, Võ Văn Kiệt là Ủy viên chính trị dân quân cách mạng liên tỉnh Tây Nam Bộ. Từ năm 1946 đến năm 1954, ông là Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Rạch Giá, sau đó là Phó Bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu.
(*) Sự nghiệp Chính trị
+ Thời chiến
Võ Văn Kiệt là thành viên của phong trào độc lập Việt Minh, ông đã chiến đấu chống lại thực dân Pháp trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946–54) ở miền Nam Việt Nam. Theo Hiệp định Genève, các lực lượng chính trị không bắt buộc phải tập kết ra miền Bắc Việt Nam để chuẩn bị cho Tổng tuyển cử, và ông nằm trong số những người ở lại miền Nam, di chuyển giữa các căn cứ bí mật ở miền Đông Nam Bộ. Người vợ đầu tiên của ông, Trần Kim Anh, và hai người con của ông đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng tên lửa của lực lượng Hoa Kỳ vào năm 1966.
Sau Hiệp định Genève (1955), Võ Văn Kiệt được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ và Phó Bí thư liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Từ năm 1959 đến cuối năm 1970, ông được giao trọng trách là Bí thư Khu ủy T.4, tức khu Sài Gòn – Gia Định. Ông bắt đầu được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương trong Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam từ Đại hội III (1960) và là Ủy viên Trung ương Cục miền Nam năm 1961, chỉ huy các lực lượng cộng sản tại Sài Gòn và các vùng lân cận. Từ năm 1973 đến năm 1975, ông được điều về làm Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam. Sau khi lực lượng Cách mạng kiểm soát Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông đã lãnh đạo việc tiếp quản thành phố và năm 1976 được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (bí danh là Tỉnh trưởng) đồng thời là Phó Bí thư Thành ủy, cơ quan này đã được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh để tưởng nhớ vị lãnh tụ đã khuất.
+ Thời hậu chiến
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Võ Văn Kiệt được Trung ương Cục phân công giữ chức Bí thư Đảng ủy đặc biệt trong Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn. Từ năm 1976 ông làm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông cũng đắc cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI. Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV (1976), ông được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Bộ Chính trị và được phân công làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 1982.
Từ tháng 4 năm 1982, Võ Văn Kiệt được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Phó chủ tịch và Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng.
Từ ngày 10 tháng 3 đến ngày 22 tháng 6 năm 1988, ông được giao nhiệm vụ Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng sau khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng qua đời đột ngột.
Ngày 11 tháng 3 năm 1988, thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo ký thông báo về giữ Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phụ trách điều hành hoạt động Chính phủ) đối với ông Võ Văn Kiệt. Tháng 6 năm 1988, ông Kiệt và Đỗ Mười đựoc giới thiệu bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Sau đó khi đưa ra Quốc hội bỏ phiếu bầu chức danh Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ông Đỗ Mười trúng cử, do đó ông vẫn làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Từ năm 1987 đến năm 1991, ông làm Phó Thủ tướng kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Hướng dân sinh đẻ có kế hoạch, sau người tiền nhiệm là Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp.
+ Xé rào
Những năm sau 1975, Sài Gòn với khoảng 4 triệu dân lâm vào cảnh thiếu lương thực. Người dân thường xuyên phải ăn cơm độn khoai, sắn, củ mì. Nguyên nhân trước đó nhà nước cải tạo tư bản tư doanh ở miền Nam, độc quyền khâu bán buôn. Điều này khiến toàn bộ mạng lưới gồm các chủ chành, chủ vựa gạo ở miền Tây bị xóa bỏ, thay bằng các công ty mậu dịch quốc doanh. Tuy nhiên, giá mua của nhà nước khi đó "thấp như cho", nông dân miền Tây có gạo nhưng không chịu bán. Chính quyền có tiền cũng không được mua gạo theo giá thoả thuận vì dễ bị quy vào tội đi ngược chủ trương bao cấp.
Với vai trò Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Kiệt khi đó đứng trước hai lựa chọn: nghiêm chỉnh chấp hành giá thu mua của nhà nước hoặc "phá rào" tìm cách mua gạo về cứu đói.
"Bộ Lương thực có trách nhiệm cung cấp gạo cho thành phố nhưng chưa bao giờ cung cấp đủ và kịp thời. Sở Lương thực thì không được phép mua với giá thoả thuận. Dân miền Tây có gạo nhưng không chịu bán giá nghĩa vụ cho nhà nước vì họ bị thiệt. Trong khi đó, dân thành phố có tiền và sẵn sàng mua với giá thoả thuận lại không được xuống mua", ông chỉ ra hàng loạt nghịch lý và đặt câu hỏi: "Tại sao chúng ta không ráp hai mối này lại? Đó là vấn đề mà tôi mời anh chị đến để hiến kế giải quyết". Để đảm bảo an toàn cho việc "xé rào", một tổ thu mua gạo ra đời, gồm cán bộ kế toán, ngân hàng, vận tải... do bà Ba Thi làm tổ trưởng, sau này nhiều người gọi đùa đây là "tổ buôn lậu gạo". Ông Võ Văn Kiệt đồng tình với phương án nói trên và đứng ra chịu trách nhiệm về chủ trương để các đơn vị thực hiện. Tổ hoạt động liên tục từ năm 1979 đến 1982, khi đời sống người dân Sài Gòn ổn định mới dừng.
Giai đoạn 1978-1979, Thành phố Hồ Chí Minh còn đối mặt với thiếu hụt nguồn nhập khẩu khiến đầu vào của toàn bộ nền sản xuất suy giảm, kéo theo khủng hoảng về hàng hoá, lao động. Ông Kiệt lại bàn với lãnh đạo thành phố tìm cách "xé rào" nhập khẩu một số nguyên liệu cần thiết phục vụ sản xuất.
Thành phố đưa ra sáng kiến sử dụng các thương nhân, chủ yếu là người Hoa, đứng ra thu gom mặt hàng có thể xuất khẩu để trao đổi trực tiếp với Hồng Kông, Singapore. Công thức "hàng đổi hàng" tiếp tục được vận dụng. Giá cả tính ra USD và trao đổi bằng hiện vật, Việt Nam lấy mực khô tôm khô, lạc, đỗ để đổi lấy sợi thuốc lá, sợi dệt, xăng dầu. Hàng hoá không giao nhận bằng phương pháp thông thường mà hai bên hẹn ngày giờ, gặp nhau tại phao số 0 ngoài khơi rồi trao hàng nên không có xuất nhập cảnh, bớt được khâu thủ tục.
(*) Vinh danh
Ngày 22 tháng 2 năm 2009, tên của ông được đặt cho một con đường dài 23,6 km chạy từ ngã tư Bình Long cắt Quốc lộ 1 trên đường Nguyễn Hoàng qua nhà máy lọc dầu Dung Quất ra cảng Dung Quất, Quảng Ngãi.
Ngày 29 tháng 4 năm 2011, Sở Giao thông Vận tải và Ủy ban nhân dân quận 1, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ đặt tên đường Võ Văn Kiệt cho Đại lộ Đông – Tây, một trong những tuyến đường hiện đại và quan trọng trong hệ thống hạ tầng giao thông của Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại lộ Võ Văn Kiệt có tổng chiều dài hơn 13,42 km, kéo dài từ đoạn giao nhau giữa đường Hàm Nghi và đường Tôn Đức Thắng, thuộc bờ Tây sông Sài Gòn, quận 1 đến cầu vượt quốc lộ 1, huyện Bình Chánh.
Dự án đại lộ Đông – Tây là công trình trọng điểm của hệ thống giao thông TP Hồ Chí Minh có tổng chiều dài 21,89 km đi qua địa bàn 8 quận, huyện trên địa bàn thành phố bắt đầu từ nút giao Tân Kiên, huyện Bình Chánh đến nút giao Cát Lái, thành phố Thủ Đức, trong đó có một hầm vượt sông Sài Gòn dài 1.490 m. Dự án có tổng mức đầu tư 9.863 tỷ đồng.
Tại thành phố Cần Thơ, tuyến đường đẹp nối từ trung tâm (đường Mậu Thân) đến cảng hàng không quốc tế Cần Thơ cũng mang tên Võ Văn Kiệt. Đà Nẵng có đường mang tên ông nối đường Nguyễn Văn Linh với đường Võ Nguyên Giáp (Trường Sa cũ).
Tại Hà Nội, tên của ông được đặt tên cho đoạn đường nối từ cầu Thăng Long đến sân bay quốc tế Nội Bài, chạy trên địa bàn các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn (trước đây là trục đường Bắc Thăng Long – Nội Bài).
Các tên Võ Văn Kiệt hay Phan Văn Hòa còn được đặt tên cho các đường phố và trường học ở nhiều nơi khác tại Việt Nam.
Từ tháng 10 năm 2015, tại Phan Thiết, Bình Thuận có thêm công viên Võ Văn Kiệt với diện tích 4ha để phục vụ người dân đến vui chơi, tập thể dục mỗi ngày. Đặc biệt, vào mỗi dịp tối cuối tuần, lễ tết, công viên tấp nập du khách gần xa vào đây để tham gia các hoạt động ngoài trời.
Ngày 8 tháng 11 năm 2015, UBND tỉnh Trà Vinh long trọng tổ chức lễ công bố nghị quyết của HĐND tỉnh Trà Vinh về đặt tên ông cho đoạn đường với điểm đầu từ ngã ba Sóc Ruộng và điểm cuối đến quốc lộ 53.
Tại Đồng Tháp, tên ông được đặt cho đoạn đường từ thị trấn Thanh Bình (huyện Thanh Bình) đến xã Trường Xuân (huyện Tháp Mười). Đây được xem là tuyến đường đi xuyên Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp với chiều dài 40 km.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi nhận & phát hành!
Nguồn: Sưu tầm - Đáng tin cậy
///---
ĐỌC NHIỀU
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò ...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11,1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi h...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
SOCRATES – NHÀ THÔNG THÁI VĨ ĐẠI Socrates ( 470 – 399 TCN ) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong ...
-
Bác sĩ Nguyễn Duy Cương đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cá nhân và k...
DANH MỤC
- A
- ABRAHAM LINCOLN
- ANH HÙNG
- ARTHUR ASHE
- B
- BÁC SĨ
- BÀI CA
- BENJAMIN SPOCK
- C
- CA SĨ
- CẦU THỦ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHIẾN LƯỢC GIA
- CHÍNH KHÁCH
- CHÍNH TRỊ
- CHÍNH TRỊ GIA
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CỐ VẤN
- CÔNG CHÚA
- CÔNG GIÁO
- D
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN PHILIPPINES
- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
- DANH NHÂN VẦN
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH NHÂN VIỆT NAM
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄM XƯA
- DIỄN GIẢ
- DIỄN VĂN
- DIỄN VIÊN
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- DONALD TRUMP
- ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
- ĐẠI THI HÀO
- ĐẠI TƯỚNG
- ĐẤT NƯỚC
- G
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIÁM MỤC
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SĨ
- GIÁO SƯ
- GỐC BALTIC
- GỐC DO THÁI
- GỐC PHÁP
- GỐC PHI
- Günter Wilhelm Grass
- H
- HIỀN GIẢ
- HIỀN TÀI
- HIỆN TẠI
- HOA KỲ
- HỌA SĨ
- HOÀNG ĐẾ
- HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
- HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
- HOÀNG TỬ
- I
- J.K ROWLING
- KHOA HỌC
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
- KINH TẾ
- KINH TẾ GIA
- KỸ SƯ
- L
- LÃNH TỤ
- LIÊN BANG XÔ VIẾT
- LINH MỤC CÔNG GIÁO
- LUẬN VỀ DANH NGÔN
- LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
- LUẬT SƯ
- LƯƠNG THẾ VINH
- M
- MARTIN LUTHER
- MARTIN LUTHER KING
- MỤC SƯ
- N
- NAPOLEON HILL
- NGÂN HÀNG
- NGHỆ NHÂN
- NGHỆ SĨ
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- NGUYÊN KHÍ
- NGUYỄN TRÃI
- NGƯỜI ANH
- NGƯỜI ÁO
- NGƯỜI BỈ
- NGƯỜI CUBA
- NGƯỜI DO THÁI
- NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
- NGƯỜI ĐAN MẠCH
- NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
- NGƯỜI ĐỨC
- NGƯỜI HINDU
- NGƯỜI IRELAND
- NGƯỜI ISRAEL
- NGƯỜI MẪU
- NGƯỜI MỸ
- NGƯỜI MÝ
- NGƯỜI NGA
- NGƯỜI NHẬT
- NGƯỜI PHÁP
- NGƯỜI PHÁT MINH
- NGƯỜI SCOTLAND
- NGƯỜI TRUNG QUỐC
- NGƯỜI VIỆ
- NGƯỜI VIỆT
- NGƯỜI VIỆT NAM
- NGƯỜI Ý
- NHÀ BÁC HỌC
- NHÀ BÁO
- NHÀ CHẾ TẠO
- NHÀ CỐ VẤN
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
- NHÀ GIÁO
- NHÀ HÓA HỌC
- NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
- NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ PHÁT MINH
- NHÀ PHỤC HƯNG
- NHÀ QUÂN SỰ
- NHÀ SÁNG CHẾ
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SINH VẬT HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ SỬ HỌC
- NHÀ TẠO MẪU
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THIÊN VĂN HỌC
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ TỪ THIỆN
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VĂN VIỆT NAM
- NHÀ VẬT LÝ
- NHÀ VẬT LÝ HỌC
- NHÀ VIẾT KỊCH
- NHÀ VIRUS HỌC
- NHÀ XÃ HỘI HỌC
- NHẠC CÔNG
- NHẠC SI
- NHẠC SĨ
- NHẠC SĨ TÂN NHẠC
- NHẦ VẬT LÝ
- NHÂN KHẨU HỌC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
- NHẬT BẢN
- NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHIẾP ẢNH GIA
- NỮ THỐNG THỐNG
- OPRAH WINFREY
- ÔNG CHỦ
- P
- PHI HÀNH GIA
- PHILIPPINES
- PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
- PHƯƠNG TRÌNH
- PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
- PLATON
- S
- SÁCH HAY
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- T
- TÁC GIA
- TÁC GIẢ
- TÀI CHÍNH
- THÁI LAN
- THÀNH LỘC
- THÂN NHÂN TRUNG
- THẦY THUỐC
- THI HÀO
- THI SĨ
- THƠ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
- TK - NGHIỆM
- TỔNG BÍ THƯ
- TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TỔNG THỐNG
- Tổng thống Mỹ
- TRIẾT GIA
- TRỊNH CÔNG SƠN
- TRUNG QUỐC
- TỰ VẤN
- TỶ PHÚ
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VĂN SĨ
- VẬT LÝ
- VẬT LÝ LÝ THUYẾT
- VỆT NAM
- VIỆT KIỀU
- VIỆT NAM
- VÕ TƯỚNG
- VOLTAIRE
- VỘI VÀNG
- Vua
- XUÂN DIỆU
- XUÂN QUỲNH
- XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
BÀI VIẾT
-
▼
2024
(44)
-
▼
tháng 11
(9)
- Võ Văn Kiệt - Chính trị gia người Việt Nam (1922–2...
- Joe Biden - Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ (2021– 20...
- Trần Việt Quân - Người lan tỏa ước mơ về một cộng ...
- Donald Trump - Doanh nhân, tỷ phú, chính trị gia n...
- Nguyên Hồng - Nhà văn người Việt Nam
- Duy Quang - ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Việt Nam
- Thành Lộc - Diễn viên Việt Nam
- Fritz Hofmann - Nhà hóa học Người Đức
- Tim Cook - Doanh nhân người Mỹ - Hiện là Tổng Giám...
-
▼
tháng 11
(9)
Copyright ©
THẾ GIỚI DANH NHÂN | Bản quyền thuộc về DANH NHÂN VĂN HÓA - HOÀNG GIA
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
0 comments:
Đăng nhận xét