30 tháng 11 2024
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain; 30 tháng 11, 1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi hài, tiểu thuyết gia và là nhà diễn thuyết nổi tiếng của Mỹ. Ông sinh ra vào chính ngày sao chổi Halley xuất hiện năm 1835 và mất đúng vào lần sao chổi xuất hiện lần sau, năm 1910.
Cuộc đời của Mark Twain
Mark Twain là nhà văn khôi hài bậc nhất của Hoa Kỳ, là tiểu thuyết gia rất sáng tạo và hấp dẫn do nơi sinh của ông thuộc về miền đất được coi là trái tim của Hoa Kỳ, gần vùng biên giới và ngay tại bờ sông Mississippi và con sông lớn này đã nối hai miền bắc và nam.
Mark Twain có tên thật là Sam Langhorne Clemens, chào đời vào ngày 30 tháng 11 năm1835 tại Florida, thuộc tiểu bang Missouri, và là đứa con thứ sáu. Cha của Sam là ông John Marshall Clemens là một luật sư, đã rời khỏi tiểu bang Virginia để sang định cư tại Missouri còn bà mẹ Jane Lampton Clemens là người từ tiểu bang Kentucky. Đây là một gia đình không giàu có nhưng cho các con được sống tự do, thoải mái. Vào thời kỳ đó, cả hai tiểu bang Missouri và Kentucky đều là tiểu bang duy trì chế độ nô lệ. Năm 1821, Missouri được nhận vào Liên Bang Hoa Kỳ.
Khi lên 4 tuổi tức là vào năm 1839, gia đình của Sam Clemens dọn về Hannibal, một thị xã nhỏ nằm về phía tây trên bờ sông Mississippi. Hannibal cách thành phố lớn Saint Louis 120 dặm về phía bắc. Dân số của thị xã này vào khoảng 1.000 người, một nửa là nô lệ và những người da đen nào không có đủ giấy tờ đều bị bắt. Nhiều người nô lệ da đen bị bán cho các đồn điền thuộc phía Nam trong các tiểu bang như Louisiana,Georgia… Sam Clemens trải qua tuổi trẻ tại thị xã Hannibal, đã từng bơi lội trên sông, chơi đùa trong các cánh rừng hay trên các hòn đảo của dòng sông và đọc các cuốn truyện phiêu lưu mạo hiểm.
Mississippi là một dòng sông rất lớn, nối miền bắc với các thành phố phía nam như Memphis và New Orleans, và do con sông Ohio hội nhập lại, người dân có thể đi tới Cincinnati và các thành phố khác thuộc miền đông. Từ các phong cảnh, kinh nghiệm và kỷ niệm với dòng sông này, tác giả Mark Twain đã viết ra nhiều tác phẩm danh tiếng.
Năm 1847, người cha qua đời, Sam Clemens tới học nghề với người anh tên là Orion, người này có một nhà in và một tờ báo. Vào thời bấy giờ, thợ in không phải là một nghề kiếm nhiều tiền, Sam đã từng đi làm công tại nhiều thành phố như Keokuk hay New York, đã mơ tới xứ Nam Mỹ để đi tìm vàng, mơ tới các cách làm giàu nhanh chóng.
Sam Clemens tới học nghề lái tàu với ông Horace Bixby vào năm 1857 và đã ưa thích nghề mới này hơn tất cả các nghề khác đã từng làm trước kia. Vào thời kỳ đó, thuyền trưởng lái tàu trên sông là một người đứng sau bánh lái và nhiều phong cảnh đẹp của dòng sông đã hiện ra trước mắt, thời gian khác nhau trong ngày lại có các cảnh trí khác nhau, với các khúc sông quanh co chứa nhiều phong cảnh thay đổi từ mùa này sang mùa khác. Các kinh nghiệm và kỷ niệm của quãng đời học nghề lái tàu này đã được tác giả Mark Twain mô tả trong cuốn truyện "Đời sống trên dòng sông Mississippi" (Life on the Mississippi).
Sam Clemens lấy được bằng lái tàu trên sông vào năm 1859 nhưng rồi Nội chiến Hoa Kỳ đã xảy ra, khiến cho việc lưu thông trên sông Mississippi bị chấm dứt. Trong thời Nội Chiến, Sam Clemens đã tham gia vào Lực Lượng Quân Sự Miền Nam nhưng sau ba tuần lễ, đã đào ngũ, trốn đi theo nghề đào mỏ bạc tại tiểu bang Nebraska, rồi lang thang từ thị xã này qua thành phố kia và cuối cùng tới tiểu bang Nebraska, định cư tại thị xã Virginia City. Sam Clemens bắt đầu viết bài cho tờ báo Territorial Enterprise của thị xã này.
Vào năm 1863, Sam Clemens dùng bút hiệu "Mark Twain", có nghĩa là "sâu 2 tầm", do từ các kỷ niệm lái tàu trên dòng sông Mississippi. Sau lần cãi nhau với chủ bút tờ báo, Mark Twain rời Nebraska và dọn qua tiểu bang California vào mùa xuân năm 1864. Từ năm 1865, danh tiếng đã tới với Mark Twain sau khi ông cho xuất bản cuốn truyện "Con ếch hay nhảy của quận hạt Calaveras" (the Jumping Frog of Calaveras County). Khi công ty Tàu Thủy Thái Bình Dương (the Pacific Steamboat Company) khánh thành tuyến đường thủy giữa thành phố San Francisco và các hải đảo Hawaii, thời bấy giờ còn được gọi là các đảo Sandwich (the Sandwich Islands), Mark Twain được tờ báo The Sacramento Union phái đi làm phóng sự. Mark Twain đã viết một loại bài châm chọc các du khách. Mark Twain đã đưa lối văn đàm thoại (colloquial speech) vào cách hành văn Mỹ và nhờ các truyện ngắn, ông đã nổi danh là một nhà viết văn khôi hài (humorist), chuyên chế giễu các phong tục, tập quán và các định chế của xã hội đương thời và ông được xếp hạng cùng với các nhà văn như Bret Harte, Artemus Ward và Petroleum V. Nasby. Đây là các nhà văn rất nổi tiếng về các câu chuyện dân gian, viết bằng giọng văn có chứa đựng các thổ ngữ và nhiều chi tiết hài hước.
Năm 1867, Mark Twain thực hiện một chuyến du lịch qua châu Âu và miền Đất Thánh Palestine bằng con tầu thủy Quaker City. Các bức thư kể về chuyến du lịch này, gửi cho tờ báo Alta California tại thành phố San Francisco và tờ báo New York Tribune tại thành phố New York, được gom lại và xuất bản vào năm 1869 thành cuốn truyện "Các kẻ ngây thơ ở nước ngoài" (The Innocents Abroad). Qua cuốn này, Mark Twain đã chế giễu sự điên khùng của nhiều du khách Mỹ đã phải băng qua đại dương để đi coi các ngôi mộ của những người đã chết trong khi còn rất nhiều thứ đang sống, đáng coi hơn tại Hoa Kỳ. Tác giả Mark Twain cũng viết khôi hài về các cảnh nhìn thấy, về các tập quán nghịch lý của các quốc gia đã đi qua và so sánh Hoa Kỳ là một đất nước sống động, đang phát triển, trái ngược với châu Âu là một miền đất đang thoái hóa, suy tàn. Tác phẩm của ông đã khiến ông nổi tiếng và được nhiều người tôn trọng, đồng thời các nhà văn Miền Tây Hoa Kỳ không còn bị coi thường như trước kia.
Do là một nhà văn nổi tiếng, Mark Twain kết hôn vào năm 1870 với cô Olivia Langdon, thuộc một gia đình giàu có và danh giá. Các kỷ niệm và cách tán tỉnh người đẹp của thời kỳ này được lưu dấu trong các bức thư mà Mark Twain viết cho Olivia và cho các bạn của cô nàng, rồi về sau thể hiện qua lối ve vãn của Tom đối với Becky trong tác phẩm "Tom Sawyer". Sau đám cưới 5 năm, Mark Twain rời gia đình về thành phố Elmira, thuộc tiểu bang New York, rồi dọn sang cư ngụ tại thành phố Hartford thuộc tiểu bang Connecticut vào năm 1871. Tại nơi sau này đã ra đời các người con của Mark Twain: con trai Langdon chết non vào năm 1872, sau đó là ba cô con gái Susy, Clara và Jean, chào đời trong các năm từ 1872 tới 1880. Vào năm 1874, gia đình Mark Twain dọn về một căn nhà sang trọng 19 phòng tại Hartford.
Tại thành phố Hartford, Mark Twain đã làm quen được một số nhân vật trong giới văn học, trong số này có William Dean Howells là một tác giả danh tiếng và chủ nhiệm của tờ nguyệt san "The Atlantic Monthly". Howells đã sớm nhận ra tài năng hài hước của Mark Twain, ông đã khuyến khích nhà văn trẻ phát triển biệt tài đó bằng cách cố vấn và trợ giúp cho tờ nguyệt san Atlantic.
Trong 20 năm trường sống tại thành phố Hartford hay tại Quarry Farm gần thành phố Elmira, New York, Mark Twain đã viết rất nhiều và các bài viết được phổ biến qua các tạp chí văn học xuất bản tại hai thành phố Boston và New York.
Sau cuốn "Sống thiếu thốn" (Roughing It) kể về cuộc đời của một người thợ mỏ và một nhà báo, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Mark Twain là "Thời Kỳ Vàng Son" (The Gilded Age, 1873). Tác giả đã viết cuốn này chung với Charles Dudley Warner, một người bạn và một nhà văn sống tại Hartford. Cuốn "Thời Kỳ Vàng Son" nói về các thập niên sau Cuộc Nội Chiến qua đó tác giả châm chọc tính ích kỷ và các cách kiếm tiền phổ thông của thời bấy giờ.
"Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer" (The Adventures of Tom Sawyer, 1876) được coi là hồi ký của Mark Twain và tác giả mô tả Tom Sawyer, anh bạn Huck Finn và tên gian ác Injun Joe cũng như làng St. Petersburg nhờ các kỷ niệm sống tại Hannibal khi trước.
"Đi nước ngoài" (A Tramp Abroad, 1880) được viết ra từ chuyến du lịch châu Âu của tác giả vào năm 1878. Cuốn truyện này kể lại các chuyến đi qua các nước Đức, Thụy Sỹ và Ý và qua đó, tác giả đã pha trộn các truyền thuyết, chuyện kể, chuyện khôi hài và các nhân vật địa phương để chế giễu nhẹ nhàng các sách du lịch và nền văn hóa tại châu Âu.
"Hoàng Tử và kẻ nghèo" (The Prince and the Pauper, 1882) dùng khung cảnh nước Anh vào năm 1550, mô tả sự trao đổi nhân dạng giữa Hoàng Tử Edward-6 của nước Anh và đứa trẻ nghèo hèn tên là Tom Canty. Cuốn truyện này đã làm vừa lòng một số độc giả thuộc vùng Tân Anh Cát Lợi nhưng một số người khác lại bất mãn vì họ ưa thích loại truyện đã xuất bản trước kia.
"Đời sống trên dòng sông Mississippi" (Life on the Mississippi, 1883) mô tả về lịch sử, truyền thuyết, khung cảnh, con người của các con tàu thủy, của các thành phố dọc theo con sông Mississippi. Tác giả Mark Twain đã kể rõ về những ngày lái tàu của mình khi trước từ chương 4 tới chương 17. Các chương này trước kia đã được phổ biến trên tờ nguyệt san Atlantic vào năm 1875 qua loạt bài "Thời xưa trên dòng sông Mississippi" (Old Times on the Mississippi).
"Các cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn" (The Adventures of Huckleberry Finn) được coi là tác phẩm danh tiếng nhất của Mark Twain, được xuất bản tại nước Anh vào năm 1884 và Hoa Kỳ vào năm 1885, và là phần tiếp của cuốn "Tom Sawyer". Cuốn truyện này mô tả các cuộc phiêu lưu của hai đứa trẻ trốn nhà, là Huck Finn và một em nô lệ da đen tên là Jim. Tom Sawyer cũng xuất hiện lại trong một số chương với trò khôi hài cố hữu. Trong truyện, Mark Twain đã dùng thứ ngôn ngữ hiện thực (realistic language) thêm vào là nhiều loại thổ ngữ (dialects) làm cho sống động các nhân vật. Các lối hành xử thiếu đạo đức, lời nói vô hạnh nhất thời của nhân vật Huck Finn và cách dùng văn phạm thiếu thận trọng của tác giả trong tác phẩm, đã làm cho một số độc giả bất mãn. Thư viện công lập Free Public Library đã cấm cuốn truyện này vào năm 1885. Ngoài ra, một số độc giả còn phản đối Mark Twain vì cho rằng ông đã chấp nhận chế độ nô lệ, lời văn mang tính kỳ thị và đã dùng chữ "nigger" (kẻ nô lệ dơ bẩn). Thực ra đối với thời bấy giờ, Mark Twain là một người tiến bộ về vấn đề chủng tộc và các chủ đề sâu xa viết về Huckleberry Finn đã bàn tới sự bình đẳng căn bản và khát vọng toàn cầu của mọi người thuộc mọi chủng tộc.
Cuối cùng, tác phẩm "Người Mỹ trong Triều Đình của Vua Arthur" (A Connecticut Yankee in King Arthur's Court, 1889) đã trình bày một nhân vật khác nhiều màu sắc. Đây là người đốc công trong xưởng kim loại từ Hartford, Connecticut, tên là Hank Morgan. Nhờ quỷ thuật, Morgan thấy mình được sống tại nước Anh vào khoảng năm 500 sau Công nguyên, nên đã quyết định cải tổ xã hội Anh bằng cách đưa vào đó các lợi ích về kinh tế, tri thức và đạo đức của các năm 1800. Nhưng trước các cải cách và hoạt động từ thiện, đám đông quần chúng ngu dốt, cố vấn do giới Hiệp Sĩ và Tu Sĩ mê tín, đã nổi lên lật đổ Nhà Vua nước Anh. Qua các sự kiện xảy ra trong truyện, tác giả đã gián tiếp chế nhạo các thái độ tôn kính của một số tác giả đối với các Hiệp Sĩ Bàn Tròn, đồng thời Mark Twain cũng đưa ra một số câu hỏi về giá trị của nền văn hóa đương thời tại Hoa Kỳ.
Vào thập niên 1880, Mark Twain đã thiết lập và điều hành một công ty xuất bản cho riêng mình cũng như tìm cách đầu tư vào vài phạm vi thương mại khác, đặc biệt là việc chế tạo máy in do người phát minh tên là Paige. Trong các năm từ 1881 tới 1894, Mark Twain đã lỗ vốn gần 200,000 mỹ kim đầu tư vào thứ máy in kể trên, vì các thay đổi về kiểu mẫu, đặc tính đã đưa tới thất bại. Tháng 4 năm 1894, công ty ấn loát của Mark Twain phải tuyên bố phá sản rồi từ tháng 1 năm 1895, nhà văn bị ô danh vì không trả được nợ. Nhưng nhà văn đã tìm cách phục hồi tài sản bằng cách đi diễn thuyết, có khi thu được 1,000 đô la Mỹ mỗi lần và ông đã từng thực hiện nhiều chuyến đi được quảng cáo rầm rộ, tới cả các thành phố xa xôi thuộc Ấn Độ, Nam Mỹ và châu Úc. Mark Twain kết bạn với các nhân vật danh tiếng, giàu có như Andrew Carnegie, William Rockfeller và được trao tặng các văn bằng danh dự tại Đại học Yale vào năm 1901, Đại học Missouri vào năm 1902 và Đại học Oxford vào năm 1907. Tác giả Mark Twain là một nhân vật quốc tế, thường mặc bộ âu phục màu trắng mang vẻ phô trương, hút thuốc xì gà, với các bài nói chuyện hàm chứa nhiều chỉ trích xã hội một cách cay đắng và các bài văn này về sau được phổ biến qua các tác phẩm "Người ngồi trong bóng tối" (The Person sitting in the Darkness, 1901) và "Độc Thoại của Vua Leopold" (King Leopold 's Soliloquy, 1905).
Sau khi đã phục hồi được các vấn đề tài chính vào năm 1898, Mark Twain lại gặp các thảm cảnh trong đời sống gia đình. Người con gái lớn nhất Susy qua đời vào năm 1896 vì bệnh đau màng óc trong khi cha mẹ và em Clara đang ở nước ngoài. Năm 1903, Mark Twain bán đi ngôi nhà thân thương tại Hartford vì những kỷ niệm về Susy. Tới ngày 5 tháng 6 năm 1904, bà vợ Olivia cũng lìa đời vì bệnh tim rồi người con gái út tên là Jean, trước kia mắc bệnh kinh phong, cũng chết vào ngày 24 tháng 12 năm 1909.
Mặc dù các khó khăn tài chính và thảm cảnh gia đình trong các năm cuối đời, Mark Twain vẫn thu xếp để viết văn. Các tác phẩm cuối đời của ông gồm "Người Mỹ đòi quyền lợi" (The American Claimant, 1892) viết về một nhân vật không thực tế là đại tá Mulberry Sellers. Cuốn tiểu thuyết này được căn cứ vào vở kịch không thành công mà tác giả đã soạn ra cùng với nhà phê bình William Dean Howells vào năm 1883. Một tiểu thuyết trinh thám khác có tên là "Bi Kịch của Pudd'nhead Wilson" (The Tragedy of Pudd'nhead Wilson, 1894) bàn tới thành kiến chủng tộc (racial prejudice), một vấn đề quan trọng của xã hội Mỹ. "Nhớ về Joan of Arc" (Personal Recollections of Joan of Arc, 1896) là một cuốn tiểu sử (biography) dựa vào các tài liệu lịch sử. Mark Twain cũng kể lại những kinh nghiệm trong các chuyến đi diễn thuyết tại nước ngoài vào năm 1895, 1896 qua cuốn tiểu thuyết "Theo Đường Xích Đạo" (Following the Equator, 1897) trong khi cuốn truyện ngắn "Kẻ tham nhũng tại Hadleburg" (The Man that Corrupted Hadleburg, 1899) đã chế giễu các nhà lãnh đạo tự phụ của một thành phố. Các tác phẩm của Mark Twain càng về sau, càng mất dần tính khôi hài của thời tuổi trẻ và bộc lộ cách nhìn bi quan hơn do tác giả nghi ngờ các loại tôn giáo, do tác giả nhận ra các động lực chính của con người là lòng ích kỷ.
Đại Văn Hào Mark Twain qua đời vì bệnh tim vào ngày 21 tháng 4 năm 1910, để lại nhiều bản thảo kể cả một cuốn tự thuật lớn và dở dang.
Dù cho thất vọng trước cuộc đời, Đại Văn Hào Mark Twain vẫn nổi danh là một nhà văn khôi hài bởi vì ông đã nhìn thấy trong các hình ảnh rực rỡ và lãng mạn của xã hội, các tập quán và định chế giả hiệu, có gian ý, và ông đã dùng cách diễn tả quá đáng một cách hữu hiệu để công kích các thói đạo đức giả, các thái độ tự mãn của người đời, các bất công của xã hội. Ngoài các tác phẩm đặc sắc, một trong các đóng góp lớn lao của Đại Văn Hào Mark Twain là cách hành văn đặc biệt Mỹ, khác hẳn lối viết văn của các tác giả người Anh. Mark Twain là một trong các nhà văn Mỹ hạng nhất, một bậc thầy về ngôn ngữ theo hình thức tiêu chuẩn, chứa đựng thứ tiếng địa phương của Miền Tây Hoa Kỳ. Thể văn buông lỏng (loose rhythm of the language) trong các tác phẩm của Mark Twain đã cho người đọc cảm giác về lời nói thực sự (real speech) và lối hành văn hiện thực này đã ảnh hưởng tới nhiều nhà văn Mỹ khác, khiến cho Đại Văn Hào Ernest Hemingway đã có lần xác nhận rằng: "Tất cả nền văn chương hiện đại của Hoa Kỳ bắt nguồn từ … Huckleberry Finn".
Sự nghiệp sáng tác
Mark Twain là một nhà văn trào phúng nổi tiếng của Mỹ. Những tác phẩm của ông, với tính chất châm biếm sâu sắc, với những nét miêu tả tâm lý xã hội cực kỳ khéo léo, đã trở thành những vũ khí sắc bén đấu tranh chống sự áp bức thống trị của bọn cầm quyền phong kiến tư bản, nhất là chống cái chính sách dã man phân biệt chủng tộc đối với người da đen ở Mỹ.
Con đường đến với văn học của Twain đến nay vẫn không khỏi khiến người ta ngạc nhiên, khởi đầu bằng một tác phẩm hài hước có tựa đề "The Celebrated Jumping Frog of Calaveras County" (Con ếch nhảy trứ danh ở Calaveras). Dù ngày nay đọc lại, tác phẩm đó không thể kiếm nổi của độc giả một nụ cười nhưng lúc bây giờ, "Con ếch nhảy..." đã giúp ông trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm. Tiếp đó là những chuyến ngao du khắp đất nước với những buổi nói chuyện trước những cử tọa chật kín, ông đã khiến khán giả cười vỡ bụng bằng khiếu nói chuyện hài hước và thông minh của mình.
Mark Twain đã đưa lối văn đàm thoại vào cách hành văn Mỹ và nhờ các truyện ngắn, ông đã nổi danh là một nhà viết văn khôi hài, chuyên chế giễu các phong tục, tập quán và các định chế của xã hội đương thời.
Đánh giá về Mark Twain
Với những tiểu thuyết đặc sắc và những nhân vật sống động cống hiến cho nền văn học Mỹ, Mark Twain xứng đáng là vì tinh tú đầu tiên của nền văn học hiện đại nước này. Mark Twain tên thật là Samuel Langhorne Clemens. Ông sinh năm 1835 và mất năm 1910. Điều kỳ lạ là vào năm nhà văn ra đời, sao chổi Halley rực sáng trên bầu trời Florida và khi ông mất, năm 1910, sao chổi Halley lại một lần nữa vẫy cái đuôi sáng lòa của mình trên nền trời xanh thẳm. Như một ngôi sao với thứ ánh sáng rực rỡ quệt ngang qua bầu trời, Mark Twain đến nay vẫn được coi là ngôi sao sáng nhất trong giới những người cầm bút trên văn đàn Mỹ. Trong cuốn tiểu sử mới nhất có tựa đề Mark Twain: a Life (Mark Twain - một cuộc đời), tác giả Ron Powers viết: "Mark Twain đã làm thay đổi cách nghe nhìn của người Mỹ, ông chính là một Lincoln trong văn học". Ông đã trả lại cho nước Mỹ ngôn ngữ và giọng điệu của con người bản xứ nước này, không phải bằng lối giễu nhại hay châm biếm mà bằng thứ văn học tinh tế và đầy chất hài hước. Bố mẹ Clemens là cư dân bang Virginia nhưng ông được sinh ra tại Florida, trong một gia cảnh khá chật vật, túng thiếu. Năm 1839, gia đình ông chuyển đến sống tại Hannibal, thành phố nhỏ nằm cạnh dòng sông Mississippi. Cha mất sớm, nhà văn tương lai phải bỏ học và theo nghề lái tàu kiếm sống. Khi cuộc nội chiến bùng nổ, nhà văn bỏ tàu, bỏ sông nước trôi dạt theo cuộc sống phiêu lưu ở những dãy núi miền Tây nước Mỹ. Nhưng những ngày tháng lênh đênh trên tàu đã để lại cho ông những ấn tượng sâu sắc, trở thành nguồn cảm hứng để nhà văn viết nên những kiệt tác như "Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer" (The Adventures of Tom Sawyer -1876), "Cuộc sống trên sông Mississippi" (Life on the Mississippi - 1883) và "Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn" ( The Adventures of Huckleberry Finn - 1884). Những mỏ vàng, mỏ bạc ở miền viễn Tây đã quyến rũ giấc mơ làm giàu của Clemens nhưng vận may không mỉm cười với ông. Nhà văn tương lai rách rưới và bụi bặm đến nỗi khi đến nộp đơn xin làm phóng viên ở một tòa soạn báo, Clemens trông giống một tên ma cà bông hơn là một người có khả năng cầm bút. Sau khi đã định hình được một phong cách báo chí cho riêng mình, cái tên cúng cơm Samuel Clemens được đổi thành Mark Twain. Bút danh này xưa nay vẫn gây tranh cãi trong giới học giả nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn. Có hai giả thuyết chính. Giả thuyết thứ nhất cho rằng, Mark Twain có nghĩa là "mark two" - chỉ mực nước khoảng 2 sải (tương đương với 3,7m) - một thuật ngữ mà những người dò sông biển thường dùng để báo tin cho nhau, chỉ đường đi an toàn. Giả thuyết thứ hai giải thích, bút danh này bắt nguồn từ những ngày lang bạt kỳ hồ ở miền Tây của nhà văn. Lúc đó, ông thường vào quán, gọi liền hai cút rượu và bảo người phục vụ đánh dấu "Mark twain" vào hóa đơn của mình. Nhưng trong một tài liệu, nhà văn viết: "Người thuyền trưởng già, dù chẳng giỏi giang và hay chữ gì nhiều nhưng ông thường sử dụng ký tự MARK TWAIN để thông tin về tình hình sông nước. Những thông tin này cực kỳ chính xác và có giá trị, nó có nghĩa là an toàn, không nguy hiểm...". Con đường đến với văn học của Twain đến nay vẫn không khỏi khiến người ta ngạc nhiên, khởi đầu bằng một tác phẩm hài hước có tựa đề "The Celebrated Jumping Frog of Calaveras County" (Con ếch nhảy trứ danh ở Calaveras). Dù ngày nay đọc lại, tác phẩm đó không thể kiếm nổi của độc giả một nụ cười nhưng lúc bây giờ, "Con ếch nhảy... " đã giúp ông trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm. Tiếp đó là những chuyến ngao du khắp đất nước với những buổi nói chuyện trước những cử tọa chật kín, ông đã khiến khán giả cười vỡ bụng bằng khiếu nói chuyện hài hước và thông minh của mình.
Tác phẩm
· Sống thiếu thốn (Roughing It)
· The Celebrated Jumping Frog of Calaveras County and Other Sketches (1867)
· Các kẻ ngây thơ ở nước ngoài (Innocents Abroad, 1869)
· Thời kỳ vàng son (The Gilded Age, 1873).
· Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer (The Adventures of Tom Sawyer, 1876)
· Đi nước ngoài (A Tramp Abroad, 1880)
· Hoàng tử và kẻ nghèo (The Prince and the Pauper, 1882)
· Đời sống trên dòng sông Mississippi (Life on the Mississippi, 1883)
· Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn (The Adventures of Huckleberry Finn, 1884)
· Tên Yankee từ Connecticut trong triều đình vua Arthur (A Connecticut Yankee in King Arthur's Court, 1889)
· Người ngồi trong bóng tối (The Person sitting in the Darkness, 1901)
· Độc thoại của vua Leopold (King Leopold 's Soliloquy, 1905)
· Người Mỹ đòi quyền lợi (The American Claimant, 1892)
· Bi kịch của Pudd'nhead Wilson (The Tragedy of Pudd'nhead Wilson, 1894) b
· Theo đường xích đạo (Following the Equator, 1897)
· Kẻ tham nhũng tại Hadleburg (The Man that Corrupted Hadleburg, 1899)
· Người xa lạ bí mật (The Mysterious Stranger, 1916)
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi nhận & phát hành!
Nguồn: Sưu tầm - Đáng tin cậy!
///---
29 tháng 11 2024
Richard Borcherds - Nhà toán học Người Anh, đạt Giải Fields (1998)
Richard Borcherds - Nhà toán học Người Anh, đạt Giải Fields (1998)
Richard Ewen Borcherds (sinh 29 tháng 11 năm 1959) là một nhà toán học người Anh nghiên cứu về lý thuyết dàn, lý thuyết số, lý thuyết nhóm và đại số số chiều vô hạn. Ông được trao huy chương Fields năm 1998.
(*) Thông tin Cá nhân
- Sinh: 29 tháng 11, 1959 (64 tuổi); Cape Town, Nam Phi
- Quốc tịch: Anh
- Trường lớp: Đại học Cambridge
- Nổi tiếng vì: Dàn, Lý thuyết số, Lý thuyết nhóm
- Giải thưởng: Thành viên Hội Hoàng gia
Huy chương Fields (1998)
- Ngành: Toán học
- Nơi công tác: Đại học California, Berkeley, - Đại học Cambridge
- Người hướng dẫn luận án tiến sĩ: John Horton Conway
- Các nghiên cứu sinh nổi tiếng: Daniel Allcock - Peter Niemann - Sankaran Viswanath
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi nhận & phát hành!
Nguồn: Sưu tầm - Đáng tin cậy!
///---
28 tháng 11 2024
William Blake - là nhà thơ, họa sĩ Anh, một trong những nhà thơ lớn của thế kỷ XVIII
William Blake - là nhà thơ, họa sĩ Anh, một trong những nhà thơ lớn của thế kỷ XVIII
William Blake (28 tháng 11 năm 1757 – 12 tháng 8 năm 1827) – là nhà thơ, họa sĩ Anh, một trong những nhà thơ lớn của thế kỷ XVIII. Thơ ca của William Blake là một hiện tượng, chuyển từ thơ ca thế kỉ Ánh sáng sang thơ ca lãng mạn của John Keats, Percy Bysshe Shelley. Năm 1957 Hội đồng Hòa bình Thế giới kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông. Năm 2002 đài BBC bầu chọn 100 người Anh vĩ đại nhất mọi thời đại, William Blake được bầu ở vị trí 38.
(*) Tiểu sử
William Blake sinh ở Broad Street, Golden Square, London, là con trai của một nhà buôn hàng vải. Lên 10 tuổi bắt đầu học vẽ, năm 1778 vào học Royal Academy ở Old Somerset House. Năm 1780 công bố bức tranh đầu tiên. Năm 1783 bạn bè bỏ tiền in cho cuốn Poetical Sketches (Những phác họa thơ ca), năm 1784 cưới Catherine Boucher và mở cửa hàng bán tranh. Đến năm 30 tuổi William Bake chỉ được một số ít người biết đến nhưng bắt đầu nổi tiếng sau khi minh hoạ cho cuốn Night Thoughts (Những suy ngẫm về đêm). Năm 1818 Blake làm quen và kết bạn với họa sĩ trẻ John Linnell, người gợi ý và tài trợ cho Blake vẽ minh hoạ cuốn Job của Kinh Thánh. Sau đó, cũng với sự giúp đỡ của John Linnell, Blake vẽ những bức tranh minh hoạ cho phần Inferno (Địa ngục) của Dante.
Về thơ ca, William Blake cũng là một trong những nhà thơ hàng đầu. Thơ của Blake bao gồm thơ trữ tình và thơ triết học. Năm 1789 ông in cuốn Songs of Innocence (Những khúc hát ngây thơ), gồm những bài thơ và hình minh hoạ. Năm 1794 Songs of Innocence in cùng Songs of Experience (Những khúc ca từng trải). Blake đón chào Cách mạng Pháp bằng trường ca The French Revolution, 1791.
Từ sau năm 1790, Blake xuất bản một loạt sách minh hoạ, gồm The Marriage of Heaven and Hell (Đám cưới của Thiên đường và Địa ngục); Proverbs of Hell (Cách ngôn của Địa ngục); The First Book of Urizen (Cuốn sách đầu của Urizen); America, a Prophecy (Nước Mỹ và tiên tri); The Book of Ahania (Sách Ahania); The Song of Los (Bài ca của Los); The Book of Los (Sách của Los); Europe (Châu Âu); Vala, a Dream of Nine Nights (Vala, giấc mộng của chín đêm) Jerusalem (Jerusalem); The Everlasting Gospel (Sách Phúc âm muôn thuở); Milton: a Poems (Milton: Thơ)…
William Blake mất năm 1827 tại London.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi nhận & phát hành!
Nguồn: Sưu tầm - Đáng tin cậy!
///---
27 tháng 11 2024
Anders Celsius - Nhà thiên văn học người Thụy Điển (1701–1744)
Anders Celsius - Nhà thiên văn học người Thụy Điển (1701–1744)
Anders Celsius (27 tháng 11 năm 1701 - 25 tháng 4 năm 1744) là một nhà thiên văn học người Thụy Điển. Ông là giáo sư thiên văn học tại Đại học Uppsala (1730-1744), nhưng đi du lịch (1732-1735) thăm đài quan sát đáng chú ý tại Đức, Italy và Pháp. Ông thành lập Đài quan sát thiên văn học Uppsala vào năm 1741, và năm 1742 ông đề nghị các nhiệt độ quy mô mà lấy tên của ông, Celsius. Quy mô này sau đó đảo ngược vào năm 1745 bởi Carl Linnaeus, một năm sau khi Celsius chết.
(*) Thông tin Cá nhân
- Sinh: 27 tháng 11 năm 1701; Uppsala, Thụy Điển
- Mất: 25 tháng 4 năm 1744 (42 tuổi); Uppsala, Thụy Điển
- Quốc tịch: Thụy Điển
- Trường lớp: Đại học Uppsala
- Nổi tiếng vì: Celsius (Đơn vị đo lường nhiệt độ)
- Ngành: Thiên văn học, Khoa học
(*) Tiểu sử
- Tuổi trẻ
Anders Celsius được sinh ra tại Uppsala, Thụy Điển vào ngày 27 Tháng 11 năm 1701. Gia đình ông có nguồn gốc từ Ovanåker, tỉnh Hälsingland. Tên gia đình là một phiên bản tiếng Latin của tên nhà của 1 mục sư (Hōgen). Anders đã được trở thành một tín đồ của phái Luther.
Là con trai của một giáo sư thiên văn học, Nils Celsius, và cháu trai của nhà toán học Magnus Celsius và nhà thiên văn học Anders Spole, Celsius đã chọn một nghề nghiệp trong khoa học. Ông đã tỏ ra là một nhà toán học tài năng từ rất sớm. Anders Celsius học tại Đại học Uppsala, nơi cha của ông là một giáo viên, và năm 1730 ông cũng đã trở thành một giáo sư thiên văn học ở đó.
- Hướng nghiệp
Năm 1730, ông xuất bản Nova Methodus distantiam Solis một determinandi terra (Phương pháp mới Xác định khoảng cách từ mặt trời đến Trái Đất). Nghiên cứu của ông cũng tham gia nghiên cứu về các hiện tượng cực quang, mà ông thực hiện với trợ lý của ông Olof Hiorter, và ông là người đầu tiên đề xuất một kết nối giữa các bắc cực quang và những thay đổi trong từ trường của Trái Đất. Ông đã quan sát các biến thể của kim la bàn và thấy rằng chung lớn hơn đường cong tương quan với các hoạt động cực quang mạnh hơn. Tại Nuremberg năm 1733, ông xuất bản một bộ sưu tập của 316 quan sát cực quang borealis của mình và những người khác trong giai đoạn 1716-1732.
Celsius đi du lịch thường xuyên trong các thập niên 1730, đầu năm, bao gồm Đức, Ý, và Pháp, khi ông viếng thăm hầu hết các đài quan sát châu Âu lớn. Ở Paris, ông ủng hộ việc đo của một cung của các kinh tuyến tại Lapland. Năm 1736, ông tham gia các đoàn thám hiểm tổ chức cho mục đích đó của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, do nhà toán học người Pháp Pierre Louis Maupertuis (1698-1759) để đo lường mức độ của vĩ độ. Mục đích của chuyến thám hiểm này đã được để đo chiều dài của một độ dọc theo kinh tuyến một, gần các cực, và so sánh kết quả với một đoàn thám hiểm tương tự như Peru, hôm nay tại Ecuador, gần đường xích đạo. Các cuộc thám hiểm xác nhận Isaac Newton của niềm tin rằng hình dạng của Trái Đất là một hình ellipsoid dẹt ở hai cực.
Năm 1738, ông xuất bản De observationibus pro figura telluris determinanda (Quan sát về Xác định hình dạng của Trái Đất). Sự tham gia vào các cuộc thám hiểm Lapland cua Celsius đã cho anh ta được tôn trọng nhiều ở Thụy Điển với chính phủ và các đồng nghiệp của mình, và đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo sự quan tâm từ các nhà chức trách Thụy Điển đóng góp các nguồn lực cần thiết để xây dựng một đài quan sát mới hiện đại tại Uppsala. Ông đã thành công trong yêu cầu, và Celsius thành lập Đài quan sát thiên văn học Uppsala vào năm 1741. Dài quan sát này được trang bị các dụng cụ mua trong chuyến đi dài của mình ở nước ngoài, bao gồm các công nghệ hiện đại nhất của thời kỳ công cụ".
Trong thiên văn học, Celsius bắt đầu một loạt các quan sát bằng cách sử dụng các tấm thủy tinh màu để ghi lại độ lớn (một thước đo độ sáng) của các ngôi sao nhất định. Đây là nỗ lực đầu tiên để đo cường độ của ánh sáng sao với một công cụ khác hơn so với mắt người. Ông đã quan sát nhật thực và các đối tượng thiên văn khác nhau và danh mục xuất bản của xác định độ lớn một cách cẩn thận cho khoảng 300 ngôi sao bằng cách sử dụng hệ thống riêng của trắc quang của mình (có nghĩa là lỗi = 0,4).
Celsius là người đầu tiên thực hiện và xuất bản các thí nghiệm nhằm định nghĩa của một quốc tế nhiệt độ quy mô trên cơ sở khoa học. Trong tờ giấy "quan sát của hai độ liên tục trên nhiệt kế" của ông, ông báo cáo thí nghiệm để kiểm tra xem các điểm đông là độc lập của vĩ độ (và áp suất không khí). Ông xác định sự phụ thuộc của sôi nước với áp suất khí quyển đã được chính xác ngay cả theo tiêu chuẩn hiện đại. Ông cũng đã đưa ra một quy tắc để xác định điểm sôi nếu lệch áp suất khí quyển từ một áp lực tiêu chuẩn nhất định. Ông đề xuất quy mô nhiệt độ Celsius trong một bài báo để các Hội Khoa học Hoàng gia tại Uppsala, Thụy Điển lâu đời nhất khoa học xã hội, thành lập năm 1710. Nhiệt kế của ông đã được hiệu chỉnh với giá trị là 100° cho điểm đông của nước và 0° cho các điểm sôi. Năm 1745, một năm sau cái chết của ông, quy mô đã được đảo ngược bởi Carl Linnaeus để tạo điều kiện thực tế đo nhiều hơn. Celsius ban đầu được gọi là quy mô Celsius của mình bắt nguồn từ tiếng Latin cho "trăm bước". Trong nhiều năm nó đã được chỉ đơn giản gọi là nhiệt kế của Thụy Điển.
Celsius tiến hành đo đạc địa lý nhiều bản đồ tổng hợp Thụy Điển, và là một trong những đầu tiên cần lưu ý rằng có rất nhiều Scandinavia đang dần tăng lên trên mực nước biển, một quá trình liên tục đã xảy ra từ sự tan chảy của băng từ mới nhất của kỷ băng hà. Tuy nhiên, ông sai khi đặt ra quan điểm cho rằng nước đã bốc hơi.
Năm 1725 ông trở thành thư ký của Hiệp hội Khoa học Hoàng gia tại Uppsala, và làm việc tại đây cho đến khi ông qua đời vì bệnh lao năm 1744. Ông ủng hộ sự hình thành của Hoàng gia Thụy Điển, Viện khoa học tại Stockholm năm 1739 của Linnaeus và năm người khác, và được bầu làm thành viên tại cuộc họp đầu tiên của học viện này. Thực tế, tên học viện đã được đề xuất là Celsius.
Celsius được chôn cất tại Giáo hội Uppsala tại Gamla Uppsala bên cạnh ông nội của ông.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi nhận & phát hành!
Nguồn: Sưu tầm - Đáng tin cậy!
///---
26 tháng 11 2024
John Harvard - Giáo sĩ - Mục sư - Nhà từ thiện, Đại học Harvard được đặt theo tên ông
John Harvard - Giáo sĩ - Mục sư - Nhà từ thiện, Đại học Harvard được đặt theo tên ông
John Harvard (26 tháng 11 năm 1607 – 14 tháng 9 năm 1638) là mục sư người Anh sinh sống ở Mỹ, trước khi qua đời ông để di chúc hiến tặng tài sản cho "trường học hoặc trường đại học" mới được thành lập tại Khu Định cư Massachusetts Bay.
(*) Thông tin Cá nhân
- Sinh: 26 tháng 11 năm 1607; Southwark, Anh
- Mất: 14 tháng 9 năm 1638 (30 tuổi); Charlestown, Massachusetts
- Trường lớp: Đại học Cambridge
- Nghề nghiệp: Mục sư
- Nổi tiếng vì: Nhà từ thiện; Đại học Harvard được đặt theo tên ông
(*) Cuộc đời
Harvard chào đời và lớn lên ở Southwark, Anh Quốc, là con thứ tư trong gia đình có chín người con của Robert Harvard (1562 – 1625), một người hàng thịt và chủ quán rượu, với vợ là Katherin Rogers (1584 – 1635). Harvard chịu lễ báp têm tại nhà thờ St Saviour’s (nay là Đại Giáo đường Southwark), sau đến học tại Trường St Saviour’s.
Sau một trận dịch trong năm 1625, cả gia đình chỉ còn lại John, anh của cậu Thomas, và mẹ cậu. Katherine mất năm 1635, hai năm sau Thomas cũng qua đời.
Nhờ tài sản của chồng để lại, Katherine gởi con trai đến Emmanuel College thuộc Đại học Cambridge, tại đây Harvard lấy bằng Cử nhân năm 1632, rồi Thạc sĩ năm 1635, sau đó được phong chức mục sư. Năm 1636 ông kết hôn với Ann Sadler (1614 – 1655).
Năm 1637, Harvard và vợ di cư đến vùng New England, rồi định cư ở Charlestown. Ông trở thành phụ tá cho quản nhiệm nhà thờ của thị trấn. Harvard qua đời ngày 14 tháng 9 năm 1638, ông được an táng tại Charlestown.
(*) Hiến tặng cho Trường Harvard
Hai năm trước khi Harvard mất, chính quyền Khu Định cư Massachusetts Bay – với ước muốn "hoàn thiện hệ thống đào tạo rồi để lại cho hậu thế vì e rằng trong giáo hội sẽ chỉ còn giới chức sắc thất học, khi những mục sư hiện nay của chúng ta yên nghỉ trong cát bụi" – dành 400 bảng Anh cho "trường học hoặc trường đại học" ở Newtowne.
Harvard - thừa hưởng một tài sản khá lớn từ cha, mẹ, và anh trai, ông không có con cái - trước khi qua đời đã dặn dò vợ hiến tặng 780 bảng Anh (một nửa tài sản của ông, phần còn lại dành cho người vợ) cùng thư viện có 320 đầu sách.
Cộng đồng vinh danh ông bằng quyết định "Trường Đại học xây dựng ở Cambridge sẽ được gọi là Đại học Harvard". Ngay trước khi Harvard từ trần, thị trấn Newtowne lấy tên mới là Cambridge theo tên viện đại học Anh Đại học Cambridge mà nhiều người đang sống trong khu định cư, trong đó có Harvard, từng theo học.
Để vinh danh Harvard, người ta đúc tượng và đặt tại Harvard Yard trong khuôn viên Đại học Harvard dù tác phẩm điêu khắc này trông không giống người thật. Năm 1986, ảnh của ông được in trên tem bưu điện. Cửa sổ kính của nhà nguyện Emmanuel College thuộc Đại học Cambridge cũng khắc hình Harvard.
Thư viện John Harvard ở Southwark, Luân Đôn, là một địa điểm vinh danh ông; tương tự là chiếc cầu Harvard nối Boston với Cambridge, Massachusetts.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi nhận & phát hành!
Nguồn: Sưu tầm - Đáng tin cậy!
///---
25 tháng 11 2024
Huỳnh Phú Sổ - Người sáng lập đạo Hòa Hảo (1920–1947)
Huỳnh Phú Sổ - Người sáng lập đạo Hòa Hảo (1920–1947)
Huỳnh Phú Sổ (1920 - 1947) là người sáng lập đạo Phật giáo Hòa Hảo. Theo các tài liệu của tôn giáo này, ông được các tín đồ gọi là "Đức Thầy", "Đức Huỳnh Giáo chủ" hay "Đức Tôn Sư".
(*) Thông tin Cá nhân
- Tên khai sinh: Huỳnh Phú Sổ
- Sinh: 15 tháng 1 năm 1920 (nhằm ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi); An Giang, Nam Kỳ
- Mất: 16 tháng 4, 1947 (27 tuổi)
- Nổi tiếng vì: Sáng lập Phật Giáo Hòa Hảo
(*) Thiếu thời
Huỳnh Phú Sổ sinh ngày 15 tháng 1 năm 1920, nhằm ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi tại làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang); con của ông Hương Cả (người đứng đầu trong làng) Huỳnh Công Bộ và bà Lê Thị Nhậm. Thuở nhỏ ông thông minh, học hết bằng sơ học yếu lược Pháp - Việt nhưng hay bị đau ốm nên đành bỏ dở việc học.
Từ thuở bé, Huỳnh Phú Sổ đã có căn tính của một người tu hành, ông không thích đàn địch, ca hát, cười giỡn như các bạn cùng trang lứa, lúc nào ông cũng trầm tư, tĩnh mặc, thích ở nơi thanh vắng, yên tĩnh. Mỗi khi được bàn đến chuyện cưới hỏi thì ông đều cự tuyệt và có ý lẩn tránh.
Bệnh tình của ông ngày càng trở nặng, được người nhà đưa đi chữa trị khắp nơi, gặp nhiều danh y trong vùng nhưng họ cũng đành chịu thua. Sau khi trở về từ một lần đi viếng cảnh núi Tà Lơn (Campuchia) và vùng Thất Sơn (An Giang) cùng thân phụ của ông, những chứng bệnh của ông dần thuyên giảm.
Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão, tức ngày 4 tháng 7 năm 1939, Huỳnh Phú Sổ thoát nhiên tỏ ngộ và tuyên bố khai sinh đạo Phật giáo Hòa Hảo, khi ấy ông chỉ mới 19 tuổi.
(*) Khai đạo
Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú Sổ đứng ra cử hành lễ "Đền linh Khứu Sơn trung thọ mạng" khai đạo, lấy tên là Phật giáo Hòa Hảo, đó vừa là tên quê hương ông vừa có ý nghĩa là "hiếu hòa" và "giao hảo", lại mang một hàm nghĩa là đạo Phật ở làng Hòa Hảo. Từ đó, ông đi chữa bệnh, tiên tri, thuyết pháp và sáng tác thơ văn, kệ giảng. Văn chương của ông bình dân nên dễ đi vào lòng người. Chỉ trong một thời gian ngắn số tín đồ và ảnh hưởng của ông càng ngày càng gia tăng và trở thành một phong trào tín ngưỡng mạnh mẽ khiến Thực dân Pháp lo ngại.
Ngày 18 tháng 8 năm 1940, Thực dân Pháp đưa Huỳnh Phú Sổ đi quản thúc tại Sa Đéc.
Ngày 23 tháng 5 năm 1940, Thực dân Pháp chuyển ông sang quản thúc ở làng Nhơn Nghĩa, tỉnh Cần Thơ nhưng cả hai nơi này đều được đông đảo quần chúng đến xin nghe thuyết pháp và quy y Phật giáo Hòa Hảo.
Vì vậy ngày 28 tháng 7 năm 1940, nhà cầm quyền Pháp đưa Huỳnh Phú Sổ vào bệnh viện Cần Thơ và sau đó chuyển lên nhà thương điên Chợ Quán tại Sài Gòn.
Tháng 6 năm 1941, Huỳnh Phú Sổ bị đưa đi quản thúc ở Bạc Liêu. Tại đây ông không được phép trị bệnh và thuyết pháp.
Tháng 10 năm 1942, trước tin tức người Pháp sẽ đưa Huỳnh Phú Sổ đi đày ở Ai Lao (Lào), các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và hiến binh Nhật đã giải cứu ông đem về Sài Gòn.
Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1945, Huỳnh Phú Sổ đi thuyết pháp và khuyến nông tại 107 địa điểm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi nhận & phát hành!
Nguồn: Sưu tầm - Đáng tin cậy!
///---
24 tháng 11 2024
Nhật Ngân - Nhạc sĩ Việt Nam
Nhật Ngân - Nhạc sĩ Việt Nam
Nhật Ngân (1942–2012) là một nhạc sĩ Việt Nam sáng tác từ trước năm 1975 lẫn sau này ở hải ngoại. Một số bút hiệu khác của ông là Trịnh Lâm Ngân (khi viết chung với Trần Trịnh), Ngân Khánh (tên của con gái của ông), Song An.
(*) Thông tin Cá nhân
- Tên khai sinh: Trần Nhật Ngân
- Ngày sinh: 24 tháng 11, 1942
- Nơi sinh: Hoàng Kim, Thanh Hóa, Liên bang Đông Dương
- Ngày mất: 21 tháng 1, 2012 (69 tuổi)
- Nơi mất: California, Hoa Kỳ
- Giới tính: nam
- Nghề nghiệp: Nhạc sĩ
- Bút danh: Nhật Ngân - Ngân Khánh - Song An
- Dòng nhạc: Nhạc vàng - Tình khúc 1954–1975 - Nhạc hải ngoại
- Hợp tác với: Trần Trịnh - Duy Khánh - Y Vũ - Mặc Thế Nhân - Đinh Việt Lang - Trầm Tử Thiêng
- Thành viên của: Trịnh Lâm Ngân - Phan Trần - Tinh Hoa
- Ca khúc nổi tiếng: Tôi đưa em sang sông - Xuân này con không về - Qua cơn mê
(*) Cuộc đời
Ông tên thật là Trần Nhật Ngân, sinh ngày 24 tháng 11 năm 1942, là con út trong gia đình có 6 anh chị em, cha mất sớm. Mặc dù nguyên quán ở Hoàng Kim, Thanh Hóa nhưng hầu hết cuộc đời ông sống tại Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn và sau này là ở Hoa Kỳ.
Đến tuổi trưởng thành, ông nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Nhờ khả năng âm nhạc, ông được chuyển phục vụ trong Nha Chiến tranh Tâm lý. Ông lập gia đình năm 1969 và có 3 người con.
Nhật Ngân xuất hiện trong làng nhạc miền Nam Việt Nam vào thập niên 1960 với bản nhạc đầu tay Tôi đưa em sang sông (đồng tác giả Y Vũ). Tiếp sau đó, ông thành công với đề tài người lính với những ca khúc như Mùa xuân của mẹ, Xuân này con không về, Qua cơn mê và Một mai giã từ vũ khí (viết trong bối cảnh Hiệp định Paris kết thúc Chiến tranh Việt Nam). Trong sự nghiệp của mình, ông nhiều lần hợp tác với nhạc sĩ Trần Trịnh với nghệ danh chung là Trịnh Lâm Ngân.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Nhật Ngân bị chính quyền mới cấm hoạt động nhưng bài Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh? vẫn được phổ biến ở hải ngoại.
Năm 1982, ông vượt biên sang đến Thái Lan tị nạn rồi được ca sĩ Thanh Thúy bảo lãnh định cư ở Hoa Kỳ năm 1984. Tới năm 1990, ông bảo lãnh được vợ và các con qua Hoa Kỳ, nhưng chỉ sau 19 tháng đoàn tụ với gia đình thì phát hiện bị ung thư dạ dày. Sau khi giải phẫu, ông bình phục và bắt đầu sinh hoạt văn nghệ trở lại. Bài hát đầu tiên của ông tại hải ngoại là Hương dựa trên ý thơ của Nguyễn Long.
Năm 1987, ông làm giám khảo cuộc thi tuyển ca sĩ Tượng Vàng tổ chức tại San Jose, California, giám khảo cuộc tuyển lựa ca sĩ lần thứ 1 của Thúy Nga Paris, và khi đang làm giám khảo cho cuộc tuyển lựa ca sĩ cuối cùng của Asia thì ông bị bệnh nặng và qua đời.
Kể từ năm 1993, ông hỗ trợ Trung tâm Thúy Nga trong việc viết nhạc cảnh, ca khúc cho các chương trình của trung tâm này. Trung tâm Thúy Nga từng thực hiện Paris By Night 66 - Người Tình Và Quê Hương vinh danh ông, cùng với 2 nhạc sĩ Trần Trịnh và Ngô Thụy Miên.
Nam 2007, riêng trung tâm Thúy Nga ông còn xuất hiện với vai trò ban giám khảo:
• Paris By Night 86 - PBN Talent Show - Semi-Finals
• Paris By Night 87 - PBN Talent Show - Finals
Ông cũng hướng dẫn một vài ca sĩ trẻ mà tiêu biểu nhất trong đó là Băng Tâm, Ngọc Ngữ, Cát Lynh.
Ông mất ngày 21 tháng 1 năm 2012 tại California, Hoa Kỳ.
(*) Sáng tác
Nhạc của Nhật Ngân gồm 3 chủ đề khái quát lớn:
• Nhạc viết trước 1975 (bao gồm nhạc lính và nhạc trữ tình)
• Nhạc viết sau 1975 ở hải ngoại
• Nhạc ngoại lời Việt
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi nhận & phát hành!
Nguồn: Sưu tầm - Đáng tin cậy
///---
23 tháng 11 2024
Võ Văn Kiệt - Chính trị gia người Việt Nam (1922–2008)
Võ Văn Kiệt - Chính trị gia người Việt Nam (1922–2008)
Võ Văn Kiệt (tên khai sinh: Phan Văn Hòa; 23 tháng 11 năm 1922 – 11 tháng 6 năm 2008), bí danh Sáu Dân, Chín Dũng, Chín Hòa, là nhà chính trị Việt Nam. Ông làm Thủ tướng Chính phủ thứ tư (trước kia là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 8 tháng 8 năm 1991 đến ngày 25 tháng 9 năm 1997. Ông được nhiều báo chí đánh giá là người đã đẩy mạnh công cuộc Đổi Mới và cải cách chính sách ở Việt Nam kể từ năm 1986, là "tổng công trình sư" nhiều dự án táo bạo của thời kỳ Đổi Mới.
(*) Thông tin Cá nhân
- Sinh: 23 tháng 11, 1922 - tỉnh Vĩnh Long, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
- Mất: 11 tháng 6, 2008 (85 tuổi) - Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore
- Nơi an nghỉ: Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Nơi ở: Thành phố Hồ Chí Minh
- Dân tộc: Kinh
- Tôn giáo: Phật Giáo
- Đảng chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam
- Vợ: Trần Kim Anh (1932-1966) - Phan Lương Cầm (s.1943)
- Cha: Phan Văn Dựa
- Mẹ: Võ Thị Quế
- Con cái: Phan Chí Dũng (1951-1972) - Phan Hiếu Dân (s.1955) - Phan Thị Ánh Hồng (1958-1966) - Phan Chí Tâm (1966-1966)
(*) Thông tin Cơ bản
Ông Kiệt là người đóng vai trò động lực trong công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam khởi đầu từ giữa những năm 1980, đúng như Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon từng đánh giá "Võ Văn Kiệt đã mở đường cho sự chuyển mình của đất nước từ đói nghèo sang một thập kỷ tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng". Khoảng thời gian 5 năm sau Đại hội VI (tháng 12 năm 1986) đến Đại hội VII (tháng 6 năm 1991) là thời gian diễn ra các cuộc cọ xát, đấu tranh ở những mức độ, cấp độ, địa bàn khác nhau giữa hai khuynh hướng trở về cơ chế cũ quan liêu bao cấp hay dứt khoát chia tay với nó. Nhiều cán bộ, hoặc vì lợi ích cá nhân, hoặc vì không đủ quyết tâm, năng lực không dám và không muốn đổi mới. Trước tình hình đó, ông Võ Văn Kiệt cùng nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp kiên trì, thể hiện quyết tâm đổi mới mạnh mẽ và chỉ rõ đổi mới phải bám sát vào điều kiện thực tiễn nhằm đáp ứng lợi ích của nhân dân, của đất nước.
Trên cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tháng 6 năm 1988 – tháng 8 năm 1991), Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tháng 8 năm 1991 – tháng 10 năm 1992), Thủ tướng Chính phủ (tháng 10 năm 1992 – 1 tháng 2 năm 1997), ông Kiệt đã đề xuất và chỉ đạo xây dựng, triển khai nhiều chính sách có tính đột phá như: xóa bỏ chỉ tiêu pháp lệnh, trao quyền tự chủ kinh doanh cho xí nghiệp quốc doanh; thực hiện thương mại hóa tư liệu sản xuất, cho phép các doanh nghiệp lớn, cả Trung ương và địa phương, được trực tiếp xuất nhập khẩu, chấm dứt tình trạng hai giá; xóa bỏ chế độ thu mua nghĩa vụ áp đặt với nông dân, bãi bỏ ngăn sông cấm chợ, thực hiện tự do lưu thông hàng hóa trong cả nước, chuyển dần nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường.
(*) Tiểu sử
Võ Văn Kiệt, tên khai sinh là Phan Văn Hòa, sinh ngày 23 tháng 11 năm 1922 tại ấp Bình Phụng, một ấp nghèo thuộc xã Trung Lương, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long), là con út trong một gia đình có năm anh trai và hai chị gái. Mẹ ông nhận nuôi thêm một người con (vì vậy ông được gọi là Chín Hòa). Cha là Phan Văn Dựa, mẹ là Võ Thị Quế. Cả hai đều sinh ra ở ấp Bình Phụng. Gia đình ông cũng nghèo như số đông trong làng, từ đất ở, đất ruộng, đến trâu cày, đều phải đi thuê.
Trong xóm, có một ông chủ họ tên là Phan Văn Chi (Hai Chi) không con, không vợ. Ông Hai Chi phần thấy chị dâu mình vất vả, phần cũng lo nghĩ tới tuổi già, nên xin Chín Hòa về nuôi. Mỗi bữa, Chín Hòa khát sữa, ông Hai Chi lại cất công lòng vòng khắp xóm, ai cho thì bú, người dân quê gọi là "bú thép”.
Cũng do gia đình nghèo, Chín Hòa chưa bao giờ được đến trường một cách chính thức. Năm tám tuổi, ông được đi học theo kiểu "trường làng" trong xóm. Ông Hai Mẹo, một trong hai người thầy “dạy mùa" của ông kể: “Chín Hòa thông minh và ăn nói lễ độ lắm. Nhưng dạy được hai năm thì tôi cũng hết chữ, rồi thôi”.
Mẹ ông có tiếng là người phụ nữ nhân hậu, giàu đức hy sinh và nhạy cảm, tinh tế. Dù không sống cùng bà trong một mái nhà nhưng ông luôn dành cho mę niềm thương yêu, kính trọng lớn. Khi cần đặt bí danh để hoạt động, ông lấy họ Võ của mẹ và Võ Văn Kiệt được dùng như là tên chính thức của ông từ đó đến nay.
(*) Hoạt động cách mạng
Tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi trong phong trào Thanh niên phản đế (1938), ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1939. Trong thời gian Khởi nghĩa Nam Kỳ ông là Huyện ủy viên, Bí thư chi bộ tại huyện Vũng Liêm. Sau Cách mạng Tháng Tám, khi quân đội Pháp tái chiếm Nam Kỳ, Võ Văn Kiệt là Ủy viên chính trị dân quân cách mạng liên tỉnh Tây Nam Bộ. Từ năm 1946 đến năm 1954, ông là Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Rạch Giá, sau đó là Phó Bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu.
(*) Sự nghiệp Chính trị
+ Thời chiến
Võ Văn Kiệt là thành viên của phong trào độc lập Việt Minh, ông đã chiến đấu chống lại thực dân Pháp trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946–54) ở miền Nam Việt Nam. Theo Hiệp định Genève, các lực lượng chính trị không bắt buộc phải tập kết ra miền Bắc Việt Nam để chuẩn bị cho Tổng tuyển cử, và ông nằm trong số những người ở lại miền Nam, di chuyển giữa các căn cứ bí mật ở miền Đông Nam Bộ. Người vợ đầu tiên của ông, Trần Kim Anh, và hai người con của ông đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng tên lửa của lực lượng Hoa Kỳ vào năm 1966.
Sau Hiệp định Genève (1955), Võ Văn Kiệt được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ và Phó Bí thư liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Từ năm 1959 đến cuối năm 1970, ông được giao trọng trách là Bí thư Khu ủy T.4, tức khu Sài Gòn – Gia Định. Ông bắt đầu được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương trong Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam từ Đại hội III (1960) và là Ủy viên Trung ương Cục miền Nam năm 1961, chỉ huy các lực lượng cộng sản tại Sài Gòn và các vùng lân cận. Từ năm 1973 đến năm 1975, ông được điều về làm Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam. Sau khi lực lượng Cách mạng kiểm soát Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông đã lãnh đạo việc tiếp quản thành phố và năm 1976 được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (bí danh là Tỉnh trưởng) đồng thời là Phó Bí thư Thành ủy, cơ quan này đã được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh để tưởng nhớ vị lãnh tụ đã khuất.
+ Thời hậu chiến
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Võ Văn Kiệt được Trung ương Cục phân công giữ chức Bí thư Đảng ủy đặc biệt trong Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn. Từ năm 1976 ông làm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông cũng đắc cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI. Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV (1976), ông được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Bộ Chính trị và được phân công làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 1982.
Từ tháng 4 năm 1982, Võ Văn Kiệt được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Phó chủ tịch và Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng.
Từ ngày 10 tháng 3 đến ngày 22 tháng 6 năm 1988, ông được giao nhiệm vụ Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng sau khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng qua đời đột ngột.
Ngày 11 tháng 3 năm 1988, thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo ký thông báo về giữ Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phụ trách điều hành hoạt động Chính phủ) đối với ông Võ Văn Kiệt. Tháng 6 năm 1988, ông Kiệt và Đỗ Mười đựoc giới thiệu bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Sau đó khi đưa ra Quốc hội bỏ phiếu bầu chức danh Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ông Đỗ Mười trúng cử, do đó ông vẫn làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Từ năm 1987 đến năm 1991, ông làm Phó Thủ tướng kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Hướng dân sinh đẻ có kế hoạch, sau người tiền nhiệm là Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp.
+ Xé rào
Những năm sau 1975, Sài Gòn với khoảng 4 triệu dân lâm vào cảnh thiếu lương thực. Người dân thường xuyên phải ăn cơm độn khoai, sắn, củ mì. Nguyên nhân trước đó nhà nước cải tạo tư bản tư doanh ở miền Nam, độc quyền khâu bán buôn. Điều này khiến toàn bộ mạng lưới gồm các chủ chành, chủ vựa gạo ở miền Tây bị xóa bỏ, thay bằng các công ty mậu dịch quốc doanh. Tuy nhiên, giá mua của nhà nước khi đó "thấp như cho", nông dân miền Tây có gạo nhưng không chịu bán. Chính quyền có tiền cũng không được mua gạo theo giá thoả thuận vì dễ bị quy vào tội đi ngược chủ trương bao cấp.
Với vai trò Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Kiệt khi đó đứng trước hai lựa chọn: nghiêm chỉnh chấp hành giá thu mua của nhà nước hoặc "phá rào" tìm cách mua gạo về cứu đói.
"Bộ Lương thực có trách nhiệm cung cấp gạo cho thành phố nhưng chưa bao giờ cung cấp đủ và kịp thời. Sở Lương thực thì không được phép mua với giá thoả thuận. Dân miền Tây có gạo nhưng không chịu bán giá nghĩa vụ cho nhà nước vì họ bị thiệt. Trong khi đó, dân thành phố có tiền và sẵn sàng mua với giá thoả thuận lại không được xuống mua", ông chỉ ra hàng loạt nghịch lý và đặt câu hỏi: "Tại sao chúng ta không ráp hai mối này lại? Đó là vấn đề mà tôi mời anh chị đến để hiến kế giải quyết". Để đảm bảo an toàn cho việc "xé rào", một tổ thu mua gạo ra đời, gồm cán bộ kế toán, ngân hàng, vận tải... do bà Ba Thi làm tổ trưởng, sau này nhiều người gọi đùa đây là "tổ buôn lậu gạo". Ông Võ Văn Kiệt đồng tình với phương án nói trên và đứng ra chịu trách nhiệm về chủ trương để các đơn vị thực hiện. Tổ hoạt động liên tục từ năm 1979 đến 1982, khi đời sống người dân Sài Gòn ổn định mới dừng.
Giai đoạn 1978-1979, Thành phố Hồ Chí Minh còn đối mặt với thiếu hụt nguồn nhập khẩu khiến đầu vào của toàn bộ nền sản xuất suy giảm, kéo theo khủng hoảng về hàng hoá, lao động. Ông Kiệt lại bàn với lãnh đạo thành phố tìm cách "xé rào" nhập khẩu một số nguyên liệu cần thiết phục vụ sản xuất.
Thành phố đưa ra sáng kiến sử dụng các thương nhân, chủ yếu là người Hoa, đứng ra thu gom mặt hàng có thể xuất khẩu để trao đổi trực tiếp với Hồng Kông, Singapore. Công thức "hàng đổi hàng" tiếp tục được vận dụng. Giá cả tính ra USD và trao đổi bằng hiện vật, Việt Nam lấy mực khô tôm khô, lạc, đỗ để đổi lấy sợi thuốc lá, sợi dệt, xăng dầu. Hàng hoá không giao nhận bằng phương pháp thông thường mà hai bên hẹn ngày giờ, gặp nhau tại phao số 0 ngoài khơi rồi trao hàng nên không có xuất nhập cảnh, bớt được khâu thủ tục.
(*) Vinh danh
Ngày 22 tháng 2 năm 2009, tên của ông được đặt cho một con đường dài 23,6 km chạy từ ngã tư Bình Long cắt Quốc lộ 1 trên đường Nguyễn Hoàng qua nhà máy lọc dầu Dung Quất ra cảng Dung Quất, Quảng Ngãi.
Ngày 29 tháng 4 năm 2011, Sở Giao thông Vận tải và Ủy ban nhân dân quận 1, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ đặt tên đường Võ Văn Kiệt cho Đại lộ Đông – Tây, một trong những tuyến đường hiện đại và quan trọng trong hệ thống hạ tầng giao thông của Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại lộ Võ Văn Kiệt có tổng chiều dài hơn 13,42 km, kéo dài từ đoạn giao nhau giữa đường Hàm Nghi và đường Tôn Đức Thắng, thuộc bờ Tây sông Sài Gòn, quận 1 đến cầu vượt quốc lộ 1, huyện Bình Chánh.
Dự án đại lộ Đông – Tây là công trình trọng điểm của hệ thống giao thông TP Hồ Chí Minh có tổng chiều dài 21,89 km đi qua địa bàn 8 quận, huyện trên địa bàn thành phố bắt đầu từ nút giao Tân Kiên, huyện Bình Chánh đến nút giao Cát Lái, thành phố Thủ Đức, trong đó có một hầm vượt sông Sài Gòn dài 1.490 m. Dự án có tổng mức đầu tư 9.863 tỷ đồng.
Tại thành phố Cần Thơ, tuyến đường đẹp nối từ trung tâm (đường Mậu Thân) đến cảng hàng không quốc tế Cần Thơ cũng mang tên Võ Văn Kiệt. Đà Nẵng có đường mang tên ông nối đường Nguyễn Văn Linh với đường Võ Nguyên Giáp (Trường Sa cũ).
Tại Hà Nội, tên của ông được đặt tên cho đoạn đường nối từ cầu Thăng Long đến sân bay quốc tế Nội Bài, chạy trên địa bàn các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn (trước đây là trục đường Bắc Thăng Long – Nội Bài).
Các tên Võ Văn Kiệt hay Phan Văn Hòa còn được đặt tên cho các đường phố và trường học ở nhiều nơi khác tại Việt Nam.
Từ tháng 10 năm 2015, tại Phan Thiết, Bình Thuận có thêm công viên Võ Văn Kiệt với diện tích 4ha để phục vụ người dân đến vui chơi, tập thể dục mỗi ngày. Đặc biệt, vào mỗi dịp tối cuối tuần, lễ tết, công viên tấp nập du khách gần xa vào đây để tham gia các hoạt động ngoài trời.
Ngày 8 tháng 11 năm 2015, UBND tỉnh Trà Vinh long trọng tổ chức lễ công bố nghị quyết của HĐND tỉnh Trà Vinh về đặt tên ông cho đoạn đường với điểm đầu từ ngã ba Sóc Ruộng và điểm cuối đến quốc lộ 53.
Tại Đồng Tháp, tên ông được đặt cho đoạn đường từ thị trấn Thanh Bình (huyện Thanh Bình) đến xã Trường Xuân (huyện Tháp Mười). Đây được xem là tuyến đường đi xuyên Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp với chiều dài 40 km.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi nhận & phát hành!
Nguồn: Sưu tầm - Đáng tin cậy
///---
"SELF-ENQUIRY, "WHO AM I?""
ĐỌC NHIỀU
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò ...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11, 1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi ...
-
SOCRATES – NHÀ THÔNG THÁI VĨ ĐẠI Socrates ( 470 – 399 TCN ) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong ...
-
Voltaire - Nhà văn, Sử gia, Triết gia Pháp thời Khai sáng François-Marie Arouet (21 tháng 11 năm 1694 – 30 tháng 5 năm 1778), được...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
DANH MỤC
A
ABRAHAM LINCOLN
ANH HÙNG
ANH QUỐC
ARTHUR ASHE
B
BÁC SĨ
BÀI CA
BENJAMIN SPOCK
C
CA SĨ
CẦU THỦ
CEO
CHA ĐẺ
CHIẾN LƯỢC GIA
CHÍNH KHÁCH
CHÍNH TRỊ
CHÍNH TRỊ GIA
CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH HĐQT
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
CHUYÊN GIA
CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
CỐ VẤN
CÔNG CHÚA
CÔNG GIÁO
D
DANH NGÔN
DANH NHÂN
DANH NHÂN CỔ ĐẠI
DANH NHÂN PHILIPPINES
DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
DANH NHÂN VẦN
DANH NHÂN VẦN A
DANH NHÂN VẦN B
DANH NHÂN VẦN C
DANH NHÂN VẦN D
DANH NHÂN VẦN Đ
DANH NHÂN VẦN E
DANH NHÂN VẦN F
DANH NHÂN VẦN G
DANH NHÂN VẦN H
DẠNH NHÂN VẦN I
DANH NHÂN VẦN J
DANH NHÂN VẦN K
DANH NHÂN VẦN L
DANH NHÂN VẦN M
DANH NHÂN VẦN N
DANH NHÂN VẦN O
DANH NHÂN VẦN P
DANH NHÂN VẦN Q
DANH NHÂN VẦN R
DANH NHÂN VẦN S
DANH NHÂN VẦN T
DANH NHÂN VẦN V
DANH NHÂN VẦN W
DANH NHÂN VIỆT
DANH NHÂN VIỆT NAM
DANH SĨ
DANH VẦN M
DỊCH GIẢ
DIỄM XƯA
DIỄN GIẢ
DIỄN VĂN
DIỄN VIÊN
DO THÁI
DOANH NHÂN
DONALD TRUMP
ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
ĐẠI THI HÀO
ĐẠI TƯỚNG
ĐẤT NƯỚC
ĐỘ C
G
GIẢI NOBEL
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
GIÁM MỤC
GIẢNG VIÊN
GIÁO CHỦ
GIÁO DỤC
GIÁO SĨ
GIÁO SƯ
GỐC BALTIC
GỐC DO THÁI
GỐC PHÁP
GỐC PHI
Günter Wilhelm Grass
H
HIỀN GIẢ
HIỀN TÀI
HIỆN TẠI
HÌNH HỌC
HÌNH HỌC PHI EUCLIDE
HOA KỲ
HỌA SĨ
HOÀNG ĐẾ
HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
HOÀNG GIA
HOÀNG TỬ
HỘI HOÀNG GIA
HUY CHƯƠNG FIELDS
HUỲNH GIA
I
J.K ROWLING
KHOA HỌC
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
KINH TẾ
KINH TẾ GIA
KỸ SƯ
L
LÃNH TỤ
LIÊN BANG XÔ VIẾT
LINH MỤC CÔNG GIÁO
LUẬN VỀ DANH NGÔN
LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
LUẬT SƯ
LƯƠNG THẾ VINH
M
MARTIN LUTHER
MARTIN LUTHER KING
MỤC SƯ
N
NAPOLEON HILL
NGÂN HÀNG
NGHỆ NHÂN
NGHỆ SĨ
NGUYỄN ĐÌNH THI
NGUYÊN KHÍ
NGUYỄN TRÃI
NGƯỜI ANH
NGƯỜI ÁO
NGƯỜI BỈ
NGƯỜI CUBA
NGƯỜI DO THÁI
NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
NGƯỜI ĐAN MẠCH
NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
NGƯỜI ĐỨC
NGƯỜI HINDU
NGƯỜI IRELAND
NGƯỜI ISRAEL
NGƯỜI MẪU
NGƯỜI MỸ
NGƯỜI MÝ
NGƯỜI NGA
NGƯỜI NHẬT
NGƯỜI PHÁP
NGƯỜI PHÁT MINH
NGƯỜI SCOTLAND
NGƯỜI TRUNG QUỐC
NGƯỜI VIỆ
NGƯỜI VIỆT
NGƯỜI VIỆT NAM
NGƯỜI Ý
NHÀ BÁC HỌC
NHÀ BÁO
NHÀ CHẾ TẠO
NHÀ CỐ VẤN
NHÀ ĐỊA CHẤT
NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
NHÀ GIÁO
NHÀ HÓA HỌC
NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
NHÀ HÓA SINH
NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
NHÀ KHOA HỌC
NHÀ LÃNH ĐẠO
NHÀ LẬP TRÌNH
NHÀ NGHIÊN CỨU
NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
NHÀ NGOẠI GIAO
NHÀ PHÁT MINH
NHÀ PHỤC HƯNG
NHÀ QUÂN SỰ
NHÀ SÁNG CHẾ
NHÀ SÁNG LẬP
NHÀ SINH HỌC
NHÀ SINH LÝ HỌC
NHÀ SINH VẬT HỌC
NHÀ SOẠN KỊCH
NHÀ SỬ HỌC
NHÀ TẠO MẪU
NHÀ THIÊN VĂN
NHÀ THIÊN VĂN HỌC
NHÀ THÔNG THÁI
NHÀ THƠ
NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
NHÀ TOAAN HỌC
NHÀ TOÁN HỌC
NHÀ TRIẾT HỌC
NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
NHÀ TỪ THIỆN
NHÀ VĂN
NHÀ VĂN HÓA
NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
NHÀ VĂN VIỆT NAM
NHÀ VẬT LÝ
NHÀ VẬT LÝ HỌC
NHÀ VIẾT KỊCH
NHÀ VIRUS HỌC
NHÀ XÃ HỘI HỌC
NHẠC CÔNG
NHẠC SI
NHẠC SĨ
NHẠC SĨ TÂN NHẠC
NHẦ VẬT LÝ
NHÂN KHẨU HỌC
NHÂN VẬT HOÀNG GIA
NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
NHÂN VẬT LỊCH SỬ
NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
NHẬT BẢN
NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
NHIẾP ẢNH GIA
NHIỆT ĐỘ
NỮ THỐNG THỐNG
OPRAH WINFREY
ÔNG CHỦ
P
PHẬT GIÁO
PHẬT GIÁO HÒA HẢO
PHI HÀNH GIA
PHILIPPINES
PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
PHƯƠNG TRÌNH
PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
PLATON
S
SÁCH HAY
SÁNG LẬP VIÊN
SĨ QUAN HẢI QUAN
SOCRATES
SỬ GIA
T
TÁC GIA
TÁC GIẢ
TÀI CHÍNH
THÁI LAN
THÀNH LỘC
THÂN NHÂN TRUNG
THẦY THUỐC
THI HÀO
THI SĨ
THƠ
THỦ LĨNH
THỦ TƯỚNG
TIẾN SĨ
TIỂU THUYẾT GIA
TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
TK - NGHIỆM
TỔNG BÍ THƯ
TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG THỐNG
Tổng thống Mỹ
TRIẾT GIA
TRỊNH CÔNG SƠN
TRUNG QUỐC
TỰ VẤN
TỶ PHÚ
VĂN HÓA - XÃ HỘI
VĂN SĨ
VẬT LÝ
VẬT LÝ LÝ THUYẾT
VỆT NAM
VIỆT KIỀU
VIỆT NAM
VÕ TƯỚNG
VOLTAIRE
VỘI VÀNG
Vua
XUÂN DIỆU
XUÂN QUỲNH
XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
BÀI VIẾT
-
▼
2024
(53)
-
▼
tháng 11
(16)
- MARK TWAIN - Nhà văn khôi hài, tiểu thuyết gia và ...
- Richard Borcherds - Nhà toán học Người Anh, đạt Gi...
- William Blake - là nhà thơ, họa sĩ Anh, một trong ...
- Anders Celsius - Nhà thiên văn học người Thụy Điển...
- John Harvard - Giáo sĩ - Mục sư - Nhà từ thiện, Đạ...
- Huỳnh Phú Sổ - Người sáng lập đạo Hòa Hảo (1920–1947)
- Nhật Ngân - Nhạc sĩ Việt Nam
- Võ Văn Kiệt - Chính trị gia người Việt Nam (1922–2...
- Joe Biden - Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ (2021– 20...
- Trần Việt Quân - Người lan tỏa ước mơ về một cộng ...
- Donald Trump - Doanh nhân, tỷ phú, chính trị gia n...
- Nguyên Hồng - Nhà văn người Việt Nam
- Duy Quang - ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Việt Nam
- Thành Lộc - Diễn viên Việt Nam
- Fritz Hofmann - Nhà hóa học Người Đức
- Tim Cook - Doanh nhân người Mỹ - Hiện là Tổng Giám...
-
▼
tháng 11
(16)
Copyright ©
THẾ GIỚI DANH NHÂN | Bản quyền thuộc về DANH NHÂN VĂN HÓA - HOÀNG GIA
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia