25 tháng 8 2024
Võ Nguyên Giáp - Tướng lĩnh và chính trị gia người Việt Nam (1911–2013)
Võ Nguyên Giáp (25 tháng 8 năm 1911 – 4 tháng 10 năm 2013), tên khai sinh là Võ Giáp, còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà lãnh đạo quân sự và chính trị gia người Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng Tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, một trong những thành viên sáng lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh", là chỉ huy trưởng của các chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954), Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) và Chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979).
(*) Thông tin Cá nhân
- Quốc tịch: Việt Nam
- Sinh: 25 tháng 8, 1911; Lộc Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương
- Mất: 4 tháng 10, 2013 (102 tuổi);
Hà Nội, Việt Nam
- Nơi an nghỉ: Vũng Chùa, Quảng Bình, Việt Nam
- Dân tộc: Kinh
- Tôn giáo: Không
- Đảng chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam
- Vợ: Nguyễn Thị Quang Thái
(cưới 1934–chia tay1940) - Đặng Bích Hà (cưới 1946–2013)
- Cha: Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân)
- Mẹ: Nguyễn Thị Kiên
- Họ hàng: Võ Thuần Nho (em trai) - Võ Thị Lài (em gái)
- Con cái: 5 (bao gồm Võ Hồng Anh, Võ Hòa Bình, Võ Hạnh Phúc, Võ Điện Biên và Võ Hồng Nam)
- Học vấn: Cử nhân Luật, thứ nhì toàn khóa kỳ thi 1925 của Trường Quốc học - Huế, thầy giáo Địa lí, Lịch sử trường tư thục Thăng Long
(*) Thông tin Cơ bản
Xuất thân là một giáo viên dạy lịch sử, ông được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Võ Nguyên Giáp cũng đọc và chịu ảnh hưởng của nhiều nhà lãnh đạo lịch sử, chẳng hạn như Carl von Clausewitz, Tôn Tử, George Washington, và Vladimir Lenin, mặc dù cá nhân ông cho rằng T. E. Lawrence và Napoléon là hai người có ảnh hưởng lớn nhất đến ông. Các báo chí phương Tây còn gọi ông Giáp với biệt danh là "Napoleon đỏ" (Red Napoleon) do tài chỉ huy quân sự của ông đã đánh bại hoàn toàn âm mưu xâm lược của nước Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954 gây chấn động thế giới. Ông Giáp cũng là một nhà hậu cần chiến lược, và được công nhận là kiến trúc sư chính của đường mòn Hồ Chí Minh, đưa vũ khí và người từ miền Bắc Việt Nam vào Nam qua Lào và Campuchia, được công nhận là một trong những kỳ công vĩ đại của thế kỷ 20 về kỹ thuật quân sự và khả năng quản lý quân sự hoàn hảo.
Võ Nguyên Giáp thường được ghi nhận là người có công trong chiến thắng quân sự của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa. Sự nghiệp quân sự của ông so với các nhà lãnh đạo khác được xem như nổi bật hơn, với cấp dưới cũ của ông là Văn Tiến Dũng và Hoàng Văn Thái sau này có trách nhiệm quân sự trực tiếp hơn ông Giáp. Tuy nhiên, ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc biến Quân đội Nhân dân Việt Nam thành một trong những lực lượng chiến đấu kết hợp và cơ giới hóa "lớn nhất, đáng gờm nhất" có khả năng đánh bại Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong chiến tranh thông thường.
(*) Thân thế
Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 ở làng An Xá, tổng Đại Phong Lộc, huyện Lệ Thủy, phủ Quảng Ninh (nay là xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân), một nhà nho đức độ và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên.
Về họ ngoại, ông ngoại Võ Nguyên Giáp quê ở thôn Mỹ Đức, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, đầu nguồn sông Cẩm Ly, một vùng sơn cước, dưới dãy Trường Sơn; từng tham gia Phong trào Văn Thân và Phong trào Cần Vương, làm đến chức Đề đốc coi đại đồn tiền vệ, sau bị quân Pháp bắt, tra tấn dã man, nhưng một mực trung thành, không một lời khai báo.
Về họ nội, Võ Nguyên Giáp sinh trưởng trong một dòng họ lớn, có tiếng tăm tại làng An Xá. Ông nội ông cũng từng tham gia phò tá vua Hàm Nghi trong Phong trào Cần Vương. Cha ông, Võ Quang Nghiêm, là một nho sinh thi cử bất thành về nhà làm hương sư và thầy thuốc Đông y trong làng. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, cụ Võ Quang Nghiêm bị người Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù (sau này, con cháu đã tìm thấy và bốc mộ ông đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy).
Gia đình Võ Nguyên Giáp có 7 anh chị em, nhưng người anh cả và chị cả mất sớm vì bệnh và thiên tai, 2 người khác cũng mất trước chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 1954, gia đình chỉ còn 2 người con trai là Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho, sau này là Thứ trưởng Bộ Giáo dục, và người em gái là bà Võ Thị Lài.
(*) Thời niên thiếu
Gia đình cụ Nghiêm thuộc diện nghèo trong làng, quanh năm phải vay nợ nặng lãi của các nhà giàu như nhà Khóa Uy, một Hoa kiều giàu có ở làng Tuy Lộc kề bên. Võ Nguyên Giáp đã có lần theo mẹ chèo thuyền chở thóc đi trả nợ. Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng những câu chuyện đêm đêm mẹ kể cho cậu nghe về tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng đứng lên chống Pháp bảo vệ non sông, còn cha nói về phong trào đánh Pháp qua bài vè "Thất thủ kinh đô" đầy cảm động, đã gieo vào lòng cậu bé những ấn tượng không bao giờ phai mờ, góp phần nuôi dưỡng ý chí cho sự nghiệp cách mạng sau này.
Cha ông là một nhà Nho nên dạy dỗ con cái rất nghiêm cẩn trong sinh hoạt gia đình và học hành, giữ gìn nề nếp gia phong của đạo Khổng. Ông khuyên dạy con: "Chữ Nho là chữ của Thánh hiền, là nho sinh, các con không được nghịch ngợm, dẫm đạp lên sách vở chữ Nho". Ông dạy đám học trò cùng hai con ông: Tam thiên tự, Ngũ thiên tự và cả Ấu học tân thư. Năm tháng học chữ Nho không nhiều, nhưng những đạo lý học được trong các sách của Thánh hiền Nho gia, đặc biệt là Ấu học tân thư, đã trở thành nền tảng cơ bản có ảnh hưởng sâu sắc trong cả cuộc đời ông. Trong thế giới quan Nho giáo, cả ba yếu tố: cá nhân, gia đình và dân tộc đều hòa quyện chặt chẽ với nhau. Qua sách Ấu học tân thư, cậu Giáp được biết tới nhiều tấm gương quên mình để bảo vệ Tổ quốc, hình thành trong cậu niềm tự hào về các chiến công của cha ông trong quá khứ. Những giá trị đạo đức, nề nếp gia phong của đạo Khổng thấm nhuần trong con người cậu: lối sống giản dị và đức hiếu học, sự kính trọng tổ tiên và ông bà cha mẹ, sự kính trên nhường dưới, đạo hiếu của con cái với cha mẹ, nghĩa vụ của con người với gia đình, xã hội và đất nước.
Học xong lớp 3, cậu phải xuống thị xã Đồng Hới học tiếp, Đồng Hới thuộc tỉnh lỵ Quảng Bình, cách làng An Xá của cậu trên 20 km, nằm bên bờ Nhật Lệ trong xanh lung linh soi bóng Lũy thầy, với thành cổ bao quanh từ thời Gia Long năm thứ 10 (1812) và được xây lại bằng gạch năm Minh Mạng thứ sáu (1825).
Những năm học ở thị xã Đồng Hới, cậu Giáp ở trọ nhà người quen của cụ Nghiêm. Cậu được gia chủ quý mến coi như con cháu trong nhà, không lấy tiền trọ, cậu được học với nhà sư phạm có tiếng, thầy giáo Đào Duy Anh. Hai năm học ở tiểu học Đồng Hới, hàng tháng cậu luôn đứng đầu lớp. Tại kỳ thi tốt nghiệp bậc sơ học, cậu đỗ đầu toàn tỉnh. Hồi đó, đạt được trình độ ấy là không dễ, vì thực dân Pháp hạn chế mở trường học và muốn duy trì nạn mù chữ để dễ cai trị. Về làng cậu được dân làng nể trọng, gia đình rất tự hào về cậu.
Năm 13 tuổi (1923-1924), Võ Nguyên Giáp thi trượt trường Quốc học Huế. Trường này chỉ tuyển 90 học sinh cho 12 tỉnh miền Trung Việt Nam.
Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). Trong 2 năm học, ông luôn đứng đầu lớp trừ 1 tháng bị rớt xuống hạng nhì. Trong thời gian này, cậu Giáp có vài lần đến thăm nhà yêu nước Phan Bội Châu để nghe thuyết giảng về lý tưởng Cách mạng. Trên tường nhà Cụ Châu có treo những nhà tư tưởng nổi bật mà cụ tôn kính là Tôn Dật Tiên, Vladimir Ilyich Lenin và Đức Phật Thích Ca, điều đó khiến cậu càng say mê theo đuổi chân lý của lịch sử.
Năm 1927, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam. Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp.
(*) Thời thanh niên
Tháng 4 năm 1927, tại Trường Quốc học Huế lại diễn ra một cuộc bãi khóa rầm rộ với quy mô lớn. Nguyễn Chí Diểu bị tên giám thị Pháp chú ý, coi là kẻ cầm đầu những cuộc đấu tranh bãi khóa ở trường, nên đuổi học. Võ Nguyên Giáp liền bàn với Nguyễn Khoa Văn tiếp tục tổ chức bãi khóa để phản đối việc Diểu bị đuổi học. Cuộc bãi khóa của học sinh Trường Quốc học Huế lan rộng ra khắp các trường ở Huế và phát triển thành cuộc tổng bãi khóa. Võ Nguyên Giáp bị bắt rồi bị đuổi học, phải trở về quê nhà. Bỗng nhiên một hôm Nguyễn Chí Diểu lặn lội từ Huế về làng An Xá tìm gặp Võ Nguyên Giáp. Nguyễn Chí Diểu mang theo một tập tài liệu về "Liên đoàn các dân tộc bị áp bức trên thế giới" và một số văn kiện cuộc họp của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu, trong đó có 2 bài phát biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Võ Nguyên Giáp đọc rất xúc động: "Bài luận văn của Nguyễn Ái Quốc đã gây cho chúng tôi một lòng căm phẫn sâu sắc như một luồng điện giật". Đó là sợi dây đầu tiên nối liền số mệnh của Võ Nguyên Giáp với Hồ Chí Minh và sự nghiệp Cách mạng Việt Nam.
Mùa hè năm 1928, Võ Nguyên Giáp trở lại Huế, bước vào đời của một chiến sĩ cách mạng. Tại Huế, Nguyễn Chí Diểu giới thiệu Võ Nguyên Giáp đến làm việc ở Quan Hải Tùng thư, một nhà xuất bản do Tổng bộ Tân Việt chủ trương, trụ sở đặt ở phố Đông Sa. Sáng lập viên là Đào Duy Anh. Tại đây Võ Nguyên Giáp có điều kiện tiếp xúc với những học thuyết kinh tế, xã hội, dân tộc, cách mạng. Đặc biệt là cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp" và tờ báo "Người cùng khổ" (Le Paria) do Nguyễn Ái Quốc viết từ Pháp gửi về.
Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng... Sau này Nguyễn Thị Quang Thái trở thành vợ đầu tiên của Võ Nguyên Giáp và sinh cho ông một con gái tên là Võ Hồng Anh. Nguyễn Thị Quang Thái hẹn với ông rằng khi con cứng cáp sẽ đi thoát ly hoạt động. Nhưng cả hai không ngờ lần chia tay năm 1940 cũng là lần vĩnh biệt, Nguyễn Thị Quang Thái bị Pháp bắt giam và chết ngay trong ngục tù. Bà qua đời khi còn rất trẻ, nhiều người biết đến bà như một hình tượng người phụ nữ mẫu mực, kiên trung, yêu nước.
Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư.
Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.
Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường. Học sinh của ông mô tả rằng: ông có thể vẽ lên bảng đen sơ đồ từng trận đánh của Napoléon, ông sôi nổi kể về Công xã Paris, về cái chết của những nhà Cách mạng như Danton và Robespierre, "ông không chỉ là nhà sử học đơn thuần, ông còn là một trạng sư say mê, luôn bênh vực tính chính nghĩa của lịch sử". Học trò của Võ Nguyên Giáp là Bùi Diễm, sau này trở thành đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ, nhớ về ông như một người bị "quỷ thần ám ảnh về cách mạng và các trận chiến". Người ta kể lại khi một giáo viên khác hỏi ông "Không chơi kiểu Napoleon à?", ông đã trả lời "Mình sẽ là một Napoleon". Sau này, khi trả lời phỏng vấn, ông hay có điệu bộ như hoàng đế Napoleon đang độc thoại trước các nhà báo.
(*) Các Bí danh và Bút danh
- Bí danh
• "Võ Giáp": Tên ghi trên bằng cử nhân Luật năm 1935.
• "Dương Hoài Nam": Bí danh hoạt động tại Trung Quốc từ ngày 3 tháng 5 năm 1940.
• "Văn": Do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt. Trong quân đội, ông thường được gọi thân mật là "Anh Văn". Bí danh "Văn" này được dùng phổ biến nhất, được ký dưới "Mệnh lệnh khởi nghĩa của Ủy ban chỉ huy lâm thời khu Giải phóng" ngày 12 tháng 8 năm 1945 và Mệnh lệnh số 1371/TK ngày 7 tháng 4 năm 1975.
• "Hưng": Bí danh ký trong bức thư ngày 30 tháng 1 năm 1954 của ông gửi Hồ Chí Minh, Trường Chinh và Chính trị bộ để trình bày về chủ trương tác chiến mới tại Điện Biên Phủ khi ông chuyển từ chiến thuật "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, thắng chắc".
• "Chiến": Bí danh trên điện đài vô tuyến dùng trong Chiến dịch Mùa Xuân 1975.
- Bút danh
• "Vân Đình" và "Hải Thanh": Dùng khi viết bài trên các tờ báo tiếng Việt "Hồn trẻ" và tiếng Pháp "Notre Voix" (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động) giai đoạn 1929-1930 và cuốn sách "Vấn đề dân cày" (viết chung với Trường Chinh năm 1938).
• "Hồng Nam": Dùng khi viết một số bài báo sau Cách mạng tháng Tám.
• "Chính Nghĩa": Bút danh tại một số bài bình luận quan trọng mang ý nghĩa chỉ đạo toàn quân của Bộ chỉ huy chiến dịch và Bộ Tổng tham mưu đọc trên Đài tiếng nói Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954.
(*) Đánh giá
- Tại Việt Nam
Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh Quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Thông tin chính thống gần đây cho biết: "Tất cả các ý kiến của anh Văn đều được Bộ Chính trị tiếp thu và tán thành trong suốt thời kỳ chiến tranh". Thượng tướng Trần Văn Trà đã từng gọi Đại tướng Võ Nguyễn Giáp là "tư lệnh của tư lệnh, chính uỷ của chính uỷ". Thượng tướng Giáo sư Hoàng Minh Thảo khi được hỏi về trình độ đánh trận của các tướng lĩnh Việt Nam đã trả lời:
“Tất nhiên đầu tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn. Thứ ba là tướng Hoàng Văn Thái và thứ tư là tướng Nguyễn Hữu An.”— Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo
Nhà giáo Hồ Cơ nhận xét về Đại tướng Võ Nguyên Giáp như sau: "Đất nước này nên cơ nên nghiệp, thứ nhất là do công của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, thì công của Đại tướng là công đầu. Nguy nan gì ông cũng xông vào. Khi lâm trận thì ông nghĩ làm thế nào để chiến thắng mà quân dân hy sinh ít nhất. Cái đó là con người vĩ đại. Tôi ca ngợi một con người xứng đáng là anh hùng của Việt Nam"; và ông cũng có nhiều câu đối ca ngợi Đại tướng, được nhiều tài liệu đề cập đến:
“Văn lo vận nước, Văn thành Võ
Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn
”“Trăm tuổi lừng danh Văn Đại tướng
Nghìn thu vang tiếng Võ Anh hùng”
- Từ bên ngoài
Võ Nguyên Giáp đã xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Ông đã chỉ huy quân đội tốt trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với nỗi hổ thẹn của Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, với học thuyết "Chiến tranh nhân dân", với toàn bộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước Việt Nam. Nhà sử học Derek Frisby gọi ông là kiến trúc sư của quân đội nhân dân Việt Nam, hoặc thậm chí có thể là của nước Việt Nam tồn tại như ngày nay.
Ký giả nổi tiếng Oriana Fallaci, trong bài phỏng vấn nhan đề "Mỹ sẽ thua, tướng Giáp khẳng định" (Americans will lose, says General Giap), đăng trên báo Washington Post, ngày 6 tháng 4 năm 1969, mô tả Võ Nguyên Giáp như sau: "Đôi mắt của Giáp! Hẳn đây là đôi mắt thông minh nhất mà tôi từng được thấy. Sắc sảo, linh lợi, tươi vui, dữ dội – tất thảy mọi thứ. Một đôi mắt long lanh như hai tia sáng, xuyên thấu người ta tựa như hai lưỡi kiếm, ánh mắt đầy quyết đoán, uy nghi". Fallaci cho rằng, dù ông Giáp đã khóc khi có tin Hồ Chí Minh từ trần (tin giả, khoảng năm 1943, khi Hồ Chí Minh bị Quốc dân đảng Trung Quốc cầm tù), "nhưng không một điều gì trên thế giới có thể buộc được cặp mắt ấy đẫm lệ một lần nữa". Võ Nguyên Giáp tin chắc rằng quân Mỹ sẽ phải rút dần khỏi Việt Nam, rồi họ sẽ phải từ bỏ cuộc chiến tranh vì nó ngày càng ngốn nhiều nguồn lực, đẩy Hoa Kỳ đến bờ vực thẳm của lạm phát. Tháng 11 năm 1972, khi được Henry Kissinger cho phép phỏng vấn, Fallaci viết: "Câu hỏi đầu tiên của Kissinger là về tướng Giáp, "như đã bảo cô, tôi không bao giờ cho phỏng vấn riêng. Lý do tôi cho phép cô phỏng vấn là do tôi đã đọc bài phỏng vấn tướng Giáp của cô. Rất hay. Ông Giáp là người thế nào nhỉ?" Bà trả lời: "Ông Giáp là một kẻ sĩ theo phong cách Gô loa... Giọng đều đều như đọc bài giảng... Tuy nhiên, những điều ông Giáp nói (vào năm 1969) bây giờ đã trở thành sự thật".
Nhà sử học quân sự Cecil Currey, trong quyển tiểu sử Victory at Any Cost (Chiến thắng bằng mọi giá), có nhận xét về tính cách của ông. Tướng Giáp dành trọn tình cảm của ông đến đất nước và toàn bộ sự hiến dâng đến Đảng Cộng sản, khát vọng lớn nhất cuộc đời ông là 2 mục tiêu: giải phóng Việt Nam ra khỏi sự đô hộ của nước ngoài và thống nhất đất nước, do đó ông đã "dành trọn khát vọng và niềm kiêu hãnh vô bờ bến của mình vào hai mục tiêu này", và "bề ngoài lạnh buốt của ông che đậy một tính khí rất nóng nên người Pháp đã miêu tả ông là một núi lửa được tuyết che phủ".
Ngay cả sau này khi chiến tranh đã kết thúc, nhiều người phương Tây cho rằng ông là người vô cảm, bất chấp tổn thất để đạt được mục tiêu. Tướng Mỹ William Westmoreland - đối phương của ông trong chiến tranh Việt Nam đã chỉ trích ông rằng "Bất cứ tướng Mỹ nào chịu tổn thất nhiều như thế sẽ không giữ được chức trong vòng ba tuần. Sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ ghê gớm, nhưng không tạo nên một thiên tài quân sự". Nhưng sau đó nhận xét của Westmoreland đã bị nhà sử học nổi tiếng Stanley Karnow phản bác. Trước hết, Westmoreland đã bỏ qua sự vượt trội về trang bị và hỏa lực của quân đội Mỹ so với quân đội Việt Nam (nếu quân đội Mỹ trang bị thiếu thốn như phía Việt Nam, thì tổn thất của họ sẽ còn cao hơn nhiều). Stanley Karnow cũng chỉ ra điểm khác biệt cơ bản giữa tướng Giáp và các tướng Mỹ: ông không phải là một người Mỹ đang đối đầu với một dân tộc xa lạ ở một xứ sở xa lạ. Bộ đội của ông, và những thường dân hỗ trợ họ, chiến đấu trên đất đai quê hương mình; họ tin tưởng rằng cuộc kháng chiến trường kỳ cuối cùng sẽ quét sạch lòng kiên nhẫn của quân thù và đưa họ đến mục đích cuối cùng là thống nhất tổ quốc. Chiến lược này đã giúp ông Giáp đánh bại người Pháp và nó sẽ lại phát huy hiệu quả trong cuộc chiến chống lại người Mỹ.
Nhà sử học Derek Frisby chỉ ra: tướng Giáp thừa hiểu một cuộc chiến kéo dài chắc chắn sẽ mang lại nhiều tổn thất nhưng điều đó không có nghĩa là một phe nào đó chắc chắn sẽ thắng hay thua; và chỉ cần quân đội Việt Nam còn tồn tại để tiếp tục chiến đấu thì ý niệm về Việt Nam sẽ tiếp tục sống trong tâm khảm của những người ủng hộ nó. Đó là bản chất của một cuộc chiến tranh cách mạng. Những lời chỉ trích của Westmoreland dành cho tướng Giáp lại chính là chìa khóa để hiểu tại sao viên tướng Mỹ đã không thể đánh bại Võ Nguyên Giáp. Theo Frisby, Võ Nguyên Giáp đã lợi dụng sự ỷ lại của người phương Tây vào ưu thế vũ khí để đánh bại họ bằng những chiến thuật không ai ngờ tới. Một ví dụ tiêu biểu là trận Điện Biên Phủ, khi Võ Nguyên Giáp sử dụng những phương tiện thô sơ để đưa đại bác và pháo phòng không đi xuyên qua những vùng địa hình tưởng chừng không thể vượt qua được, và điều này đã khiến quân Pháp "chết điếng người".
Đối với những chỉ trích từ phương Tây rằng ông là người vô cảm, chính bản thân Võ Nguyên Giáp đã từng trả lời một nhà báo Ý rằng: "Người phương Đông chúng tôi khác người phương Tây các ông. Chúng tôi đặt sự tồn vong của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Mỗi phút có hàng trăm, hàng ngàn người chết trên trái đất này. Sự sống hoặc cái chết của hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn con người, đối với đồng bào của chúng tôi, cũng là không đáng kể (đối với sự nghiệp giành độc lập dân tộc)". Ông cho biết: người Việt Nam sẽ sẵn sàng chịu bất kỳ hy sinh nào và chiến đấu tới cùng để giải phóng đất nước của họ từ quân đội nước ngoài, và ông cũng không ngoại lệ. Trong hồi ký của mình, Võ Nguyên Giáp chia sẻ: phải chỉ huy một đội quân trang bị nghèo nàn chống lại những đội quân trang bị tối tân, không thể nào giành chiến thắng mà không cần phải hy sinh, ông không thể thay đổi điều đó mà chỉ có thể tìm cách hạn chế tối đa mức độ hy sinh. Ông đã ra quyết định ngừng Chiến dịch Điện Biên Phủ thêm 2 tháng để thay đổi phương án tác chiến do e ngại việc đánh nhanh thắng nhanh sẽ gây nhiều tổn thất. Sau một đêm lo lắng mất ngủ, ông kết luận "sẽ là tự sát nếu đưa bộ đội vào trận đánh mà không chuẩn bị chống pháo binh, xe tăng và máy bay địch", và ông kiên quyết ra lệnh ngừng tấn công dù rằng khi đó áp lực rất lớn và ông coi đó là "quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời".
Thượng tướng Trần Văn Trà nói rằng tướng Giáp "là một tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh".
Giáo sư Fredrik Logevall nhận định, việc đánh bại 2 quân đội mạnh như Pháp và Mỹ không chỉ đơn giản là chấp nhận đánh đổi bằng tổn thất lớn. Võ Nguyên Giáp đã thành công trong việc tận dụng các lợi thế sẵn có như địa hình và sự ủng hộ của người dân để khắc chế ưu thế về hỏa lực và vũ khí của Pháp và Mỹ, ngoài ra ông và các đồng sự cũng tranh thủ được sự ủng hộ của những người dân Pháp, Mỹ phản đối chiến tranh. Nếu không có đường lối quân sự đúng đắn này thì dù Việt Nam có hy sinh nhiều tới đâu cũng chỉ là vô ích trước những kẻ thù mạnh như Pháp và Mỹ. Cecil B. Currey nhận xét: các tướng Pháp và Mỹ đều ỷ vào sự áp đảo của xe tăng, máy bay, pháo binh với suy nghĩ là cứ chiếm thật nhiều vùng đất thì sẽ thắng, họ đã không nắm được yếu tố căn bản của chiến tranh như Võ Nguyên Giáp. Ông có thể thua trong một số trận đánh, nhưng kết quả chung cuộc thì ông luôn thắng. Tư tưởng quân sự của Võ Nguyên Giáp vừa đúc rút từ lịch sử của Việt Nam, vừa chấm phá bằng những màu sắc từ Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, của Tôn Tử, Napoleon, của Thomas Lawrence và nhiều người khác. Ông tạo nên những nét sáng tạo của chính mình trên tấm vải là Đảng và nhân dân của ông. Bức tranh hoàn toàn là của riêng ông - một kiệt tác nghệ thuật.
Các đánh giá khác:
“Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị danh tướng của thế giới trong 25 thế kỷ qua, từ thời Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi đến thời cận hiện đại với Kutuzov, Zhukov..., những người đã có chiến công tạo nên bước ngoặt của nghệ thuật chiến tranh.”— Duncan Townson, sách Những vị tướng lừng danh
“Ông [Giáp] không quá nổi bật so với các tướng lãnh khác trong lịch sử, vì ông đứng cao hơn họ.”— Nhà sử học Derek Frisby,
“Từ năm 1944-1975, cuộc đời của Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, khiến ông trở thành một trong những thống soái lớn của mọi thời đại. Với 30 năm làm tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh. Khó có vị tướng nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có.”— Đại tướng Peter MacDonald, nhà nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự người Anh
“Tài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử.”— Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ (xuất bản năm 1993)
“Là người tổ chức quân đội nhân dân, ông Giáp đã thực hiện được một sự tổng hợp độc đáo các học thuyết quân sự mácxít kết hợp nhuần nhuyễn với truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, vận dụng khôn khéo vào những điều kiện của một quốc gia có đất đai tương đối hẹp. Võ Nguyên Giáp đã chứng minh rằng ông có những đức tính ngoài tầm cỡ bình thường trên mọi lĩnh vực lớn của cuộc chiến tranh".”— Bách khoa toàn thư Pháp, mục từ về Võ Nguyên Giáp
“Ông Giáp đã chỉ huy quân đội Việt Nam chiến đấu giành thắng lợi trong một thời gian đặc biệt lâu dài suốt 30 năm, một kỳ tích chưa từng thấy! Vâng, không phải hiện nay mà muôn đời sau, tôi tin rằng cuộc đời và sự nghiệp đầy huyền thoại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi là tấm gương, là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam.”— Tướng Marcel Bigeard, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, cựu thiếu tá chỉ huy phó của Pháp trận Điện Biên Phủ, thành viên Học viện Quân sự Quốc phòng Pháp.
“Đại tướng Võ Nguyên Giáp không phải là một người hiền lành. Ông không khác những chiến binh trong quá khứ, từ Attila, Tamerlane cho tới Napoleon, Zhukov, Patton, MacArthur. Người hiền lành không trở thành những vị tướng huyền thoại; họ dạy lớp học giáo huấn, làm giáo sư lịch sử, hay giáo sĩ trong quân đội. Họ không làm tràn đầy những sách với những chiến công của họ hay những chiến trường với những xác chết. Giáp cũng không thể kể lại những câu chuyện về lòng từ bi hay sự thương người của ông, có thể trừ quan hệ với gia đình và con cháu, nhưng ngay cả họ chỉ nằm trong địa vị thứ ba hay thứ tư trong đời ông. Tướng Giáp đã dành trọn tình cảm của ông đến đất nước và toàn bộ sự hiến dâng đến Đảng Cộng sản. Ông đã tự hướng đến mục tiêu giải phóng Việt Nam ra khỏi sự đô hộ nước ngoài và thống nhất đất nước. Hai mục tiêu này đã giành toàn bộ sự chú ý của ông qua những thập niên trong cuộc đời, và ông đã dành trọn khát vọng và niềm kiêu hãnh vô bờ bến của mình vào đây. Mặc dù ông đã tách rời cảm xúc với những người cấp dưới cho nên chỉ xem họ như những con cờ để mà sử dụng không ngần ngại, bề ngoài lạnh buốt của ông đã che đậy một tính khí rất nóng cho nên người Pháp đã miêu tả ông là một núi lửa được tuyết che phủ.”— Cecil Currey, Chiến thắng bằng mọi giá
“Trong suốt thời gian đó [quá trình chỉ huy quân đội của vị tổng tư lệnh], ông không chỉ trở thành một huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ XX và một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại... Ông Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại tiến hành chiến đấu chống kẻ thù từ thế vô cùng yếu, thiếu trang bị, thiếu nguồn tài chính, dù mới đầu trong tay chưa có quân, vậy mà vẫn liên tiếp đánh bại tàn quân của đế quốc Nhật Bản, quân đội Pháp (một đế chế thực dân số 2) và quân đội Mỹ (một trong hai siêu cường thế giới)... Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân... là một vị tướng hậu cần vĩ đại của mọi thời đại.”— Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Currey, trong tác phẩm "Chiến thắng bằng mọi giá - Sự thiên tài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam"
“Ông không chỉ trở thành một huyền thoại mà còn là một trong những vị tướng tài năng nhất về chiến tranh nhân dân và là một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại.... Nếu Karl von Clausewitz - chiến lược gia quân sự bậc thầy của nước Phổ - sống lại chắc hẳn phải kính cẩn cúi chào vị tướng này”— Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Currey
“30 năm trước, trước khi nổ ra cuộc Đại chiến thế giới lần thứ I, ngày 25 tháng 8 năm 1911, ở làng An Xá (tỉnh Quảng Bình), gần vĩ tuyến 17, đã sinh ra một con người sẽ là một trong những người hiếm hoi làm chuyển dịch dòng chảy của lịch sử. Người ấy sẽ xuất hiện trước toàn thế giới như vị tướng của một quân đội sơ khai nhưng đã chiến thắng hai cường quốc phương Tây, đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cho đến nay (ở tuổi gần 100), ông vẫn luôn luôn còn đó, tràn đầy nhiệt tình và nghị lực. Những chiến thắng là một liều thuốc bổ mạnh mẽ cho tâm hồn, những chiến thắng đã làm nên sức khỏe cho ông.”— Đại tướng, sử gia Anh Peter Macdonald - tác giả cuốn Giap - an assessment, bản tiếng Pháp Giap - les deux guerres d'Indochine
“Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người lính tự học, và ông đã trở thành một trong những chỉ huy quân sự quan trọng nhất của thế kỷ XX. Ông đã sử dụng uy tín của mình và kỹ năng chiến thuật để biến đổi một đội ngũ nhỏ du kích Việt Nam thành một quân đội đánh bại cả Pháp và Mỹ... năm 1954, ông đã biến nhóm du kích này trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam và đã đánh bại Pháp ở trận Điện Biên Phủ. Sự đầu hàng của quân Pháp sau cuộc bao vây 55 ngày trong khu thung lũng ở tây bắc Việt Nam là dấu chấm hết cho chủ nghĩa thực dân ở Đông Dương”— Robert Templer
“Tài năng chiến lược của Tướng Giáp đã đặt ông vào ngôi đền của những nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại. Sau Hồ Chí Minh, ông là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XX... Ông ấy giống như một vị thánh. Không có gì khiến ông phải chấp nhận thất bại.”— Nhà báo kiêm sử gia người Mỹ Stanley Karnow
“Lý do rất đơn giản... ông đánh bại không chỉ một mà hai thế lực phương Tây, đầu tiên là Pháp và sau đó là Hoa Kỳ. Cả hai đều mạnh hơn ông về quân sự, còn ông thì có rất ít phương tiện để sử dụng nhưng lại đã thành công trong việc đánh bại cả hai quốc gia này, trong đó Hoa Kỳ là quốc gia mạnh nhất thế giới về quân sự từ xưa đến nay, nhưng Giáp và quân đội của ông vẫn đứng vững, và đó là lý do tại sao ông lại có vị trí cao quý như vậy.”— Fredrik Logevall, Giáo sư Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Cornell, New York,
“Ông Giáp là người có thân hình thấp bé... Ông có một thái độ kỳ cục: tự coi mình như Napoleon của châu Á. Ông muốn người khác nhìn ông như thế. Và tôi cũng thấy thế.”— Lucien Conein, nhân viên tình báo Mỹ thuộc đội Con Nai
Nếu như tiêu chí chọn tướng của Hồ Chủ tịch là "Đánh thắng Đại tướng được phong Đại tướng" thì suốt cuộc đời mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đọ sức và đánh thắng 10 đại tướng của Pháp và Mỹ (4 Pháp và 6 Mỹ), chưa kể đến nhiều viên đại tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Các tướng lĩnh Mỹ khi nhắc đến ông vẫn thường gọi ông là "Đại tướng 5 sao", William Westmoreland gọi ông là "Tướng huyền thoại" (Legendary Giap)... Trong bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như là một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.
Kỷ niệm 60 năm ngày phát hành số đầu tiên, Thời báo châu Á (Time Asia) đã ra số đặc biệt giới thiệu các "Anh hùng châu Á", gồm các nhân vật làm thay đổi cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiền sư Thích Nhất Hạnh,...
Trong một cuốn sách được xuất bản tại Anh năm 2008 mang tựa đề Great Military Leaders and Their Campaigns (Những nhà lãnh đạo quân sự lớn và những chiến dịch của họ). Sách dày hơn 300 trang khổ lớn, với hơn 500 tấm ảnh màu minh hoạ của Nhà xuất bản Thames & Hudson dành để giới thiệu 59 nhân vật danh tiếng nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh của thế giới trong 2.500 năm qua, thứ tự được xếp theo trình tự thời gian từ cổ đến kim. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được lựa chọn là nhân vật thứ 59, tức là nhân vật nổi bật nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho tới hiện nay (xếp thứ 58 là Đô đốc Nimitz của Hoa Kỳ, người chỉ huy mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II), và Võ Nguyên Giáp cũng là người duy nhất trong 59 nhân vật vẫn còn sống khi cuốn sách được xuất bản.
Danh tiếng của ông không chỉ bó hẹp ở Việt Nam mà các nước trên thế giới khi nhắc đến tên Võ Nguyên Giáp đều bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc, các dân tộc châu Phi và Mỹ La-tinh tin rằng chiến thắng Điện Biên Phủ do ông chỉ huy là khởi nguồn cho nền độc lập ngày nay của họ. Khi ông mất, hàng chục chính phủ các nước đã gửi điện chia buồn. Tổng thống Uruguay, Jose Mujica gọi ông là "vị tướng huyền thoại", người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh chống áp bức và "gieo niềm tin rằng yếu tố con người chính là chìa khóa của thắng lợi".
Bộ Ngoại giao Venezuela ra thông cáo khẳng định việc Đại tướng ra đi cũng là một tổn thất đối với người dân quốc gia Nam Mỹ này.
Tổng thống Algérie - Abdelaziz Bouteflika - gọi ông là người anh hùng quân đội của nền độc lập Việt Nam, là nhà chiến lược vĩ đại đã khiến cho thực dân Pháp phải kinh hoàng ở Điện Biên Phủ, và tên tuổi ông "sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ký ức của nhân dân Algeria."
(*) Các Tác phẩm chính
Một số tác phẩm chính của Đại tướng như:
• Tổng tập hồi ký
• Vấn đề dân cày (đồng tác giả với Trường Chinh), 1938;
• Đội quân giải phóng, 1950
• Chiến tranh giải phóng và quân đội nhân dân, ba giai đoạn chiến lược, 1950
• Từ nhân dân mà ra, 1964;
• Điện Biên Phủ, 1964;
• Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng, 1970;
• Những năm tháng không thể nào quên, 1970
• Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân, 1972;
• Những chặng đường lịch sử (gồm 2 tác phẩm đã in trước đó là Từ nhân dân mà ra và Những năm tháng không thể nào quên), 1977;
• Chiến đấu trong vòng vây, 1995;
• Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, 1979;
• Đường tới Điện Biên Phủ;
• Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử;
• Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng, 2000.
• Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, 2000.
• Unforgettable Days, Vo Nguyen Giap, Nhà xuất bản Thế giới, 2003;
• Dien Bien Phu, Vo Nguyen Giap, Nhà xuất bản Thế giới, 2004;
• Fighting under Siege, Vo Nguyen Giap, Nhà xuất bản Thế giới, 2004;
(*) Gia đình riêng
Năm 1934, Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu với bà Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1944, em gái bà Nguyễn Thị Minh Khai) và có với nhau một người con gái là Võ Hồng Anh (1939-2009). Võ Hồng Anh là một giáo sư, tiến sĩ khoa học ngành Toán-lý đã từng đoạt giải thưởng Kovalevskaia năm 1988.
Hai năm sau khi bà Nguyễn Thị Quang Thái hy sinh, năm 1946, Võ Nguyên Giáp tái hôn với giáo sư Đặng Bích Hà (1927-2024), con gái của giáo sư Đặng Thai Mai (1902-1984). Võ Nguyên Giáp và Đặng Bích Hà có bốn người con, 2 gái và 2 trai
• Võ Hòa Bình (1951-), con gái.
• Võ Hạnh Phúc (10 tháng 8 năm 1952-), con gái, vợ đầu tiên của Trương Gia Bình nay đã li hôn. Hiện là Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn HIPT.
• Võ Điện Biên (1954-), con trai. Hiện là Giám đốc Công ty Cổ phần Đông Sơn.
• Võ Hồng Nam (1956-), con trai. Hiện là Giám đốc Công ty Cổ phần Máy tính Truyền thông Hồng Nam.
(*) Vinh danh
Tên ông được đặt cho nhiều đường, phố và các trường học ở nhiều nơi tại Việt Nam, đặc biệt, từ ngày 12 tháng 8 năm 2014, trường trung học phổ thông chuyên Quảng Bình đổi tên thành Trường trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp.
Ngày 25 tháng 8 năm 2014, nhân kỷ niệm 104 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tỉnh ủy Thái Nguyên quyết định đổi tên Quảng trường 20/08 thành Quảng Trường Võ Nguyên Giáp với diện tích 21ha.
Ngày 7 tháng 2 năm 2015, đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài được đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp. Đây là tuyến đường huyết mạch nối trung tâm thủ đô với Sân bay quốc tế Nội Bài.
Ngày 8 tháng 11 năm 2015, UBND tỉnh Trà Vinh long trọng tổ chức lễ công bố nghị quyết của HĐND tỉnh Trà Vinh về đặt tên ông cho tuyến đường hai chiều từ cửa ngõ đi vào trung tâm nội ô Thành phố Trà Vinh.
Ngày 22 tháng 7 năm 2020, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND. Theo đó, trục đường Hồ Sen - Cầu Rào 2 được đặt tên là đường Võ Nguyên Giáp, đồng thời cầu Rào 2 cũng được đổi tên thành cầu Võ Nguyên Giáp như hiện nay.
Sáng ngày 12 tháng 7 năm 2023, với đa số đại biểu tán thành, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua nghị quyết về đổi tên Xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức (TP Thủ Đức) có chiều dài 7,79 km thành đường Võ Nguyên Giáp.
///---
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi nhận & phát hành!
Nguồn: Sưu tầm - Đáng tin cậy!
///---
"SELF-ENQUIRY, "WHO AM I?""
ĐỌC NHIỀU
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11, 1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi ...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
SOCRATES – NHÀ THÔNG THÁI VĨ ĐẠI Socrates ( 470 – 399 TCN ) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong ...
-
Voltaire - Nhà văn, Sử gia, Triết gia Pháp thời Khai sáng François-Marie Arouet (21 tháng 11 năm 1694 – 30 tháng 5 năm 1778), được...
DANH MỤC
A
ABRAHAM LINCOLN
ANH HÙNG
ANH QUỐC
ARTHUR ASHE
B
BÁC SĨ
BÀI CA
BENJAMIN SPOCK
C
CA SĨ
CẦU THỦ
CEO
CHA ĐẺ
CHIẾN LƯỢC GIA
CHÍNH KHÁCH
CHÍNH TRỊ
CHÍNH TRỊ GIA
CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH HĐQT
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
CHUYÊN GIA
CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
CỐ VẤN
CÔNG CHÚA
CÔNG GIÁO
D
DANH NGÔN
DANH NHÂN
DANH NHÂN CỔ ĐẠI
DANH NHÂN PHILIPPINES
DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
DANH NHÂN VẦN
DANH NHÂN VẦN A
DANH NHÂN VẦN B
DANH NHÂN VẦN C
DANH NHÂN VẦN D
DANH NHÂN VẦN Đ
DANH NHÂN VẦN E
DANH NHÂN VẦN F
DANH NHÂN VẦN G
DANH NHÂN VẦN H
DẠNH NHÂN VẦN I
DANH NHÂN VẦN J
DANH NHÂN VẦN K
DANH NHÂN VẦN L
DANH NHÂN VẦN M
DANH NHÂN VẦN N
DANH NHÂN VẦN O
DANH NHÂN VẦN P
DANH NHÂN VẦN Q
DANH NHÂN VẦN R
DANH NHÂN VẦN S
DANH NHÂN VẦN T
DANH NHÂN VẦN V
DANH NHÂN VẦN W
DANH NHÂN VIỆT
DANH NHÂN VIỆT NAM
DANH SĨ
DANH VẦN M
DỊCH GIẢ
DIỄM XƯA
DIỄN GIẢ
DIỄN VĂN
DIỄN VIÊN
DO THÁI
DOANH NHÂN
DONALD TRUMP
ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
ĐẠI THI HÀO
ĐẠI TƯỚNG
ĐẤT NƯỚC
ĐỘ C
G
GIẢI NOBEL
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
GIÁM MỤC
GIẢNG VIÊN
GIÁO CHỦ
GIÁO DỤC
GIÁO SĨ
GIÁO SƯ
GỐC BALTIC
GỐC DO THÁI
GỐC PHÁP
GỐC PHI
Günter Wilhelm Grass
H
HIỀN GIẢ
HIỀN TÀI
HIỆN TẠI
HÌNH HỌC
HÌNH HỌC PHI EUCLIDE
HOA KỲ
HỌA SĨ
HOÀNG ĐẾ
HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
HOÀNG GIA
HOÀNG TỬ
HỘI HOÀNG GIA
HUY CHƯƠNG FIELDS
HUỲNH GIA
I
J.K ROWLING
KHOA HỌC
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
KINH TẾ
KINH TẾ GIA
KỸ SƯ
L
LÃNH TỤ
LIÊN BANG XÔ VIẾT
LINH MỤC CÔNG GIÁO
LUẬN VỀ DANH NGÔN
LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
LUẬT SƯ
LƯƠNG THẾ VINH
M
MARTIN LUTHER
MARTIN LUTHER KING
MỤC SƯ
N
NAPOLEON HILL
NGÂN HÀNG
NGHỆ NHÂN
NGHỆ SĨ
NGUYỄN ĐÌNH THI
NGUYÊN KHÍ
NGUYỄN TRÃI
NGƯỜI ANH
NGƯỜI ÁO
NGƯỜI BỈ
NGƯỜI CUBA
NGƯỜI DO THÁI
NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
NGƯỜI ĐAN MẠCH
NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
NGƯỜI ĐỨC
NGƯỜI HINDU
NGƯỜI IRELAND
NGƯỜI ISRAEL
NGƯỜI MẪU
NGƯỜI MỸ
NGƯỜI MÝ
NGƯỜI NGA
NGƯỜI NHẬT
NGƯỜI PHÁP
NGƯỜI PHÁT MINH
NGƯỜI SCOTLAND
NGƯỜI TRUNG QUỐC
NGƯỜI VIỆ
NGƯỜI VIỆT
NGƯỜI VIỆT NAM
NGƯỜI Ý
NHÀ BÁC HỌC
NHÀ BÁO
NHÀ CHẾ TẠO
NHÀ CỐ VẤN
NHÀ ĐỊA CHẤT
NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
NHÀ GIÁO
NHÀ HÓA HỌC
NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
NHÀ HÓA SINH
NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
NHÀ KHOA HỌC
NHÀ LÃNH ĐẠO
NHÀ LẬP TRÌNH
NHÀ NGHIÊN CỨU
NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
NHÀ NGOẠI GIAO
NHÀ PHÁT MINH
NHÀ PHỤC HƯNG
NHÀ QUÂN SỰ
NHÀ SÁNG CHẾ
NHÀ SÁNG LẬP
NHÀ SINH HỌC
NHÀ SINH LÝ HỌC
NHÀ SINH VẬT HỌC
NHÀ SOẠN KỊCH
NHÀ SỬ HỌC
NHÀ TẠO MẪU
NHÀ THIÊN VĂN
NHÀ THIÊN VĂN HỌC
NHÀ THÔNG THÁI
NHÀ THƠ
NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
NHÀ TOAAN HỌC
NHÀ TOÁN HỌC
NHÀ TRIẾT HỌC
NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
NHÀ TỪ THIỆN
NHÀ VĂN
NHÀ VĂN HÓA
NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
NHÀ VĂN VIỆT NAM
NHÀ VẬT LÝ
NHÀ VẬT LÝ HỌC
NHÀ VIẾT KỊCH
NHÀ VIRUS HỌC
NHÀ XÃ HỘI HỌC
NHẠC CÔNG
NHẠC SI
NHẠC SĨ
NHẠC SĨ TÂN NHẠC
NHẦ VẬT LÝ
NHÂN KHẨU HỌC
NHÂN VẬT HOÀNG GIA
NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
NHÂN VẬT LỊCH SỬ
NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
NHẬT BẢN
NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
NHIẾP ẢNH GIA
NHIỆT ĐỘ
NỮ THỐNG THỐNG
OPRAH WINFREY
ÔNG CHỦ
P
PHẬT GIÁO
PHẬT GIÁO HÒA HẢO
PHI HÀNH GIA
PHILIPPINES
PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
PHƯƠNG TRÌNH
PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
PLATON
S
SÁCH HAY
SÁNG LẬP VIÊN
SĨ QUAN HẢI QUAN
SOCRATES
SỬ GIA
T
TÁC GIA
TÁC GIẢ
TÀI CHÍNH
THÁI LAN
THÀNH LỘC
THÂN NHÂN TRUNG
THẦY THUỐC
THI HÀO
THI SĨ
THƠ
THỦ LĨNH
THỦ TƯỚNG
TIẾN SĨ
TIỂU THUYẾT GIA
TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
TK - NGHIỆM
TỔNG BÍ THƯ
TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG THỐNG
Tổng thống Mỹ
TRIẾT GIA
TRỊNH CÔNG SƠN
TRUNG QUỐC
TỰ VẤN
TỶ PHÚ
VĂN HÓA - XÃ HỘI
VĂN SĨ
VẬT LÝ
VẬT LÝ LÝ THUYẾT
VỆT NAM
VIỆT KIỀU
VIỆT NAM
VÕ TƯỚNG
VOLTAIRE
VỘI VÀNG
Vua
XUÂN DIỆU
XUÂN QUỲNH
XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
BÀI VIẾT
-
▼
2024
(54)
-
▼
tháng 8
(21)
- Võ Nguyên Giáp - Tướng lĩnh và chính trị gia người...
- James Hillier (Ông là ai?) - Nhà khoa học - Nhà Ph...
- ["Hiền tài là Nguyên khí Quốc gia - Hiện tại là Ng...
- Nguyễn Quyết - Đại tướng Việt Nam
- Võ Tòng Xuân - nhà khoa học người Việt Nam
- Diệp Minh Tuyền - là một nhà thơ nhưng hầu hết lại...
- Giang Trạch Dân - [Ông là ai?] - Tổng Bí thư Đảng ...
- Trạng lường Lương Thế Vinh - Người phát minh ra bà...
- Nguyễn Phúc Nguyên - Chúa Nguyễn đời thứ 2 - Nhân ...
- Napoléon Bonaparte - Hoàng đế và nhà chỉ huy quân ...
- Poul Hartling - Chính trị gia Người Đan Mạch
- Fidel Castro - Lãnh tụ Cuba từ năm 1959 đến năm 2008
- Nguyễn Thúc Thùy Tiên - Người mẫu và nhân vật truy...
- Kido Takayoshi - chính khách Nhật Bản
- Vũ Duy Thanh - Nhà thơ - Bảng nhãn cuối cùng của V...
- Ba phương trình toán học làm thay đổi thế giới
- Paul Dirac - Nhà Vật lý lý thuyết Người Anh - Ngườ...
- Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng - Giám mục người Vi...
- Lê Quý Đôn và vấn đề đọc sách
- Shimon Peres - cựu Tổng thống Israel, Nobel hòa bì...
- Kim Lân – Nhà văn Việt Nam
-
▼
tháng 8
(21)
Copyright ©
THẾ GIỚI DANH NHÂN | Bản quyền thuộc về DANH NHÂN VĂN HÓA - HOÀNG GIA
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
0 comments:
Đăng nhận xét