02 tháng 8 2024
Lê Quý Đôn và vấn đề đọc sách
Lê Quý Đôn (1726 - 1784) nhà bác học lớn của Việt Nam thời phong kiến đã có một sự nghiệp trước tác đồ sộ.
Các tác phẩm của Lê Quý Đôn đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau: Sử học, Triết học, Chính trị, Quân sự, Thực vật học, Địa lý, Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo… là những bộ sách hết sức giá trị không những ở đương thời mà còn là nguồn tra cứu phong phú cho chúng ta ngày nay và về sau.
Các tác phẩm tiêu biểu của Lê Quý Đôn, có thể kể đến: Kiến văn tiểu lục; Đại Việt thông sử; Phủ biên tạp lục; Quần thư khảo biện; Thư kinh diễn nghĩa; Toàn Việt thi lục… đặc biệt “Vân đài loại ngữ” là bộ bách khoa toàn thư tập hợp những tri thức về tất cả các ngành khoa học.
Đánh giá về thiên tài của Lê Quý Đôn trong sáng tác, Trần Danh Lam (tác giả bài tựa bộ “Vân đài loại ngữ”) đã viết: “Quế Đường (bút danh của Lê Quý Đôn), người huyện Diên Hà không sách gì không đọc, không sự vật gì không suy xét đến cùng, ngày thường ngẫm nghĩ được điều gì đều viết ngay thành sách, sách chứa đầy bàn, đầy tủ, kể ra không xiết”.
Với khối óc thiên tài và kinh nghiệm của cả cuộc đời nghiên cứu, Lê Quý Đôn cho chúng ta những bài học quý giá về vấn đề đọc sách.
Những ý kiến của Lê Quý Đôn về đọc sách thật là xác đáng. Bằng sự vận dụng những lời nói của người xưa, bằng những suy nghĩ của một nhà bác học, Lê Quý Đôn đưa ra cho chúng ta những danh ngôn đáng ghi nhớ.
Lê Quý Đôn không bàn riêng về vấn đề đọc sách trong một tác phẩm nào mà nêu rải rác trong các tác phẩm của mình. Đặc biệt, khi bàn về văn học nghệ thuật (mục “văn nghệ” trong “Vân đài loại ngữ”) ông đã đề cập nhiều đến điều này.
Những ý kiến của Lê Quý Đôn về vấn đề đọc sách rất toàn diện. Trước hết, ông cho chúng ta thấy tác dụng to lớn của sách. Lê Quý Đôn viết: “Đỗ Mục nói: sinh sau trăm đời chưa hẳn là sự không may, vì sách thì đủ, mà việc thì nhiều”.
Quả vậy, sách là kho tàng tri thức được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Con người đọc sách là để tiếp thu mọi tri thức mà nhân loại đã đúc kết được qua quá trình lịch sử; từ đó mà nghiên cứu, sáng tạo và phát triển lên.
Ở thời đại nào, con người cũng được kế thừa vốn tri thức phong phú của người xưa, tất nhiên với sự tiếp thu có chọn lọc, nghĩa là “mình chỉ cần xét lý do, sửa chỗ dài, thêm chỗ ngắn, mười phần được độ bốn năm phần cũng đủ ứng dụng việc đời”.
Do kế thừa kiến thức của người đi trước, người nghiên cứu tránh được con đường vòng, rút ngắn được thời gian nghiên cứu, tránh được những gian khổ của những bước đầu. Lê Quý Đôn đã cho thấy kiến thức người xưa để lại đáng quý biết bao!
Đối với học giả, việc đọc hết sức quan trọng. Lê Quý Đôn viết: “Sách thuyết uyển nói: học giả nên có ba sự nhiều: Đọc sách nhiều, nghị luận nhiều, trước thuật (viết sách nói chung) nhiều”.
Qua đây, Lê Quý Đôn muốn nói đến sự cần thiết của việc đọc, dù là viết văn, làm thơ, chép sử, biên soạn sách khoa học… đều phải học hỏi, tiếp thu tri thức qua sách vở, bởi vì: “Trong bụng không có được ba vạn quyển sách, trong mắt không có được núi sông kỳ lạ của thiên hạ thì chưa chắc đã làm được văn” (Lê Quý Đôn dẫn lời Ngô Lai).
Kho sách của nhân loại hết sức đồ sộ, song từng loại sách lại có tác dụng riêng. Mỗi người cần tùy theo yêu cầu của mình mà tiếp thu từng lĩnh vực khác nhau.
Nhiệm vụ của mỗi người là phải đọc, tiếp thu những tinh hoa trong các sách ấy, nghĩa là “Học kinh phải cho tinh, đọc sử phải cho rộng”. Đặc biệt, những người làm văn, làm thơ càng cần phải đọc nhiều.
Lê Quý Đôn cũng dẫn lời của Âu Dương Tu: “Muốn văn chương hay càng nên chăm đọc sách, đọc sách lại làm văn nhiều, thì tự nhiên văn hay”.
Qua những điều trên, Lê Quý Đôn đã cho ta thấy tác dụng to lớn của sách, nhưng điều quan trọng hơn là ông đã chỉ ra cho chúng ta một phương pháp đọc thật khoa học. Việc đọc sách với đầy đủ ý nghĩa của nó thực không phải vấn đề đơn giản. Đọc sách cũng không phải là điều dễ dàng.
Thiệu Tử nói: “Người biết đọc sách thiên hạ ít có”. Vậy phải đọc sách như thế nào? Lê Quý Đôn dẫn lời của Chu Tử: “Phàm xem văn, thì nên chú ý xem những chỗ các nhà văn nói giống nhau, khác nhau...”. Với cách nói giản dị đó, người xưa đã cho chúng ta một bài học về cách đọc có tìm tòi, phân tích, so sánh.
Đó là cách đọc tích cực, năng động, nhằm tiếp thu những nguồn thông tin mới với những tri thức mới. Với cách ấy, người đọc có thể rút ra được những tinh túy của sách, khai thác những điều mà các tác giả đã dày công nghiên cứu, phát hiện và gửi gắm trong các tác phẩm của mình.
Lê Quý Đôn viết: “Đọc sách nên đọc bản văn cho kỹ, nhằm từng chữ một, mới thấy thú vị, thấy chỗ nào không hiểu thấu được thì nghĩ cho kỹ; nghĩ kỹ không ra mới xem chú giải, như thế mới có ý vị”. Mặt khác, đọc sách phải hết sức kiên trì, phải tránh chủ quan.
Có như vậy mới đạt kết quả, và “đọc sách một trăm lần thì tự nhiên thấy được nghĩa của sách” (trích sách Thuyết phu).
Đọc kỹ, đó là điều cần thiết, song đọc còn phải nhớ được, phải suy xét, đặt vấn đề nghi vấn để nghiên cứu. Lê Quý Đôn trích lời Trương Tử: “Đọc sách nên thuộc lòng, nghĩ kỹ, thuộc mà không nhớ được thì không nảy ra tứ. Nhưng hiểu suốt được đại thể rồi, thì sách cũng dễ nhớ. Ở chỗ không nghi ngờ mà còn nghi ngờ, thế là học đã tiến”.
Người đọc cũng luôn luôn phải biết phân biệt đúng- sai của sách, tiếp thu vốn cổ phải có phê phán, Lê Quý Đôn cũng phê phán mạnh những biểu hiện lệch lạc khi đọc sách của một số người trẻ, thiếu kinh nghiệm “đọc sách mà không xem đại ý”.
Đồng thời ông cũng nhắc nhở mọi người cần phải đọc cho nghiêm túc, noi gương người xưa, vì “Cổ nhân đọc sách không cẩu thả”. Lê Quý Đôn còn nhấn mạnh đặc biệt đến việc vận dụng sách vào thực tế.
Ông cho thấy rõ rằng: Điều quan trọng không phải ở chỗ đọc được bao nhiêu cuốn sách, thuộc bao nhiêu kinh sử, mà ở chỗ tiếp thu được bao nhiêu kiến thức trong sách và vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống như thế nào. Lê Quý Đôn dẫn lời trình Y Xuyên: “Đọc sách được một thước không bằng làm được một tấc”.
Ông cũng nêu rõ và phê bình kịch liệt những kẻ đọc sách chỉ để học lý thuyết suông, ông viết: “Đời sau, bàn luận lục kinh, thuộc làu Ngữ, Mạnh; lại còn hiểu thêm các sách tử, sử, đạo lý, chính sự thì miệng nói lau láu mà rút cục đến lúc làm thì mờ mờ mịt mịt, không có mấu chốt, ít biết đem suy ra thực dụng, tuy sách đủ, việc nhiều, cũng có ích gì đâu”.
Lê Quý Đôn nêu cách học của các bậc tiền hiền và dạy chúng ta rằng: “Đọc sách không cần nhiều, đọc một chữ, đem áp dụng làm việc được một chữ, thế là được”.
Lê Quý Đôn cũng viết theo cách “ý tại ngôn ngoại”, đó là cách viết như Tô Đông Pha nói: “Ý hết mà lời dừng, ấy là cái lời rất mực trong thiên hạ; song lời dừng mà ý không tả hết được, lại càng hay tuyệt”.
Những câu nói mà Lê Quý Đôn đã viết, đã trích từ hơn 200 năm trước khiến chúng ta phải suy nghĩ, càng nghĩ, càng thấy nhiều điều hay và rút ra những bài học bổ ích.
Đối với ngành thư viện, Lê Quý Đôn không chỉ là một nhà bác học, tác giả của hàng chục bộ sách quý được xếp ở vị trí trang trọng, mà ông còn là người biên soạn bản thư mục đầu tiên của nước ta. Với tác phẩm thư mục “Nghệ văn chí” với những đoạn văn nói về vấn đề đọc sách, Lê Quý Đôn đã góp nền móng cho lý luận về thư viện học, thư mục học Việt Nam.
///---
Nguồn: Tác giả ĐỖ THẠCH
THẾ GIỚI DANH NHÂN ghi nhận & phát hành!
///---
ĐỌC NHIỀU
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò ...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11,1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi h...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
SOCRATES – NHÀ THÔNG THÁI VĨ ĐẠI Socrates ( 470 – 399 TCN ) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong ...
-
Bác sĩ Nguyễn Duy Cương đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cá nhân và k...
DANH MỤC
- A
- ABRAHAM LINCOLN
- ANH HÙNG
- ARTHUR ASHE
- B
- BÁC SĨ
- BÀI CA
- BENJAMIN SPOCK
- C
- CA SĨ
- CẦU THỦ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHIẾN LƯỢC GIA
- CHÍNH KHÁCH
- CHÍNH TRỊ
- CHÍNH TRỊ GIA
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CỐ VẤN
- CÔNG CHÚA
- CÔNG GIÁO
- D
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN PHILIPPINES
- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
- DANH NHÂN VẦN
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH NHÂN VIỆT NAM
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄM XƯA
- DIỄN GIẢ
- DIỄN VĂN
- DIỄN VIÊN
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- DONALD TRUMP
- ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
- ĐẠI THI HÀO
- ĐẠI TƯỚNG
- ĐẤT NƯỚC
- G
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIÁM MỤC
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SĨ
- GIÁO SƯ
- GỐC BALTIC
- GỐC DO THÁI
- GỐC PHÁP
- GỐC PHI
- Günter Wilhelm Grass
- H
- HIỀN GIẢ
- HIỀN TÀI
- HIỆN TẠI
- HOA KỲ
- HỌA SĨ
- HOÀNG ĐẾ
- HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
- HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
- HOÀNG TỬ
- I
- J.K ROWLING
- KHOA HỌC
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
- KINH TẾ
- KINH TẾ GIA
- KỸ SƯ
- L
- LÃNH TỤ
- LIÊN BANG XÔ VIẾT
- LINH MỤC CÔNG GIÁO
- LUẬN VỀ DANH NGÔN
- LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
- LUẬT SƯ
- LƯƠNG THẾ VINH
- M
- MARTIN LUTHER
- MARTIN LUTHER KING
- MỤC SƯ
- N
- NAPOLEON HILL
- NGÂN HÀNG
- NGHỆ NHÂN
- NGHỆ SĨ
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- NGUYÊN KHÍ
- NGUYỄN TRÃI
- NGƯỜI ANH
- NGƯỜI ÁO
- NGƯỜI BỈ
- NGƯỜI CUBA
- NGƯỜI DO THÁI
- NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
- NGƯỜI ĐAN MẠCH
- NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
- NGƯỜI ĐỨC
- NGƯỜI HINDU
- NGƯỜI IRELAND
- NGƯỜI ISRAEL
- NGƯỜI MẪU
- NGƯỜI MỸ
- NGƯỜI MÝ
- NGƯỜI NGA
- NGƯỜI NHẬT
- NGƯỜI PHÁP
- NGƯỜI PHÁT MINH
- NGƯỜI SCOTLAND
- NGƯỜI TRUNG QUỐC
- NGƯỜI VIỆ
- NGƯỜI VIỆT
- NGƯỜI VIỆT NAM
- NGƯỜI Ý
- NHÀ BÁC HỌC
- NHÀ BÁO
- NHÀ CHẾ TẠO
- NHÀ CỐ VẤN
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
- NHÀ GIÁO
- NHÀ HÓA HỌC
- NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
- NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ PHÁT MINH
- NHÀ PHỤC HƯNG
- NHÀ QUÂN SỰ
- NHÀ SÁNG CHẾ
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SINH VẬT HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ SỬ HỌC
- NHÀ TẠO MẪU
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THIÊN VĂN HỌC
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ TỪ THIỆN
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VĂN VIỆT NAM
- NHÀ VẬT LÝ
- NHÀ VẬT LÝ HỌC
- NHÀ VIẾT KỊCH
- NHÀ VIRUS HỌC
- NHÀ XÃ HỘI HỌC
- NHẠC CÔNG
- NHẠC SI
- NHẠC SĨ
- NHẠC SĨ TÂN NHẠC
- NHẦ VẬT LÝ
- NHÂN KHẨU HỌC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
- NHẬT BẢN
- NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHIẾP ẢNH GIA
- NỮ THỐNG THỐNG
- OPRAH WINFREY
- ÔNG CHỦ
- P
- PHI HÀNH GIA
- PHILIPPINES
- PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
- PHƯƠNG TRÌNH
- PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
- PLATON
- S
- SÁCH HAY
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- T
- TÁC GIA
- TÁC GIẢ
- TÀI CHÍNH
- THÁI LAN
- THÀNH LỘC
- THÂN NHÂN TRUNG
- THẦY THUỐC
- THI HÀO
- THI SĨ
- THƠ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
- TK - NGHIỆM
- TỔNG BÍ THƯ
- TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TỔNG THỐNG
- Tổng thống Mỹ
- TRIẾT GIA
- TRỊNH CÔNG SƠN
- TRUNG QUỐC
- TỰ VẤN
- TỶ PHÚ
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VĂN SĨ
- VẬT LÝ
- VẬT LÝ LÝ THUYẾT
- VỆT NAM
- VIỆT KIỀU
- VIỆT NAM
- VÕ TƯỚNG
- VOLTAIRE
- VỘI VÀNG
- Vua
- XUÂN DIỆU
- XUÂN QUỲNH
- XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
BÀI VIẾT
-
▼
2024
(44)
-
▼
tháng 8
(20)
- James Hillier (Ông là ai?) - Nhà khoa học - Nhà Ph...
- ["Hiền tài là Nguyên khí Quốc gia - Hiện tại là Ng...
- Nguyễn Quyết - Đại tướng Việt Nam
- Võ Tòng Xuân - nhà khoa học người Việt Nam
- Diệp Minh Tuyền - là một nhà thơ nhưng hầu hết lại...
- Giang Trạch Dân - [Ông là ai?] - Tổng Bí thư Đảng ...
- Trạng lường Lương Thế Vinh - Người phát minh ra bà...
- Nguyễn Phúc Nguyên - Chúa Nguyễn đời thứ 2 - Nhân ...
- Napoléon Bonaparte - Hoàng đế và nhà chỉ huy quân ...
- Poul Hartling - Chính trị gia Người Đan Mạch
- Fidel Castro - Lãnh tụ Cuba từ năm 1959 đến năm 2008
- Nguyễn Thúc Thùy Tiên - Người mẫu và nhân vật truy...
- Kido Takayoshi - chính khách Nhật Bản
- Vũ Duy Thanh - Nhà thơ - Bảng nhãn cuối cùng của V...
- Ba phương trình toán học làm thay đổi thế giới
- Paul Dirac - Nhà Vật lý lý thuyết Người Anh - Ngườ...
- Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng - Giám mục người Vi...
- Lê Quý Đôn và vấn đề đọc sách
- Shimon Peres - cựu Tổng thống Israel, Nobel hòa bì...
- Kim Lân – Nhà văn Việt Nam
-
▼
tháng 8
(20)
Copyright ©
THẾ GIỚI DANH NHÂN | Bản quyền thuộc về DANH NHÂN VĂN HÓA - HOÀNG GIA
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
0 comments:
Đăng nhận xét