Ngô Bảo Châu – Ông là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm hiện tại đạt được Giải thưởng Fields
Chân dung Nhà toán học Ngô Bảo Châu
Ngô Bảo Châu |
|
MỤC LỤC |
THÔNG TIN |
Sinh |
28 tháng 6,
1972 (51 tuổi) Hà Nội, Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa |
Tư cách công
dân |
Việt Nam Pháp |
Trường lớp |
École Normale
Supérieure Paris Université
Paris-Sud 11 |
Nổi tiếng vì |
Người Việt Nam
đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học quốc tế Chứng minh Bổ đề
cơ bản Người Việt Nam
đầu tiên nhận giải thưởng Fields Giáo sư trẻ nhất
Việt Nam (tại thời điểm được phong) Nhận huân
chương Bắc Đẩu bội tinh |
Phối ngẫu |
Nguyễn Bảo
Thanh (cưới 1994) |
Con cái |
Ngô Thanh Hiên
(sinh năm 1995) Ngô Thanh
Nguyên (sinh năm 2000) Ngô Hiền An
(sinh năm 2003) |
Giải thưởng |
Giải Clay
(2004) Giải thưởng Oberwolfach
(2007) Giải thưởng
Sophie Germain (2007) Huy chương
Fields (2010) Bắc Đẩu Bội
tinh (2011) Giải thưởng
Maurice Audin (2018) |
Sự nghiệp khoa
học |
|
Ngành |
Hình học đại số |
Nơi công tác |
Đại học
Sorbonne, Université Paris-Sud 11 Viện nghiên cứu
cao cấp Princeton Đại học Chicago VIASM (Giám đốc
Khoa học) |
Luận án |
Le lemme
fondamental de Jacquet et Ye en egales caracteristiques (1997) |
Người hướng dẫn
Luận án Tiến sĩ |
Gérard Laumon |
Ngô Bảo Châu (sinh ngày 28 tháng 6 năm 1972 tại Hà Nội),
giáo sư tại Khoa Toán, Đại học Chicago, là một nhà toán học Pháp-Việt nổi tiếng
với chứng minh bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu. Nhờ chứng minh này mà ông
đạt Huy chương Fields năm 2010. Ông là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tính
đến thời điểm hiện tại đạt được thành tựu này. Ông cũng là một trong số ít người
Việt Nam hai lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế (Australia năm
1988 và Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989).
Tính đến năm 2010, ông là nhà khoa học trẻ nhất
Việt Nam được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam đặc cách phong học hàm
giáo sư. Ông cũng được biết đến như một người phát ngôn chính kiến về các vấn đề
giáo dục, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam.
Tiểu sử
Ngô Bảo Châu sinh ngày 28 tháng 6 năm 1972 tại
Hà Nội. Thời niên thiếu, ông là học sinh Trường Tiểu học Thực nghiệm, Trường
THCS Trưng Vương, và sau đó học tại Khối chuyên Toán thuộc Khoa Toán - Cơ - Tin
học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ), nay là Trường Trung học Phổ thông
chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Là sinh viên Trường Đại học Paris VI (nay là Đại
học Sorbonne) và Trường Sư phạm Paris (École normale supérieure Paris, ENS
Paris; một số ít người Việt Nam từng học tại trường này bao gồm Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo)
từ năm 1992 đến năm 1994, rồi sau đó là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của
Trường Đại học Paris XI (Université Paris-Sud 11) dưới sự hướng dẫn của Giáo sư
Gérard Laumon, Ngô Bảo Châu bảo vệ
Luận án tiến sĩ năm 1997, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu
Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) từ năm 1998, lấy bằng Habilitation à Diriger les
Recherches (HDR) năm 2003 và sau đó được bổ nhiệm làm giáo sư toán học tại Trường
Đại học Paris XI năm 2004.
Giáo sư Ngô Bảo Châu chụp hình cùng một số
sinh viên và đồng nghiệp ở Christ Church Meadow, Trường Đại học Oxford, Anh
Năm 2007, ông đồng thời làm việc tại Trường Đại
học Paris XI, Orsay, Pháp và Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton, New Jersey, Hoa
Kỳ. Trong năm 2008, ông công bố chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie hay
còn gọi là Bổ đề cơ bản Langlands.
Năm 2010, khi biết tin sắp nhận giải Fields,
ông đã tranh thủ nhập quốc tịch thứ hai với hy vọng giải thưởng cũng sẽ đem lại
vinh dự cho các nhà toán học Pháp.
Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2010, ông là giáo sư
tại Khoa Toán, Đại học Chicago.
Ngày 9/3/2011, Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã công bố Quyết định thành lập Viện Nghiên cứu Cao cấp về
Toán (Vietnam Institute for Advanced Study in Mathematics) và quyết định bổ nhiệm
ông Ngô Bảo Châu làm giám đốc khoa học của Viện.
Cùng với nhà giáo Phạm Toàn, và giáo sư toán học Vũ
Hà Văn, GS Ngô Bảo Châu mở một trang mạng giáo dục với tên là Học thế nào chính
thức hoạt động vào ngày 1 tháng 5 năm 2013 với kỳ vọng đóng góp vào việc tìm ra
phương hướng giải quyết các vấn đề của giáo dục Việt Nam.
Tháng 10 năm 2013, ông là Chủ tịch danh dự của
Câu lạc bộ Nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội theo lời mời của Giám đốc Đại học
Quốc gia Hà Nội - PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ.
Năm 2020, ông giữ ghế giáo sư Formes
automorphes ở Collège de France.
Gia đình
Ngô Bảo Châu sinh ra trong một gia đình trí thức
truyền thống. Ông là con trai của Tiến sĩ khoa học ngành cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn, hiện đang làm việc tại Viện
Cơ học Việt Nam. Mẹ của ông là Phó Giáo sư, Tiến sĩ dược Trần Lưu Vân Hiền,
công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Việt Nam. Ông là cháu họ của
Ngô Thúc Lanh, một Giáo sư toán viết
cuốn sách Đại số đầu tiên.
Năm 22 tuổi (1994), sau khi học xong thạc sĩ ở
Pháp, Ngô Bảo Châu lập gia đình với Nguyễn Bảo Thanh, người bạn gái học chuyên
Toán cùng ông tại Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội. Đến tháng 8 năm 2010, hai
người có với nhau ba người con gái: Ngô Thanh Hiên (sinh năm 1995), Ngô Thanh
Nguyên (sinh năm 2000) và Ngô Hiền An (sinh năm 2003).
Thành tích nổi
bật
Ông đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic
Toán học Quốc tế tại Australia năm 1988 và Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989, và
cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế.
Năm 2004, ông được trao tặng giải Nghiên cứu
Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard Laumon vì đã chứng minh được
Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Năm 2005, khi được 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được
nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư.
Cuối năm 2009, công trình Bổ đề cơ bản cho các
đại số Lie của ông đã được tạp chí Time bình chọn là một trong 10 phát minh
khoa học tiêu biểu của năm 2009.
Với các công trình khoa học của mình, Giáo sư
Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể của Hội nghị toán học
thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ vào ngày 19 tháng 8 năm 2010. Tại lễ khai mạc,
giáo sư đã được tặng thưởng Huy chương Fields.
Ngày 29 tháng 8 năm 2010, một buổi lễ chào mừng
ông nhận giải Fields đã được tổ chức tại TT Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội.
Nhằm khuyến khích nền khoa học nước nhà, Chính
phủ Việt Nam đã trao tặng Ngô Bảo Châu một căn hộ công vụ trị giá 12 tỷ VNĐ ở
tòa nhà Vincom, Hà Nội. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh việc nhận
căn hộ nhưng ông khẳng định giải thưởng này là xứng đáng, và đã nhận căn nhà
160 m² này đầu tháng 11 năm 2010. Trước đó, ngày 4/9/2010, Hội đồng Thi đua
khen thưởng thành phố Hà Nội (trong chương trình Đại hội Thi đua yêu nước giai
đoạn 2010 - 2015 của thành phố) đã lựa chọn thêm Ngô Bảo Châu vào danh sách
Công dân Thủ đô ưu tú lần thứ nhất, năm 2010.
Tháng 4 năm 2011, Tổng thống Pháp Nicolas
Sarkozy quyết định trao tặng ông Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh của nhà nước Pháp
và ông đã chính thức sang Pháp nhận giải này vào ngày 27 tháng 1 năm 2012 tại
điện Élysée. Một tháng sau, Ngô Bảo Châu cùng với năm người khác đã được Viện Đại
học Chicago trao tặng danh hiệu giáo sư đã có những thành tựu xuất sắc
(distinguished service professorships).
Năm 2012, ông được bầu làm Ủy viên danh dự
(Honorary Fellow) của Hội Toán học Hoa Kỳ.
Ngày 12 tháng 12 năm 2018, ông được trao Giải
thưởng toán học Maurice Audin tại Viện nghiên cứu Henri Poincaré, Paris, Pháp.
Ngày 2 tháng 7 năm 2021, ông được bầu làm
Thành viên danh dự (Honorary Member) của Hội Toán học Luân Đôn.
Sự nghiệp
Nghiên cứu
khoa học
Cùng với Gérard Laumon, ông chứng minh bổ đề
cơ bản cho các nhóm unita. Chiến lược chung của họ là nghiên cứu các orbital
integrals xuất hiện trong bổ đề cơ bản thông qua các thớ Springer afin đến từ
thành thớ Hitchin. Điều này cho phép họ sử dụng các công cụ của lý thuyết biểu
diễn hình học, tức là lý thuyết của các bó pervese, để nghiên cứu một vấn đề vốn
là một vấn đề tổ hợp với bản chất lý thuyết số.
Năm 2008, ông thành công trong việc chứng minh
bổ đề cơ bản cho các đại số Lie. Cùng với các kết quả đã có của Jean-Loup
Waldspurger (Jean-Loup đã chứng minh trước đó rằng kết quả trên về các đại số
Lie sẽ ngụ ý những dạng mạnh hơn của bổ đề cơ bản), điều này hoàn thiện một chứng
minh cho bổ đề cơ bản trong trường hợp tổng quát.
Năm 2010, Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields
cho chứng minh của bổ đề cơ bản.
Giảng dạy
Tại Viện Đại học Chicago, ông được phong làm
Giáo sư Xuất sắc Francis and Rose (Francis and Rose Yuen Distinguished Service
Professor) và hoạt động giảng dạy của ông xoay quanh các chủ đề: lý thuyết số,
lý thuyết số đại số, thành thớ Hitchin, automorphic form.
Một số bài
báo chọn lọc
T. H. Chen,
B. C. Ngô, On the Hitchin morphism for higher-dimensional varieties, Duke
Mathematical Journal, 169 (2020), no. 10, 1971–2004.
A. Bouthier,
B. C. Ngô, Y. Sakellaridis, On the formal arc space of a reductive monoid,
American Journal of Mathematics, 138 (2016), 81-108.
J. Heinloth,
B. C. Ngô, Z. Yun, Kloosterman sheaves for reductive groups, Annals of
Mathematics, 177 (2013), 241–310.
B. C. Ngo,
Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie, Publications mathématiques de
l'IHÉS, No. 111 (2010), 1–169.
L. Gerard,
B. C. Ngo, Le lemme fondamental pour les groupes unitaires, Annals of
Mathematics, 168 (2008), 477–573.
B. C. Ngo,
D. T. Ngo, Comptage de G-chtoucas: la partie régulière ellitique, Journal of
the Institute of Mathematics of Jussieu, 7 (2008), 181-203.
B. C. Ngo,
Fibration de Hitchin et endoscopie, Inventiones mathematicae, 164 (2006),
399–453.
T. Haines,
B. C. Ngô, Alcoves Associated to Special Fibers of Local Models, American
Journal of Mathematics, 124 (2002), 1125-1152.
T. Haines,
B. C. Ngô, Nearby Cycles for Local Models of Some Shimura Varieties, Compositio
Mathematica, 133 (2002), 117–150.
Bài giảng
B. C. Ngo,
Endoscopy Theory of Automorphic Forms, Proceedings of the International
Congress of Mathematicians. Hyderabad, India, 2010
Sách văn học
"Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình"
hợp tác cùng với Nguyễn Phương Văn bắt đầu viết tháng 4 năm 2011 và phát hành
19 tháng 3 năm 2012.
Quan điểm cá
nhân
Quan điểm
làm việc
Trên báo Thanh Niên số đặc biệt Tết 2010 (sau
khi tạp chí Times xếp công trình của ông vào nhóm 10 công trình tiêu biểu của
năm 2009, và trước khi ông nhận giải Fields), trả lời câu hỏi về những thách thức
gặp phải khi chứng minh bổ đề cơ bản và cách vượt qua, ông nói "... tôi mất rất nhiều thời gian để học
nhiều thứ toán học của nhân loại trước khi quay lại vật lộn với Bổ đề cơ bản.
[...] Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ
một cái gì nữa".
Quan điểm
giáo dục
Ngày 21/4/2020, trong buổi nói chuyện trực tuyến
với sinh viên, về vai trò của người thầy, ông bày tỏ suy nghĩ: "Người thầy vĩ đại là người biết cách đặt
ra những câu hỏi hay, thôi thúc chúng ta đi tìm chân lý". Trả lời câu
hỏi, "làm thế nào để có phát kiến mới?", ông nói: "Tôi nghĩ
không thể nào phát kiến tự nảy ra trong đầu chúng ta. Thực ra, tất cả phát kiến
là do chúng ta có kinh nghiệm. Khi chưa đi làm thì kinh nghiệm này có thể đến từ
việc giải quyết nhiều tình huống trong học tập"
Quan điểm
môi trường
Trong buổi nói chuyện trực tuyến với sinh viên
ngày 21 tháng 4 năm 2020, giáo sư Ngô Bảo Châu bày tỏ suy nghĩ của mình về dịch
bệnh COVID-19, và hy vọng con người sẽ thân thiện hơn với thiên nhiên. Ông nói:
"[...] tôi hy vọng sẽ có những sự
thay đổi trong tổ chức cuộc sống, sống nhịp nhàng và đơn giản hơn, con người
thân thiện hơn với thiên nhiên."
Quan điểm
tôn giáo
Ngô Bảo Châu trưởng thành trong 1 gia đình
theo Phật giáo. Mặc dù khẳng định triết lý và văn hóa Phật giáo đã thấm sâu vào
con người ông như nhiều người Việt Nam khác, tuy nhiên ông xác định mình không
phải là Phật tử "theo nghĩa toàn vẹn nhất" của từ này. Khi được hỏi về
quan điểm đối với giáo lý Phật giáo, ông cho rằng "Triết lý Phật giáo cho
con người một nhân sinh quan rộng rãi, giải phóng nhiều định kiến. Đấy là một tố
chất cơ bản của nhà khoa học".
///---
THẾ GIỚI
DANH NHÂN ghi nhận – www.danhnhan.net cập
nhật
0 comments:
Đăng nhận xét