Helen Keller – là nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội, diễn giả người Mỹ, được tạp chí Time xếp vào danh sách 100 nhân vật tiêu biểu của thế kỷ 20
Chân dung Danh Nhân Helen Keller
Helen Keller |
|
MỤC LỤC |
THÔNG TIN |
Sinh |
27 tháng 6,
1880 Tuscumbia,
Alabama, Hoa Kỳ |
Mất |
1 tháng 6, 1968
(87 tuổi) Arcan Ridge Easton,
Connecticut, Hoa Kỳ |
Nghề nghiệp |
Nhà văn, diễn
giả, nhà hoạt động xã hội |
Quốc tịch |
Mỹ (gốc Thụy
Sĩ) |
Học vấn |
Radcliffe
College |
Helen Adams
Keller (27 tháng 6 năm 1880 – 1 tháng 6 năm
1968) là nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội, diễn giả người Mỹ. Bà là người khiếm
thị, khiếm thính đầu tiên giành học vị Cử nhân Nghệ thuật.
Bà được tạp chí Time xếp vào danh sách 100
nhân vật tiêu biểu của thế kỷ 20.
Tiểu sử
Tuổi thơ
Helen Adams
Keller sinh ra tại Tuscumbia, Alabama. Gia
đình bà sống trong khu điền trang Ivy Green được ông nội của bà xây dựng từ những
thập kỉ trước.
Cha bà là Arthur H. Keller là người biên tập
lâu năm cho tờ báo Tuscumbia North Alabamian và từng là đại úy trong Quân đội
miền nam. Bà nội của Helen là chị em họ với Robert E. Lee. Mẹ bà là Kate Adams, là con gái của Charles W. Adams
là người gốc từ Massachusetts và từng tham chiến cho Quân đội miền nam trong suốt
Cuộc nội chiến Mỹ và trở thành đại tá. Họ nội của Helen thuộc dòng dõi với
Casper Keller, người có gốc gác Thụy Sĩ.
Keller bị mù và điếc khi chào đời được khoảng 1
tháng, bà bị ốm nặng sốt cao viêm màng não và không may hỏng mất đôi mắt, và
sau đó tai cũng bị điếc. Gia đình bất hạnh chứng kiến đứa con gái vùa lớn lên vừa
chống chọi với số phận nghiệt ngã, càng lớn thì tính tình của Keller càng nóng
nảy cáu gắt.
Học vấn
Năm 1886, mẹ bà tình cờ biết được một đứa bé
cũng bị mù-điếc như con mình nhưng đã được dạy dỗ thành công, liền tới
Baltimore, Maryland gặp bác sĩ để xin lời khuyên. Người bác sĩ này khuyên bà
nên tới gặp Alexander Graham Bell,
lúc đó còn đang là một nhà chuyên môn chuyên làm việc với những trẻ em bị điếc
tại địa phương. Bell lại giới thiệu bà mẹ đưa con gái của mình tới học tại trường
Perkins dành cho người mù, tọa lạc tại Nam Boston, tiểu bang Massachusetts. Tại
đây Keller đã được gặp cô gia sư Anne Sullivan
người Ireland vừa mới tốt nghiệp, người đã từng gần như mất hết thị lực khi mới
lên năm tuổi và bắt đầu một tình bạn kéo dài suốt 49 năm trời.
Có một lần Anne tặng cho Keller một con búp bê
bằng vải mà cô ôm trên tay. Chờ cho Keller chơi một hồi, Anne liền cầm lấy bàn
tay Keller và viết chữ "búp bê" (doll) lên lòng bàn tay em. Keller rất
thích thú với cách thể hiện đó, từ đó về sau Anne thường xuyên tập cho Keller
ghép chữ cái theo cách này. Sau 3 tháng, thông qua ngôn ngữ động tác tay và sờ
xem cử động môi của Anne, Keller đã học được hơn 400 từ đơn cùng một số đoản ngữ.
Năm Keller 8 tuổi, cô Anne đưa bà tới học tại
trường Perkins, nơi có các loại sách chữ nổi và các trẻ em bị mù-điếc khác. Chẳng
bao lâu, Keller đã bộc lộ rõ tài năng vượt trội về các môn toán, địa lý, sinh học,
tập đọc; em còn học cả bơi, chèo thuyền, cưỡi ngựa, đi xe. Sau đó Keller vào học
trường nữ học tiểu bang Massachusetts, cô giáo Anne luôn luôn ở bên cạnh Keller
để viết lại nội dung bài giảng vào lòng bàn tay Keller. Năm 1900 Keller thi đậu
vào trường Radcliffe College (khu mở rộng của Đại học Harvard từ năm 1879 cho
sinh viên nữ với các tòa nhà và khuôn viên riêng), học tài liệu chữ nổi dành
cho người mù. Cô học nhiều ngoại ngữ, kể cả tiếng Pháp và tiếng Đức, và kiên
trì học tới mức khi nào đầu ngón tay rớm máu mới chịu dừng. Số lượng bài vở khổng
lồ nhanh chóng làm hỏng thị lực của gia sư Anne. Đến tháng 6 năm 1904 Keller tốt
nghiệp và trở thành người mù-điếc đầu tiên được tốt nghiệp đại học. Sau đó, cô
được nhận một số học hàm tiến sĩ danh dự, trong số đó có Đại học Harvard.
Hoạt động
chính trị
Hai năm sau ngày tốt nghiệp, Keller được vinh
dự bầu vào chức chủ tịch hội người mù tiểu bang Massachusetts, bắt tay vào công
việc xã hội cụ thể phục vụ cho cộng đồng người mù. Keller đón tiếp rất nhiều
người mù, trả lời nhiều thư từ và đi thuyết giảng lưu động tại 39 nước trên thế
giới. Cô không quản ngại vất vả, cống hiến hết sức mình cho chương trình giáo dục
và chữa trị cho người mù. Năm 1920 với sự phấn đấu không mệt mỏi, Keller đã
thành lập được tổ chức quần chúng trên phạm vi toàn quốc của Hội người mù toàn
nước Mỹ. Tổ chức này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Keller trở thành một biểu tượng của tinh thần
tự lực phi thường khi suốt đời sống trong thế giới không ánh sáng, không âm
thanh nhưng vẫn cống hiến hết sức lực nhằm đem niềm vui đến với người tàn tật,
có cùng hoàn cảnh như mình. Cô đã được gặp nhiều tổng thống Mỹ như Grover Cleveland, Benjamin Harrison, William
McKinley, Theodore Roosevelt, William Howard Taft, Franklin D. Roosevelt, John F. Kennedy... Cô cũng trở thành bạn
của những con người nổi tiếng như Alexander
Graham Bell, Charlie Chaplin, Mark Twain.
Bà bắt đầu tham gia phong trào xã hội tại nước
Mỹ. Keller gia nhập Đảng Xã hội Hoa Kỳ, và về sau bỏ đảng đó để gia nhập
Industrial Workers of the World (Công nhân kỹ nghệ của Thế giới). Những nhà báo
mà về trước khen ngợi sự can đảm và thông minh của bà bây giờ chỉ ra là bà bị
tàn tật. Chủ báo Brooklyn Eagle viết rằng "những sai lầm [của bà] xuất hiện
từ những hạn chế rõ ràng khi lớn lên". Keller trả lời chủ báo này, nói đến
lần gặp ông trước khi ông biết đến những quan điểm chính trị của bà:
At that time
the compliments he paid me were so generous that I blush to remember them. But
now that I have come out for socialism he reminds me and the public that I am
blind and deaf and especially liable to error. I must have shrunk in
intelligence during the years since I met him... Oh, ridiculous Brooklyn Eagle!
Socially blind and deaf, it defends an intolerable system, a system that is the
cause of much of the physical blindness and deafness which we are trying to
prevent.
Bà cũng biểu tình chống chiến tranh và đồng
sáng lập tổ chức dân quyền ACLU. Các hoạt động này có liên quan đến quan điểm
công bằng của Keller.
Tới nước Ấn
Độ
Khi Keller tới thăm tỉnh Akita, Nhật Bản vào
tháng 7 năm 1937, bà đã hỏi thăm tới Hachiko, một con chó giống Akita nổi tiếng
vì sự trung thành và đã chết từ năm 1935, và bày tỏ ý định muốn có một chú chó
như thế. Chỉ trong vòng một tháng, một chú chó tên là Kamikaze-go đã được gửi đến,
nhưng sau đó đã chết bệnh quá sớm. Chính phủ Nhật Bản quyết định tặng cho
Keller một chú chó thứ hai tên là Kenzan-go vào tháng 7 năm 1939 để bà mang về
Mỹ giới thiệu. Những tiêu chuẩn để nuôi dưỡng và chăm sóc giống chó này đã được
xây dựng, đồng thời các cuộc biểu diễn cũng đã được tổ chức. Tuy nhiên tất cả
đã bị hoãn vô thời hạn vì Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra.
Ngày 14 tháng 9 năm 1964 Keller được Tổng thống
Lyndon B. Johnson tặng thưởng Huân
chương Tự do, một trong hai phần thưởng cao quý nhất của chính phủ Mỹ dành cho
nhân dân.
Ngày 1 tháng 6 năm 1968 Helen Keller tạ thế ở
tuổi 87 trong căn nhà của mình tại Easton, Connecticut, trong khi chỉ còn 26
ngày nữa là tới sinh nhật thứ 88 của bà.
Bệnh viện Helen Keller đã được xây dựng tại
Alabama để tưởng nhớ người phụ nữ giàu nghị lực này.
Năm 1902, khi đang học năm thứ 2, dưới sự giúp
đỡ của Anne và một số nhà phê bình văn học, Keller đã hoàn thành tác phẩm đầu
tay mang tựa đề The Story of My Life, được xuất bản năm 1903. Tác phẩm theo thể
loại tự truyện, bút pháp súc tích chân thật khiến người đọc xôn xao.
Đến năm 1960, bà cho ra mắt một cuốn sách,
Light In My Darkness, trong đó bà lên tiếng bênh vực những lời giáo huấn của
nhà khoa học-triết gia người Thụy Điển Emanuel
Swedenborg.
Tổng cộng, Helen Keller đã viết được 12 cuốn
sách và nhiều bài báo khác nữa.
Vinh danh
Cuộc đời Helen Keller đã xuất hiện trên vài
phim ảnh. Trong số đó có phim tài liệu The Unconquered thực hiện năm 1954 cho
thấy hình ảnh thực tế từ cuộc sống hàng ngày của Helen Keller và được trao giải
Oscar cho phim tài liệu hay nhất.
Vào ngày 14 tháng 9 năm 1964, Tổng thống Lyndon B. Johnson trao tặng bà Huân
chương Tự do Tổng thống, một trong hai danh dự dân sự cao nhất của Hoa Kỳ. Năm
1965 bà được bầu chọn vào Sảnh vinh danh Phụ nữ Quốc gia (National Women's Hall
of Fame) tại Hội chợ Thế giới New York.
Chuyện đời
thường
Tuy bị tàn tật nhưng Keller là một người phụ nữ
tràn đầy lạc quan, thiết tha yêu sống. Bất ngờ có một chàng trai ngỏ lời cầu
hôn và được Keller chấp nhận, sung sướng chờ đợi niềm hạnh phúc đó. Thế nhưng
vì bị bà mẹ kịch liệt phản đối, Keller đành ngậm ngùi chia tay người yêu và nguyện
dành tình yêu đó cho sự nghiệp phúc lợi mang lại niềm vui cho người mù.
Hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến
tranh thế giới thứ hai gây ra đau thương chết chóc và tàn phế cho hàng trăm triệu
người. Keller đã tìm đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh binh, động viên họ kiên
cường chống chọi với số phận, làm cho họ hiểu rằng tàn phế không có nghĩa là hết
hy vọng trước cuộc sống. Bà từng 3 lần sang thăm nước Nhật sau chiến tranh và
được người dân Tokyo tiếp đón nồng nhiệt. Bà kể với mọi người rằng mình chỉ là
một người không may mắn, nhưng đã dùng ý chí nghị lực để chống trả lại số phận
trớ trêu, hoàn thành sự nghiệp khơi gợi tấm lòng nhân hậu của mọi người, nhằm
mang lại tình thương cho người khuyết tật.
///---
THẾ GIỚI
DANH NHÂN ghi nhận – www.danhnhan.net cập
nhật
0 comments:
Đăng nhận xét