SOCRATES - “Giáo dục là thắp lửa, chứ không phải đổ đầy”
Khi chúng ta tìm kiếm một trong những người thông thái nhất hành tinh này chúng ta sẽ tìm đến SOCRATES - là một trong những nhân vật đặc biệt, ông là một trong những người thầy của Plato - một trong những triết gia vĩ đại của nhân loại, và chúng ta biết rằng Plato là một trong những người thầy của Aristotle, và Aristotle là một trong những nhà khoa học thuộc dạng bách khoa toàn thư của nhân loại.
Aristotle chính là vị thầy của
Alexander đại đế - là một trong những chiến lược gia quân sự đã thôn tính gần
như toàn bộ thế giới mà người châu Âu biết
vào thời điểm đó. Hay nói cách khác SOCRATES trở thành người thầy của ba thế hệ.
Thế hệ thứ nhất là một triết gia, thế hệ thứ hai là một nhà khoa học, và thế hệ
thứ ba là một chiến lược gia quân sự - một vị vua Vĩ đại của nhân loại.
SOCRATES để lại nhiều câu nói bất hủ và một trong những câu nói của ông đó chính là “Giáo dục là thắp lửa, chứ không phải là độ đầy” - câu nói này là một trong những câu nói để chúng ta hình dung ra điều mà sau này Galileo - một trong những nhà khoa học của thời đại phục hưng đã nói “Chúng ta không thể dạy người khác bất cứ thứ gì; chúng ta chỉ có thể hỗ trợ họ tự phát hiện ra điều đó”. Và sự thật giáo dục và bản chất của giáo dục là chia sẻ cho con người nhận ra được bản chất bên trong của chính họ, và sự thật là bản chất bên trong của mọi người đã có được tinh hoa của sự sống - đã có được tinh hoa của sự hiểu biết - đã có được tinh hoa của tri thức và đã có được tinh hoa của tất cả ở trong đó.
Một nhà giáo dục vĩ đại là một người
thắp lửa - tức là truyền cảm hứng cho người học và giúp cho họ thấy được rằng tất
cả những gì họ tìm kiếm ở bên ngoài điều vốn dĩ đã có ở bên trong. Và đó chính
là điều mà SOCRATES nói đến trong câu nói này, “Giáo dục là thắp lửa, chứ không
phải đổ đầy”.
Một trong những câu nói vĩ đại mà
SOCRATES đã từng nói là sở dĩ ông được xem là người thông minh nhất thành
Athens là bởi vì “Tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả”.
Hầu hết những thế hệ sau này cho rằng đó là câu nói khiêm tốn của SOCRATES. Nhưng
sự thật là ở trong đó chứa đựng một hàm ý sâu xa mà có lẽ nhiều thế hệ sau này
chúng ta mới biết được. Đó chính là bản chất chân thật của sự hiểu biết là “biết
chính mình” và sự hiểu biết về chính mình đã là sự hiểu biết tròn đầy - đầy đủ
và đơn giản nhất và trong sự hiểu biết chính mình đó, không thực sự là sự hiểu
biết thuộc về suy nghĩ hay là sự hiểu biết thuộc về tâm trí bình thường mà là
biết chính bạn như là nguồn gốc của sự hiểu biết và nếu bạn có thể biết được
chính mình như là nguồn gốc của sự hiểu biết, ấy là lúc bạn có thể khai sinh ra
con người mới bên trong mình - con người hiểu biết. Hay nói cách khác, bạn
chính là con người hiểu biết sau tất cả những gì bạn biết về thế giới. Điều đó
có nghĩa là nếu chúng ta có thể biết những gì mà chúng ta biết bao gồm sự hiểu
biết về thế giới bên ngoài thông qua các giác quan và sự hiểu biết bên trong
thông qua việc chúng ta biết chính mình là một thực thể đang suy nghĩ thì câu hỏi
đặt ra là “Bạn là ai?”.
Bạn chính là sự hiểu biết nằm sau
cùng tất cả những gì mà bạn biết và đó là lý do tại sao sự hiểu biết về chính
mình ấy là sự hiểu biết chân thật nhất, sự hiểu biết về chính mình là sự hiểu
biết quan trọng và đầu tiên nhất khi bạn có thể hiểu biết được chính mình, bạn
sẽ hiểu biết được thế giới và hiểu biết được Chúa - ấy chính là câu nói mà sau
này Plato - học trò của SOCRATES đã từng chia sẻ trong một câu nói của ông.
Nhiệm vụ cũng như vai trò quan trọng
của một nhà giáo dục chân chính đó là thắp lửa ai đó, nói cách khác đó là dám
đặt ra những câu hỏi cho người học và việc đặt ra những câu hỏi sẽ giúp cho người
học khám phá ra những gì mà họ chưa biết và khi họ khám phá ra được những gì họ
chưa biết - ấy là sự khám phá đến từ chính họ - ấy là sự khám phá chân thật nhất
và chính họ sẽ tìm ra được sự thật đằng sau những sự không chân thật.
Sự hiểu biết chân thật duy nhất cũng
là mục đích của sự hiểu biết, đó chính là biết chính mình, biết chính mình là
ai - biết mục đích sống của mình là gì và biết làm gì để cuộc đời ý nghĩa, ấy
là sự hiểu biết chân thật nhất, mà bạn đáng tìm hiểu trong cuộc đời này.
Vậy nên cách đơn giản nhất để biến
giáo dục trở thành một môn học có ích, hay được gọi là môn học đầu tiên của mọi
môn học đó chính là hãy biến giáo dục trở thành nguồn cội của thắp lửa mà không
phải là nơi mà chúng ta có thể đổ đầy.
Người học sẽ đổ đầy những gì mà họ muốn
biết và việc của một nhà giáo dục chân chính đó là khơi màu cho sự hiểu biết
bên trong của chính mình và khi họ khám phá ra sự hiểu biết đó ấy là sự khám
phá vô tận.
Điều đó có nghĩa là, “Giáo dục là thắp
lửa, chứ không phải đổ đầy” - SOCRATES, và ấy cũng chính là sự giáo dục chân
chính nhất.
Thông điệp từ TRẦN TRUNG KIÊN (TK) | ROYAL AUTHOR | ROYAL ADVISOR
0 comments:
Đăng nhận xét