22 tháng 5 2013
Lê
Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa
hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và
hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ).
Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ
lập ở chùa Kim Tiên.
Thân thế
Lê
Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) [Tức 22/5/1770] tại kinh thành Thăng Long. Bà
là con gái thứ 9 của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền,
là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp,
Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Bắc cung hoàng hậu
Tháng
5 năm 1786, tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài "phù Lê
diệt Trịnh”. Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến vua Hiển Tông. Do sự
mai mối của tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vâng mệnh
vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi.
Vài
ngày sau vua cha Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi. Lê Ngọc Hân nghĩ anh thân hơn
cháu nên ủng hộ anh là Lê Duy Cận lên ngôi, nhưng bị tông tộc nhà Lê phản đối
vì muốn lập hoàng thái tôn Lê Duy Kỳ - con của thái tử Duy Vĩ bị chúa Trịnh Sâm
giết hại - lên ngôi. Do áp lực của tông tộc, Ngọc Hân phải nghe theo. Lê Duy Kỳ
được lập, tức là vua Lê Chiêu Thống.
Ít
lâu sau bà theo Nguyễn Huệ về Thuận Hóa.
Năm
1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế trước khi ra Bắc lần thứ ba để diệt quân
Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng hậu.
Năm
1789, sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm Bắc Cung Hoàng
Hậu. Bà có 2 con với Nguyễn Huệ là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn
Quang Đức.
Năm
1792, Quang Trung hoàng đế đột ngột băng hà. Bà viết bài Tế vua Quang Trung và
Ai Tư Vãn để bày tỏ nỗi đau khổ cùng cực cũng như nỗi tiếc thương vô hạn cho
người chồng anh hùng vắn số.
Hoàng thái hậu yểu mệnh
Quang
Trung mất, Quang Toản là con bà Chính cung hoàng hậu Phạm Thị Liên ( hoặc Bùi
Thị Nhạn ) lên thay, tức là Cảnh Thịnh đế.
Theo
bài "Danh nhân Lê Ngọc Hân" của Chu Quang Trứ, Lê Ngọc Hân đưa con ra
khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền (Dương Xuân ở Huế) cạnh điện
Đan Dương để thờ chồng nuôi con. Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ
Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.
Lễ
bộ Thượng thư nhà Tây Sơn là Phan Huy Ích đã phụng chỉ soạn năm bài văn tế Ngọc
Hân cho vua Cảnh Thịnh, cho các công chúa, cho bà Nguyễn Thị Huyền, cho các tôn
thất nhà Lê, và cho họ ngoại ở làng Phù Ninh. Hoàng đế Cảnh Thịnh đích thân đọc
trước linh sàng Hoàng thái hậu họ Lê. Bà được truy tặng là Như Ý Trang Thuận
Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu. Cả năm bài văn tế trên còn được chép trong sách Dụ Am
văn tập.
Và
theo tộc phả họ Nguyễn Đình, đang khi triều Tây Sơn suy thoái, ngày 18 tháng 11
năm Tân Dậu (23 tháng 12 năm 1801) hoàng tử Nguyễn Quang Đức mất khi mới 10 tuổi,
rồi ngày 17 tháng 4 năm Nhâm Tuất (18 tháng 5 năm 1802), công chúa Ngọc Bảo
cũng mất khi mới 12 tuổi.
Sự trả thù của nhà Nguyễn
Theo
"Biệt lục" của tộc phả Nguyễn Đình, năm 1804, bà Nguyễn Thị Huyền vì
thương con gái và hai cháu ngoại đều chết yểu nơi xa, nên đã thuê người vào Phú
Xuân lấy hài cốt ba mẹ con Ngọc Hân đưa về bản dinh (tức dinh Thiết lâm của
bà). Ngày 16 tháng 7 năm 1804, bà cho an táng hài cốt bà Ngọc Hân, phụ chôn
hoàng tử ở bên trái và công chúa ở bên phải. Nơi đó nay là bãi Cây Đại hay bãi
Đầu Voi ở đầu làng Nành, xã Phù Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội).
GS.
Chu Quang Trứ dẫn theo Đại Nam thực lục cũng nói về việc này:
"Khoảng
năm đầu Gia Long, ngụy đô đốc tên là Hài ngầm đem hài cốt mẹ con Ngọc Hân từ
Phú Xuân về táng trộm ở địa phận xã Phù Ninh. Thị Huyền ngầm xây mộ, dựng đền,
khắc bia giả, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích".
Gần
50 năm sau, dưới thời Thiệu Trị, miếu bị đổ nát. Một ông tú người làng Nành nhớ
công lao của Chiêu nghi họ Nguyễn đối với dân làng đã quyên tiền tu sửa ngôi miếu.
Không ngờ, có viên phó tổng cùng làng có thù riêng với ông tú, đã lên quan tố
giác về việc thờ "ngụy Huệ". Triều đình Huế liền hạ lệnh triệt phá
ngôi miếu, quật ba ngôi mộ, vứt hài cốt xuống sông. Ông tú kia bị trọng tội, Tổng
đốc Bắc Ninh Nguyễn Đăng Giai cũng bị giáng chức.
Em gái
Em
gái Lê Ngọc Hân là Lê Ngọc Bình, là con gái nhỏ nhất (thứ 23) của vua Lê Hiển
Tông, là vợ của vua Cảnh Thịnh. Sau khi quyền thần Bùi Đắc Tuyên bị dẹp (1795),
Lê Ngọc Hân làm mối Ngọc Bình cho vua Cảnh Thịnh.
Sau
khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Ngọc Bình trở thành vợ vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh),
sinh được hai hoàng tử nhà Nguyễn. Trong bộ sách Quốc sử di biên do Phan Thúc
Trực soạn vào năm Tự Đức thứ 4 đến thứ 5 (1851-1852) đã chép như sau:
Năm
Nhâm Tuất, Gia Long năm đầu (1802)...Ngày 21 Canh Thân, Thế tổ (Gia Long) đến
kinh thành Thăng Long, hào mục bắt anh em Nguyễn Quang Toản dâng lên vua...Dâng
nộp bà phi Lê Thị Ngọc Bình vào trong cung vua...
Khi
nhà Tây Sơn mất, trong dân gian truyền tụng câu:
Số đâu có số lạ lùng
Con vua lại lấy hai chồng
làm vua.
Năm
1941, tác giả Phạm Thường Việt, một lần nữa lại cho rằng người lấy vua Gia Long
là Lê Ngọc Hân.
Tuy
nhiên, qua Quốc sử di biên và một số tư liệu khác, các nhà nghiên cứu khẳng định
rằng người lấy vua Gia Long là Lê Ngọc Bình, em gái bà - người ít được biết đến
hơn bà.
Do
chị em Ngọc Hân và Ngọc Bình có nhiều điểm tương đồng: Hai bà đều là công chúa
con vua Hiển Tông nhà Hậu Lê, hai bà đều sinh trưởng ở ngoài Bắc, lớn lên hai
bà đều lấy chồng là hoàng đế nhà Tây Sơn, nghĩa là cả hai bà đều là "Hoàng
hậu Phú Xuân". Do những điểm tương đồng căn bản đó mà những câu chuyện
truyền tụng về cuộc đời hai bà, gây ra sự lầm lẫn giữa Ngọc Hân và Ngọc Bình.
"SELF-ENQUIRY, "WHO AM I?""
ĐỌC NHIỀU
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò ...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11, 1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi ...
-
Sơ lược vài dòng về 2 tác giả: Thiết Dương, tên thật là Dương Văn Thiết, tác giả sinh vào những năm đầu của thập niên 70, tại Vĩn...
-
Donald Trump - Doanh nhân, tỷ phú, chính trị gia người Mỹ, tổng thống thứ 45 (và 47) của Hoa Kỳ Donald John Trump ( phát âm tiếng Anh: /ˈ...
-
SOCRATES – NHÀ THÔNG THÁI VĨ ĐẠI Socrates ( 470 – 399 TCN ) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong ...
-
Trạng lường Lương Thế Vinh - Người phát minh ra bàn tính đầu tiên của Việt Nam Lương Thế Vinh (17-08-1441 - 2-10-1496), nổi tiếng là thần đ...
DANH MỤC
A
ABRAHAM LINCOLN
ANH HÙNG
ANH QUỐC
ARTHUR ASHE
B
BÁC SĨ
BÀI CA
BENJAMIN SPOCK
C
CA SĨ
CẦU THỦ
CEO
CHA ĐẺ
CHIẾN LƯỢC GIA
CHÍNH KHÁCH
CHÍNH TRỊ
CHÍNH TRỊ GIA
CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH HĐQT
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
CHUYÊN GIA
CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
CỐ VẤN
CÔNG CHÚA
CÔNG GIÁO
D
DANH NGÔN
DANH NHÂN
DANH NHÂN CỔ ĐẠI
DANH NHÂN PHILIPPINES
DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
DANH NHÂN VẦN
DANH NHÂN VẦN A
DANH NHÂN VẦN B
DANH NHÂN VẦN C
DANH NHÂN VẦN D
DANH NHÂN VẦN Đ
DANH NHÂN VẦN E
DANH NHÂN VẦN F
DANH NHÂN VẦN G
DANH NHÂN VẦN H
DẠNH NHÂN VẦN I
DANH NHÂN VẦN J
DANH NHÂN VẦN K
DANH NHÂN VẦN L
DANH NHÂN VẦN M
DANH NHÂN VẦN N
DANH NHÂN VẦN O
DANH NHÂN VẦN P
DANH NHÂN VẦN Q
DANH NHÂN VẦN R
DANH NHÂN VẦN S
DANH NHÂN VẦN T
DANH NHÂN VẦN V
DANH NHÂN VẦN W
DANH NHÂN VIỆT
DANH NHÂN VIỆT NAM
DANH SĨ
DANH VẦN M
DỊCH GIẢ
DIỄM XƯA
DIỄN GIẢ
DIỄN VĂN
DIỄN VIÊN
DO THÁI
DOANH NHÂN
DONALD TRUMP
ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
ĐẠI THI HÀO
ĐẠI TƯỚNG
ĐẤT NƯỚC
ĐỘ C
G
GIẢI NOBEL
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
GIÁM MỤC
GIẢNG VIÊN
GIÁO CHỦ
GIÁO DỤC
GIÁO SĨ
GIÁO SƯ
GỐC BALTIC
GỐC DO THÁI
GỐC PHÁP
GỐC PHI
Günter Wilhelm Grass
H
HIỀN GIẢ
HIỀN TÀI
HIỆN TẠI
HÌNH HỌC
HÌNH HỌC PHI EUCLIDE
HOA KỲ
HỌA SĨ
HOÀNG ĐẾ
HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
HOÀNG GIA
HOÀNG TỬ
HỘI HOÀNG GIA
HUY CHƯƠNG FIELDS
HUỲNH GIA
I
J.K ROWLING
KHOA HỌC
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
KINH TẾ
KINH TẾ GIA
KỸ SƯ
L
LÃNH TỤ
LIÊN BANG XÔ VIẾT
LINH MỤC CÔNG GIÁO
LUẬN VỀ DANH NGÔN
LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
LUẬT SƯ
LƯƠNG THẾ VINH
M
MARTIN LUTHER
MARTIN LUTHER KING
MỤC SƯ
N
NAPOLEON HILL
NGÂN HÀNG
NGHỆ NHÂN
NGHỆ SĨ
NGUYỄN ĐÌNH THI
NGUYÊN KHÍ
NGUYỄN TRÃI
NGƯỜI ANH
NGƯỜI ÁO
NGƯỜI BỈ
NGƯỜI CUBA
NGƯỜI DO THÁI
NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
NGƯỜI ĐAN MẠCH
NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
NGƯỜI ĐỨC
NGƯỜI HINDU
NGƯỜI IRELAND
NGƯỜI ISRAEL
NGƯỜI MẪU
NGƯỜI MỸ
NGƯỜI MÝ
NGƯỜI NGA
NGƯỜI NHẬT
NGƯỜI PHÁP
NGƯỜI PHÁT MINH
NGƯỜI SCOTLAND
NGƯỜI TRUNG QUỐC
NGƯỜI VIỆ
NGƯỜI VIỆT
NGƯỜI VIỆT NAM
NGƯỜI Ý
NHÀ BÁC HỌC
NHÀ BÁO
NHÀ CHẾ TẠO
NHÀ CỐ VẤN
NHÀ ĐỊA CHẤT
NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
NHÀ GIÁO
NHÀ HÓA HỌC
NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
NHÀ HÓA SINH
NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
NHÀ KHOA HỌC
NHÀ LÃNH ĐẠO
NHÀ LẬP TRÌNH
NHÀ NGHIÊN CỨU
NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
NHÀ NGOẠI GIAO
NHÀ PHÁT MINH
NHÀ PHỤC HƯNG
NHÀ QUÂN SỰ
NHÀ SÁNG CHẾ
NHÀ SÁNG LẬP
NHÀ SINH HỌC
NHÀ SINH LÝ HỌC
NHÀ SINH VẬT HỌC
NHÀ SOẠN KỊCH
NHÀ SỬ HỌC
NHÀ TẠO MẪU
NHÀ THIÊN VĂN
NHÀ THIÊN VĂN HỌC
NHÀ THÔNG THÁI
NHÀ THƠ
NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
NHÀ TOAAN HỌC
NHÀ TOÁN HỌC
NHÀ TRIẾT HỌC
NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
NHÀ TỪ THIỆN
NHÀ VĂN
NHÀ VĂN HÓA
NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
NHÀ VĂN VIỆT NAM
NHÀ VẬT LÝ
NHÀ VẬT LÝ HỌC
NHÀ VIẾT KỊCH
NHÀ VIRUS HỌC
NHÀ XÃ HỘI HỌC
NHẠC CÔNG
NHẠC SI
NHẠC SĨ
NHẠC SĨ TÂN NHẠC
NHẦ VẬT LÝ
NHÂN KHẨU HỌC
NHÂN VẬT HOÀNG GIA
NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
NHÂN VẬT LỊCH SỬ
NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
NHẬT BẢN
NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
NHIẾP ẢNH GIA
NHIỆT ĐỘ
NỮ THỐNG THỐNG
OPRAH WINFREY
ÔNG CHỦ
P
PHẬT GIÁO
PHẬT GIÁO HÒA HẢO
PHI HÀNH GIA
PHILIPPINES
PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
PHƯƠNG TRÌNH
PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
PLATON
S
SÁCH HAY
SÁNG LẬP VIÊN
SĨ QUAN HẢI QUAN
SOCRATES
SỬ GIA
T
TÁC GIA
TÁC GIẢ
TÀI CHÍNH
THÁI LAN
THÀNH LỘC
THÂN NHÂN TRUNG
THẦY THUỐC
THI HÀO
THI SĨ
THƠ
THỦ LĨNH
THỦ TƯỚNG
TIẾN SĨ
TIỂU THUYẾT GIA
TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
TK - NGHIỆM
TỔNG BÍ THƯ
TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG THỐNG
Tổng thống Mỹ
TRIẾT GIA
TRỊNH CÔNG SƠN
TRUNG QUỐC
TỰ VẤN
TỶ PHÚ
VĂN HÓA - XÃ HỘI
VĂN SĨ
VẬT LÝ
VẬT LÝ LÝ THUYẾT
VỆT NAM
VIỆT KIỀU
VIỆT NAM
VÕ TƯỚNG
VOLTAIRE
VỘI VÀNG
Vua
XUÂN DIỆU
XUÂN QUỲNH
XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
BÀI VIẾT
-
▼
2013
(46)
-
▼
tháng 5
(15)
- CAO XUÂN HUY - giáo sư chuyên về lịch sử tư tưởng ...
- Henry Alfred Kissinger - Nhà ngoại giao người Mỹ g...
- Joseph Brodsky - Nhà thơ, nhà văn Mỹ gốc Nga
- Harry Hammond Hess - nhà địa chất học đã đưa ra họ...
- Mikhail Aleksandrovich Sholokhov - Nhà văn Liên Xô...
- N' TRANG NƠNG - người lãnh đạo nhân dân các dân ...
- LÊ NGỌC HÂN
- TRÚC KHÊ - NHÀ VĂN VIỆT NAM
- Sir Arthur Conan Doyle - Nhà văn nổi tiếng nguoiwd...
- NGUYỄN THÔNG - Danh sĩ Việt Nam nửa đầu thế kỷ 19
- Walter Gilbert - nhà hoá sinh, nhà vật lý, nhà sin...
- Gaspard-Gustave de Coriolis - Nhà toán học kiêm vậ...
- James Gosling - Giáo sư danh tiếng, Cha đẻ ngôn ng...
- Henri Barbusse (1873 - 1935) nhà văn hiện thực xã ...
- PIERRE CURIE - Nhà vật lý Pháp
-
▼
tháng 5
(15)
Copyright ©
THẾ GIỚI DANH NHÂN | Bản quyền thuộc về DANH NHÂN VĂN HÓA - HOÀNG GIA
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
0 comments:
Đăng nhận xét