24 tháng 5 2013
Joseph
Brodsky (24 tháng 5 năm 1940 - 28 tháng 1 năm 1996), tên trong khai sinh là
Iosif Aleksandrovich Brodsky (tiếng Nga: Иосиф Александрович Бродский), là một
nhà thơ, nhà văn Mỹ gốc Nga đoạt Giải Nobel Văn học năm 1987.
Tiểu sử
Cuộc
đời của nhà thơ sinh tại Leningrad này, ngay từ nhỏ, có những chi tiết thú vị.
Thời thơ ấu Brodsky sống trong một căn hộ nhỏ của ngôi nhà mà trước Cách mạng
tháng Mười Nga đã từng sống hai nhà thơ Nga sau đó cũng ra sống ở nước ngoài:
Dmitry Merezhkovsky và Zinaida Gippius. Ông cũng học ở trường phổ thông mà ngày
trước Alfred Nobel đã từng học và năm 1987 được trao giải Nobel.
Thuở
nhỏ Brodsky mơ ước trở thành bác sĩ nhưng 15 tuổi đã phải nghỉ học vì mưu sinh.
Sau đó, ông tự học tiếng Anh, tiếng Ba Lan, nghiên cứu truyền thuyết, tôn giáo
và triết học. Ông bắt đầu làm thơ lúc 16 tuổi; khi 17 tuổi ông hoàn thành tập
thơ nổi tiếng Vĩnh biệt, hãy quên, đừng trách cứ gì nhau... (Прощай, позабудь и
не обессудь...) và được công nhận là một nhà thơ, một dịch giả tài năng. Năm
1963 Brodsky bị kết tội "ăn bám xã hội" và gửi đi cải tạo 5 năm ở miền
bắc Nga. Nhờ sự phản đối của các nhà văn trong và ngoài nước hai năm sau ông được
trở về Leningrad. Năm 1972, ông lại bị trục xuất, phải sang Viên, London và cuối
cùng là Hoa Kỳ. Từ đây, Brodsky sáng tác bằng cả tiếng Nga và tiếng Anh.
Năm
1977, ông nhập quốc tịch Mỹ và làm giáo sư văn học cho trường Cao đẳng Five
College ở Mount Holyoke, bang Massachusetts. Năm 1978, Đại học Yale trao cho J.
Brodsky bằng tiến sĩ văn học danh dự. Năm 1979, ông trở thành thành viên của Viện
Hàn lâm Nghệ thuật - Văn chương Mỹ. Năm 1981, ông được Quỹ John D. và Catherine
T. MacArthur trao tặng giải thưởng cho các tác phẩm thiên tài. Năm 1986, cuốn
tiểu luận về nghệ thuật và chính trị Ít hơn một của ông được giải thưởng của
Nhóm các nhà phê bình sách Quốc gia (Mỹ). Năm 1987, ông nhận giải Nobel của Viện
Hàn lâm Thụy Điển và năm 1991 nhận được giải thưởng của Thư viện Quốc hội Mỹ.
Brodsky
sáng tạo nên một thế giới thơ ca độc đáo được thể hiện bằng những quan niệm của
nghệ thuật hậu hiện đại. Các nhà phê bình coi ông "là người tổng kết thơ
ca thế kỷ 20". Joseph Brodsky qua đời ngày 28/1/1996 tại nhà riêng vì căn bệnh
nhồi máu cơ tim.
Lời khai trước tòa của
Brodsky
Dưới
đây là những câu hỏi và lời khai của Brodsky trước Tòa về tội “ăn bám”. Những lời
này được thư ký của phiên tòa ghi lại và sau đó được phổ biến trong những bài
viết in ngoài luồng (samizdat).
Tòa:
Thâm niên lao động của anh là bao nhiêu?
Brodsky:
Khoảng chừng…
Tòa:
Chúng tôi không cần “khoảng chừng”!
Brodsky:
Năm năm.
Tòa:
Anh làm việc ở đâu?
Brodsky:
Ở nhà máy. Ở các nhóm địa chất…
Tòa:
Anh làm ở nhà máy bao nhiêu lâu?
Brodsky:
Một năm.
Tòa:
Làm nghề gì?
Brodsky:
Thợ phay.
Tòa:
Thế nói chung nghề chuyên môn của anh là gì?
Brodsky:
Nhà thơ, nhà thơ – dịch giả.
Tòa:
Ai thừa nhận anh là nhà thơ? Ai xếp anh vào hàng ngũ các nhà thơ?
Brodsky:
Không ai cả. Thế ai xếp tôi vào giống người?
Tòa:
Thế anh có học cái đó không?
Brodsky:
Cái gì?
Tòa:
Cái nghề làm thơ ấy? Anh đã không cố gắng học đại học… nơi người ta dạy…
Brodsky:
Tôi không nghĩ… tôi không nghĩ là học vấn mang lại điều này.
Tòa:
Thế thì cái gì?
Brodsky:
Tôi nghĩ… đó là (thất vọng) do trời phú…
Tòa:
Anh có yêu cầu gì với Tòa không?
Brodsky:
Tôi muốn được biết tôi bị bắt vì tội gì?
Tòa:
Đấy là câu hỏi chứ không phải yêu cầu.
Brodsky:
Thế thì tôi chả có yêu cầu gì cả.
Ngày
13 tháng 3 năm 1964 Brosky bị kết án vì tội “ăn bám” và chịu hình phạt cao nhất
là 5 năm lao động cải tạo ở làng Norenskaya, tỉnh Arkhangelsk. Trong một bài phỏng
vấn, Brodsky gọi đấy là thời kỳ hạnh phúc nhất trong cuộc đời của mình. Chính
thời gian này ông đi sâu tìm hiểu về thơ ca Anh.
Tác phẩm
Прощай,
позабудь и не обессудь... (Vĩnh biệt, hãy quên, đừng trách cứ gì nhau...,
1957), thơ
Большая
элегия Джону Донну (Khúc bi ca lớn gửi Donne John, 1963)
Стихотворения
и поэмы (Thơ và trường ca, 1965), thơ
Остановка
в пустыне (Trạm dừng trong sa mạc, 1970), thơ
Конец
прекрасной эпохи. Стихотворения 1964-71 (Kết thúc thời tốt đẹp. Thơ những năm
1964-71, 1977), thơ
Часть
речи. Стихотворения 1972-76 (Một phần của lời nói. Thơ những năm 1972-76,
1980), thơ và bài viết
Римские
элегии (Những khúc bi ca La Mã, 1982), thơ
Новые
стансы к Августе (Những bài tứ tuyệt mới gửi Augusta, 1983), thơ
Мрамор
(Сẩm thạch, 1984), kịch
Меньше
одиницы (Ít hơn một, 1986), tiểu luận
History
of the twentieth century (Lịch sử thế kỉ hai mươi, 1986), thơ
Урания
(Urania, 1988), thơ
Заметки
папоротника (Bút kí dương xỉ, 1990)
На
околицах Атлантиды (Trên các nẻo Atlantida, 1992)
Набережная
неисцелимых (Bờ sông của những kẻ vô phương cứu chữa, 1992), thơ
Watermark
(Hoa văn mờ trên giấy, 1992), tiểu luận
Скорбь
и разум (Nỗi đau và lí trí, 1995), tiểu luận
Một số bài thơ
Vĩnh biệt, hãy quên, đừng
trách cứ gì nhau...
Vĩnh
biệt
Hãy
quên
Đừng
trách cứ gì nhau.
Còn
những bức thư
Em
hãy đốt
Như
cầu.
Con
đường của em
Sẽ
trở thành can đảm
Con
đường thẳng
Và
sẽ giản đơn.
Rồi
đây trong màn sương
Sẽ
cháy lên cho em
Một
vì sao ngời sáng
Và
một niềm hy vọng
Của
bàn tay sưởi ấm
Bên
bếp lửa nhà em.
Rồi
sẽ có bão tuyết, mưa giông
Và
tiếng gào điên cuồng của lửa
Sẽ
có những thành công rực rỡ
Phía
trước đợi chờ em
Sẽ
tuyệt vời và mạnh mẽ vô cùng
Một
trận đánh
Sẽ
vang lên trong lồng ngực của em.
Anh
hạnh phúc và xin chúc mừng
Cho
người, mà có thể
Sẽ
đi cùng em
Trên
một con đường.
Hai năm sau
Vâng,
ta chẳng già hơn chẳng điếc hơn.
Ta
vẫn nói những lời như ngày trước.
Như
ngày trước, áo màu đen vẫn khoác
Những
phụ nữ kia vẫn ít cảm tình.
Ta
bây giờ vào vai không thường xuyên
Trong
những bậc dốc nhà hát cô đơn
Những
ngọn đèn trên đầu ta vẫn thắp
Như
tiếng hò reo, hoan hỉ của đêm.
Ta
sống bằng quá khứ, như bây giờ
Với
tương lai, thời của ta chẳng giống
Ta
không ngủ, người ngủ ta quên lãng
Và
ta vẫn làm những việc như xưa.
Hãy
giữ gìn vẻ vui nhộn ngây thơ
Trong
tuần hoàn bóng đêm và ánh sáng
Những
người vĩ đại cho vinh quang, cay đắng
Những
kẻ nhân từ cho thế kỷ hư vô.
ĐỌC NHIỀU
-
CUỐN SÁCH VỀ 45 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ, TỪ GEORGE WASHINGTON ĐẾN DONALD TRUMP, TÁI BẢN NHÂN CUỘC BẦU CỬ NĂM NAY. Sách xuất bản lần đầu năm 1980, ...
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
"Phải làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan, để sống sao cho không bao giờ phải hối tiếc". Đó là lời tâm niệm của Trần Hải Li...
-
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò ...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11,1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi h...
-
SOCRATES – NHÀ THÔNG THÁI VĨ ĐẠI Socrates ( 470 – 399 TCN ) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong ...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
Bác sĩ Nguyễn Duy Cương đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cá nhân và k...
DANH MỤC
- A
- ABRAHAM LINCOLN
- ANH HÙNG
- ARTHUR ASHE
- B
- BÁC SĨ
- BÀI CA
- BENJAMIN SPOCK
- C
- CA SĨ
- CẦU THỦ
- CEO
- CHA ĐẺ
- CHIẾN LƯỢC GIA
- CHÍNH KHÁCH
- CHÍNH TRỊ
- CHÍNH TRỊ GIA
- CHỦ TỊCH
- CHỦ TỊCH HĐQT
- CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
- CHUYÊN GIA
- CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
- CỐ VẤN
- CÔNG CHÚA
- CÔNG GIÁO
- D
- DANH NGÔN
- DANH NHÂN
- DANH NHÂN CỔ ĐẠI
- DANH NHÂN PHILIPPINES
- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
- DANH NHÂN VẦN
- DANH NHÂN VẦN A
- DANH NHÂN VẦN B
- DANH NHÂN VẦN C
- DANH NHÂN VẦN D
- DANH NHÂN VẦN Đ
- DANH NHÂN VẦN E
- DANH NHÂN VẦN F
- DANH NHÂN VẦN G
- DANH NHÂN VẦN H
- DẠNH NHÂN VẦN I
- DANH NHÂN VẦN J
- DANH NHÂN VẦN K
- DANH NHÂN VẦN L
- DANH NHÂN VẦN M
- DANH NHÂN VẦN N
- DANH NHÂN VẦN O
- DANH NHÂN VẦN P
- DANH NHÂN VẦN Q
- DANH NHÂN VẦN R
- DANH NHÂN VẦN S
- DANH NHÂN VẦN T
- DANH NHÂN VẦN V
- DANH NHÂN VẦN W
- DANH NHÂN VIỆT
- DANH NHÂN VIỆT NAM
- DANH SĨ
- DANH VẦN M
- DỊCH GIẢ
- DIỄM XƯA
- DIỄN GIẢ
- DIỄN VĂN
- DIỄN VIÊN
- DO THÁI
- DOANH NHÂN
- DONALD TRUMP
- ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
- ĐẠI THI HÀO
- ĐẠI TƯỚNG
- ĐẤT NƯỚC
- G
- GIẢI NOBEL
- GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- GIÁM MỤC
- GIẢNG VIÊN
- GIÁO DỤC
- GIÁO SĨ
- GIÁO SƯ
- GỐC BALTIC
- GỐC DO THÁI
- GỐC PHÁP
- GỐC PHI
- Günter Wilhelm Grass
- H
- HIỀN GIẢ
- HIỀN TÀI
- HIỆN TẠI
- HOA KỲ
- HỌA SĨ
- HOÀNG ĐẾ
- HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
- HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
- HOÀNG TỬ
- I
- J.K ROWLING
- KHOA HỌC
- KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
- KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
- KINH TẾ
- KINH TẾ GIA
- KỸ SƯ
- L
- LÃNH TỤ
- LIÊN BANG XÔ VIẾT
- LINH MỤC CÔNG GIÁO
- LUẬN VỀ DANH NGÔN
- LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
- LUẬT SƯ
- LƯƠNG THẾ VINH
- M
- MARTIN LUTHER
- MARTIN LUTHER KING
- MỤC SƯ
- N
- NAPOLEON HILL
- NGÂN HÀNG
- NGHỆ NHÂN
- NGHỆ SĨ
- NGUYỄN ĐÌNH THI
- NGUYÊN KHÍ
- NGUYỄN TRÃI
- NGƯỜI ANH
- NGƯỜI ÁO
- NGƯỜI BỈ
- NGƯỜI CUBA
- NGƯỜI DO THÁI
- NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
- NGƯỜI ĐAN MẠCH
- NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
- NGƯỜI ĐỨC
- NGƯỜI HINDU
- NGƯỜI IRELAND
- NGƯỜI ISRAEL
- NGƯỜI MẪU
- NGƯỜI MỸ
- NGƯỜI MÝ
- NGƯỜI NGA
- NGƯỜI NHẬT
- NGƯỜI PHÁP
- NGƯỜI PHÁT MINH
- NGƯỜI SCOTLAND
- NGƯỜI TRUNG QUỐC
- NGƯỜI VIỆ
- NGƯỜI VIỆT
- NGƯỜI VIỆT NAM
- NGƯỜI Ý
- NHÀ BÁC HỌC
- NHÀ BÁO
- NHÀ CHẾ TẠO
- NHÀ CỐ VẤN
- NHÀ ĐỊA CHẤT
- NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
- NHÀ GIÁO
- NHÀ HÓA HỌC
- NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
- NHÀ HÓA SINH
- NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
- NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
- NHÀ KHOA HỌC
- NHÀ LÃNH ĐẠO
- NHÀ LẬP TRÌNH
- NHÀ NGHIÊN CỨU
- NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
- NHÀ NGOẠI GIAO
- NHÀ PHÁT MINH
- NHÀ PHỤC HƯNG
- NHÀ QUÂN SỰ
- NHÀ SÁNG CHẾ
- NHÀ SÁNG LẬP
- NHÀ SINH HỌC
- NHÀ SINH LÝ HỌC
- NHÀ SINH VẬT HỌC
- NHÀ SOẠN KỊCH
- NHÀ SỬ HỌC
- NHÀ TẠO MẪU
- NHÀ THIÊN VĂN
- NHÀ THIÊN VĂN HỌC
- NHÀ THÔNG THÁI
- NHÀ THƠ
- NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
- NHÀ TOÁN HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC
- NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
- NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
- NHÀ TỪ THIỆN
- NHÀ VĂN
- NHÀ VĂN HÓA
- NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
- NHÀ VĂN VIỆT NAM
- NHÀ VẬT LÝ
- NHÀ VẬT LÝ HỌC
- NHÀ VIẾT KỊCH
- NHÀ VIRUS HỌC
- NHÀ XÃ HỘI HỌC
- NHẠC CÔNG
- NHẠC SI
- NHẠC SĨ
- NHẠC SĨ TÂN NHẠC
- NHẦ VẬT LÝ
- NHÂN KHẨU HỌC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
- NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
- NHẬT BẢN
- NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
- NHIẾP ẢNH GIA
- NỮ THỐNG THỐNG
- OPRAH WINFREY
- ÔNG CHỦ
- P
- PHI HÀNH GIA
- PHILIPPINES
- PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
- PHƯƠNG TRÌNH
- PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
- PLATON
- S
- SÁCH HAY
- SÁNG LẬP VIÊN
- SĨ QUAN HẢI QUAN
- SOCRATES
- SỬ GIA
- T
- TÁC GIA
- TÁC GIẢ
- TÀI CHÍNH
- THÁI LAN
- THÀNH LỘC
- THÂN NHÂN TRUNG
- THẦY THUỐC
- THI HÀO
- THI SĨ
- THƠ
- THỦ LĨNH
- THỦ TƯỚNG
- TIẾN SĨ
- TIỂU THUYẾT GIA
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
- TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
- TK - NGHIỆM
- TỔNG BÍ THƯ
- TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- TỔNG GIÁM ĐỐC
- TỔNG THỐNG
- Tổng thống Mỹ
- TRIẾT GIA
- TRỊNH CÔNG SƠN
- TRUNG QUỐC
- TỰ VẤN
- TỶ PHÚ
- VĂN HÓA - XÃ HỘI
- VĂN SĨ
- VẬT LÝ
- VẬT LÝ LÝ THUYẾT
- VỆT NAM
- VIỆT KIỀU
- VIỆT NAM
- VÕ TƯỚNG
- VOLTAIRE
- VỘI VÀNG
- Vua
- XUÂN DIỆU
- XUÂN QUỲNH
- XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
BÀI VIẾT
-
▼
2013
(47)
-
▼
tháng 5
(15)
- CAO XUÂN HUY - giáo sư chuyên về lịch sử tư tưởng ...
- Henry Alfred Kissinger - Nhà ngoại giao người Mỹ g...
- Joseph Brodsky - Nhà thơ, nhà văn Mỹ gốc Nga
- Harry Hammond Hess - nhà địa chất học đã đưa ra họ...
- Mikhail Aleksandrovich Sholokhov - Nhà văn Liên Xô...
- N' TRANG NƠNG - người lãnh đạo nhân dân các dân ...
- LÊ NGỌC HÂN
- TRÚC KHÊ - NHÀ VĂN VIỆT NAM
- Sir Arthur Conan Doyle - Nhà văn nổi tiếng nguoiwd...
- NGUYỄN THÔNG - Danh sĩ Việt Nam nửa đầu thế kỷ 19
- Walter Gilbert - nhà hoá sinh, nhà vật lý, nhà sin...
- Gaspard-Gustave de Coriolis - Nhà toán học kiêm vậ...
- James Gosling - Giáo sư danh tiếng, Cha đẻ ngôn ng...
- Henri Barbusse (1873 - 1935) nhà văn hiện thực xã ...
- PIERRE CURIE - Nhà vật lý Pháp
-
▼
tháng 5
(15)
Copyright ©
THẾ GIỚI DANH NHÂN | Bản quyền thuộc về DANH NHÂN VĂN HÓA - HOÀNG GIA
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
0 comments:
Đăng nhận xét