05 tháng 4 2012
Có một người đàn ông vốn không có ý
định đầu tư vào ngành giấy nhưng lại khiến mọi người sửng sốt khi chính anh là
tác giả của thương hiệu giấy hàng đầu VN – Sài Gòn paper. 42 tuổi, Cao Tiến Vị
đang nung nấu khát vọng đưa thương hiệu Giấy Sài Gòn vươn ra biển lớn. Với anh,
kinh doanh là một hành trình vượt dốc liên tục. Để chiến thắng, điều quan trọng
nhất là vượt lên giới hạn của chính mình và luôn nhìn về phía trước để chinh
phục những thử thách mới.
Dáng người tầm thước, chất giọng trầm ấm,
anh lôi cuốn người đối diện bởi cách nói chuyện điềm đạm và những triết lý sâu
sắc mà anh đúc kết từ hơn 20 năm bôn ba trên thương trường. 10 năm trước, khi
bắt đầu khởi nghiệp: ban đầu Giấy Sài Gòn chỉ là một cơ sở sản xuất giấy với 1
máy xeo giấy và 20 công nhân. Thị trường giấy lúc ấy thực sự là một vùng trời
mênh mông nhưng lập nghiệp bao giờ cũng nhiều khó khăn. Cũng may, trời không
phụ sự cần cù, chịu thương chịu khó, chịu học và “chịu” đầu tư nên qua mỗi năm tốc
độ phát triển của Giấy Sài Gòn tăng nhanh chóng, từ 100%/năm lên đến 200% rồi
300%/năm. Cho đến nay, Giấy Sài Gòn đã trở thành Cty có tốc độ phát triển nhanh
nhất VN với tổng vốn đầu tư lến đến 500 tỷ đồng. Đồng thời cũng là Cty đầu tiên
xuất khẩu khối lượng lớn giấy công nghiệp ra thị trường nước ngoài. Hiện tại,
sản phẩm giấy Sài Gòn rất đa dạng, gồm có 2 nhóm sản phẩm chính là giấy công
nghiệp (giấy Duplex, giấy Test liner, giấy Medium) và giấy tiêu dùng (giấy cuộn
vệ sinh, khăn hộp, khăn tay, khăn ăn, khăn giấy các loại, và ly giấy).
- Nhìn
vào sự thành công nổi trội của Giấy Sài Gòn, câu hỏi chung của nhiều người là
anh đã làm điều đó như thế nào?
Một sản phẩm được người tiêu dùng chấp
nhận trước hết phải là một sản phẩm chất lượng tốt. Giấy Sài Gòn cũng không
ngoại lệ. Bên cạnh đó, chúng tôi đã thành công nhờ vào việc xây dựng được một
hệ thống phân phối chuyên nghiệp, hiệu quả bậc nhất trong ngành giấy. Ngoài
kênh phân phối chính thông qua hơn 100 nhà phân phối truyền thống, các siêu thị
lớn, hệ thống nhà sách, cửa hàng tự chọn ở các tỉnh thành, chúng tôi cũng mở
rộng thị trường hiệu quả bằng kênh tiêu thụ trực tiếp tới các khu chế xuất, khu
công nghiệp, xí nghiệp, văn phòng, Cty, bệnh viện, các cơ sở chăm sóc y tế,
trường học, khách sạn, nhà hàng, và các cơ sở cung ứng dịch vụ. Đối với ngành
hàng giấy công nghiệp, cho đến nay, hầu như tất cả các công ty bao bì lớn của
VN đều là khách hàng của Cty như: Việt Long, Alcamax, Tân Á, Vinh Xuân, Orna Paper, Việt
Trung, Bao Bì Biên Hòa, Dầu Thực Vật, Vina Shin Lung, Jin Jih Chung, Đồng Lợi,
Minh Phú, Dong Yang, Vạn Thành...
Tôi chẳng có bí quyết gì to tát. Trong
cuộc sống và công việc tôi chỉ luôn cố gắng hành xử theo lời các cụ ta từ xưa
đã dạy: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Và có lẽ, tâm niệm sống bằng
sự chân tình, hài hoà, làm sao để mọi người đều thắng đã giúp tôi có nhiều bạn
bè, đối tác tin cậy và những đồng nghiệp gắn bó bền chặt với mình.
- Trong
khi các DN đang lo lắng cho hiện tượng chảy máu chất xám của DN mình thì Cao
Tiến Vị lại có thể thu hút rất nhiều GĐ điều hành của các tập đoàn nước ngoài,
kể cả các chuyên gia kỹ thuật người nước ngoài về đầu quân cho DN mình. Anh có
bí quyết gì mà “đắc nhân tâm” đến vậy?
Giấy Sài Gòn hiện có rất nhiều vị GĐ,
trưởng, phó phòng đã từng giữ vị trí trọng trách tại nhiều tập đoàn lớn của các
quốc gia. Việc họ “chịu” về làm việc với tôi chứng tỏ rằng mức thu nhập chưa
phải là điều tạo nên sự hấp dẫn của một công việc mà điều quan trọng số một là
môi trường làm việc tốt. Họ đã nhận ra mình được trân trọng, có đất dụng võ, có
điều kiện học hỏi, phát huy khả năng và có cơ hội thăng tiến khi làm việc ở
Giấy Sài Gòn. Tôi hiểu điều đó và đang ngày càng cố gắng xây dựng văn hoá DN
ngày một hoàn thiện hơn. Điều đó thể hiện trước hết qua việc chăm lo chu đáo cho
đời sống của CBCNV. Chẳng hạn, Cty đã đầu tư xây dựng khu chung cư dành cho
người lao động tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngay bên
cạnh khu nhà máy để cho CBCNV ổn định chỗ ở,
an tâm làm việc.
- Trong
thời buổi hội nhập, anh cho rằng đâu là văn hoá chuẩn của một doanh nhân, DN?
Tôi cho rằng các khái niệm văn hoá doanh
nhân, văn hoá DN có sự giao thoa và quan hệ phụ thuộc với văn hoá gia đình, văn
hoá xã hội, văn hoá công sở... Không thể có văn hoá doanh nhân, văn hoá DN tốt
khi văn hoá của gia đình, xã hội chưa tốt. Hiện nay, tôi thấy xã hội vẫn còn
tồn tại hiện tượng người đi học thì đối phó với thi cử, người đi làm thì đối
phó với công việc. Nếu không thay đổi được thói quen này thì văn hoá DN cũng bị
ảnh hưởng rất nhiều.
- Thành
công, tên tuổi và vật chất mà anh đạt được cũng đã đủ để dừng lại trên con
đường kinh doanh đầy trắc trở. Nhưng dường như càng ngày Cao Tiến Vị lại càng
nghĩ lớn và muốn làm những việc lớn hơn?
Nếu tự mãn, tôi có thể dừng lại mà không
cần lao tâm khổ tứ nữa. Nhưng với một doanh nhân khi đã đạt được một số thành
công nhất định thì của cải vật chất chỉ là phương tiện, công cụ để phát triển
kinh doanh tốt hơn. Trong điều kiện xã hội hiện nay, chuyện cơm áo gạo tiền
không còn quá khó khăn với mọi người nữa. Điều quan trọng hơn cả là mình được
theo đuổi con đường đã chọn và cống hiến cho xã hội bằng một niềm đam mê, bằng
khát vọng khẳng định bản thân. Càng thành công thì áp lực, trách nhiệm càng
nặng nề. Vì thế, lúc nào cũng phải phấn đấu vươn lên, vượt qua cái bóng của
chính mình để tiếp tục chinh phục những mục tiêu khác. Với tôi, mỗi bước đột
phá là một lần khởi nghiệp lại để vươn lên một tầm cao mới.
- Xã
hội hiện nay có điều gì khiến anh trăn trở nhất?
Tôi đi nhiều và nhận thấy tính liên kết,
sự cởi mở giữa nền kinh tế các vùng miền, các địa phương và giữa các DN của
chúng ta còn rất yếu. Chẳng hạn, từ trong Nam ra Bắc làm ăn hay ngược lại đã
cảm thấy rất khó khăn, trở ngại. Nhìn sang các nuớc khác, doanh nhân của họ có
thể đi khắp xứ sở, bắt tay với cả trời Đông lẫn phương Tây ,
liên kết tạo nên những tập đoàn lớn mạnh... Sự giao thương rộng rãi ấy giúp xã
hội phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, sự riêng lẻ, cục bộ trong làm ăn của các
DN nước mình là hệ quả tất yếu từ nền kinh tế nông nghiệp và chiến tranh kéo
dài, sau đó là thời kì bao cấp. Vì thế, thay vì trách móc, chúng ta cần hiểu và
khắc phục điều này càng sớm càng có lợi cho kinh tế đất nước. Với tốc độ phát
triển kinh tế nhanh và có nhiều biến động như hiện nay, tôi nghĩ rằng chưa thể
tiên liệu được các DN VN nói chung và ngành giấy nói riêng sẽ phát triển như
thế nào. Vì thế, việc bắt tay liên kết với các DN trong và ngoài nước là điều
phải tính tới trong chiến lược phát triển của các DN VN hiện nay.
- Hơn
20 năm trải nghiệm thác ghềnh, anh cảm nhận thế nào giữa được và mất của đời
doanh nhân?
Nói một cách nôm na thì trong 10 chuyện
của doanh nhân thì chuyện vui chỉ có 2 còn chuyện bực mình tới 8. Để có 2 niềm
vui thì phải trải qua 8 việc không thoải mái. Nhưng đứng trước trách nhiệm với
đời sống của hơn 1.300 công nhân và hơn 100 nhà phân phối cùng gia đình họ,
đứng trước trách nhiệm giữ gìn và phát huy thương hiệu của DN thì nhiều khi sự
cân đo giữa được và mất lại trở nên vô nghĩa. Công việc mang lại cho tôi nhiều
niềm vui nhưng thực lòng, đã có đôi lần tôi cảm thấy cô đơn. Cô đơn vì không
thể chia sẻ cùng ai những trăn trở, suy nghĩ vì đó là trách nhiệm của riêng
mình, người đứng đầu DN. Tôi tin rằng trong đời doanh nhân ai cũng từng có cảm
giác đó. Cũng có lí do khi đa số doanh nhân đều là những người sống nội tâm.
- Những
lúc căng thẳng, anh thường chiến thắng strees bằng cách nào?
Tôi thư giãn bằng những điều rất bình
thường và giản dị. Có thể đó là một lần đưa đón con đi học, một điều bình
thường với những ông bố khác nhưng lại vô cùng quý báu đối với người bận rộn
như tôi. Hoặc là những lần chở cả gia đình đi nghỉ ở một vùng quê nào đó, được
hít thở không khí trong lành, mắc võng nằm dưới một mái lá. Tất cả rất đơn sơ,
mộc mạc nhưng tôi cảm thấy thoải mái và lấy lại sự cân bằng nhanh chóng. Niềm vui
cuộc sống đôi khi lại bắt nguồn từ những điều đơn giản đó.
- Một
điều ước cho riêng mình, thưa anh?
Tôi mong sự bình an.
- Cảm
ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị
này!
"SELF-ENQUIRY, "WHO AM I?""
ĐỌC NHIỀU
-
Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhàthần học và nhà giả kim người Anh, đ...
-
VŨ GIA HIỀN Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn” Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một nhà nghiên cứu vật...
-
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò ...
-
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, đ...
-
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899 - 2 tháng 7, 1961; phát âm: Ơr-nist Mil-lơr Hêm-ing-wê ) là một tiểu thuyết gia ngườ...
-
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain ; 30 tháng 11, 1835 – 21 tháng 4, 1910) là một nhà văn khôi ...
-
Sơ lược vài dòng về 2 tác giả: Thiết Dương, tên thật là Dương Văn Thiết, tác giả sinh vào những năm đầu của thập niên 70, tại Vĩn...
-
Donald Trump - Doanh nhân, tỷ phú, chính trị gia người Mỹ, tổng thống thứ 45 (và 47) của Hoa Kỳ Donald John Trump ( phát âm tiếng Anh: /ˈ...
-
SOCRATES – NHÀ THÔNG THÁI VĨ ĐẠI Socrates ( 470 – 399 TCN ) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), ông được coi là một trong ...
-
Trạng lường Lương Thế Vinh - Người phát minh ra bàn tính đầu tiên của Việt Nam Lương Thế Vinh (17-08-1441 - 2-10-1496), nổi tiếng là thần đ...
DANH MỤC
A
ABRAHAM LINCOLN
ANH HÙNG
ANH QUỐC
ARTHUR ASHE
B
BÁC SĨ
BÀI CA
BENJAMIN SPOCK
C
CA SĨ
CẦU THỦ
CEO
CHA ĐẺ
CHIẾN LƯỢC GIA
CHÍNH KHÁCH
CHÍNH TRỊ
CHÍNH TRỊ GIA
CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH HĐQT
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM
CHUYÊN GIA
CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
CỐ VẤN
CÔNG CHÚA
CÔNG GIÁO
D
DANH NGÔN
DANH NHÂN
DANH NHÂN CỔ ĐẠI
DANH NHÂN PHILIPPINES
DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI
DANH NHÂN VẦN
DANH NHÂN VẦN A
DANH NHÂN VẦN B
DANH NHÂN VẦN C
DANH NHÂN VẦN D
DANH NHÂN VẦN Đ
DANH NHÂN VẦN E
DANH NHÂN VẦN F
DANH NHÂN VẦN G
DANH NHÂN VẦN H
DẠNH NHÂN VẦN I
DANH NHÂN VẦN J
DANH NHÂN VẦN K
DANH NHÂN VẦN L
DANH NHÂN VẦN M
DANH NHÂN VẦN N
DANH NHÂN VẦN O
DANH NHÂN VẦN P
DANH NHÂN VẦN Q
DANH NHÂN VẦN R
DANH NHÂN VẦN S
DANH NHÂN VẦN T
DANH NHÂN VẦN V
DANH NHÂN VẦN W
DANH NHÂN VIỆT
DANH NHÂN VIỆT NAM
DANH SĨ
DANH VẦN M
DỊCH GIẢ
DIỄM XƯA
DIỄN GIẢ
DIỄN VĂN
DIỄN VIÊN
DO THÁI
DOANH NHÂN
DONALD TRUMP
ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA
ĐẠI THI HÀO
ĐẠI TƯỚNG
ĐẤT NƯỚC
ĐỘ C
G
GIẢI NOBEL
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
GIÁM MỤC
GIẢNG VIÊN
GIÁO CHỦ
GIÁO DỤC
GIÁO SĨ
GIÁO SƯ
GỐC BALTIC
GỐC DO THÁI
GỐC PHÁP
GỐC PHI
Günter Wilhelm Grass
H
HIỀN GIẢ
HIỀN TÀI
HIỆN TẠI
HÌNH HỌC
HÌNH HỌC PHI EUCLIDE
HOA KỲ
HỌA SĨ
HOÀNG ĐẾ
HOÀNG ĐẾ NHÀ LÝ
HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
HOÀNG GIA
HOÀNG TỬ
HỘI HOÀNG GIA
HUY CHƯƠNG FIELDS
HUỲNH GIA
I
J.K ROWLING
KHOA HỌC
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
KHOA HỌC - TỰ NHIÊN
KINH SÁCH - MỤC ĐÍCH VỊ NHÂN SINH
KINH TẾ
KINH TẾ GIA
KỸ SƯ
L
LÃNH TỤ
LIÊN BANG XÔ VIẾT
LINH MỤC CÔNG GIÁO
LUẬN VỀ DANH NGÔN
LUẬN VỀ DANH NGÔN & DANH NHÂN
LUẬT SƯ
LƯƠNG THẾ VINH
M
MARTIN LUTHER
MARTIN LUTHER KING
MỤC SƯ
N
NAPOLEON HILL
NGÂN HÀNG
NGHỆ NHÂN
NGHỆ SĨ
NGUYỄN ĐÌNH THI
NGUYÊN KHÍ
NGUYỄN TRÃI
NGƯỜI ANH
NGƯỜI ÁO
NGƯỜI BỈ
NGƯỜI CUBA
NGƯỜI DO THÁI
NGƯỜI ĐÃ GIẢI THOÁT
NGƯỜI ĐAN MẠCH
NGƯỜI ĐOẠT GIẢI NOBEL
NGƯỜI ĐỨC
NGƯỜI HINDU
NGƯỜI IRELAND
NGƯỜI ISRAEL
NGƯỜI MẪU
NGƯỜI MỸ
NGƯỜI MÝ
NGƯỜI NGA
NGƯỜI NHẬT
NGƯỜI PHÁP
NGƯỜI PHÁT MINH
NGƯỜI SCOTLAND
NGƯỜI TRUNG QUỐC
NGƯỜI VIỆ
NGƯỜI VIỆT
NGƯỜI VIỆT NAM
NGƯỜI Ý
NHÀ BÁC HỌC
NHÀ BÁO
NHÀ CHẾ TẠO
NHÀ CỐ VẤN
NHÀ ĐỊA CHẤT
NHÀ ĐỘNG VẬT HỌC
NHÀ GIÁO
NHÀ HÓA HỌC
NHÀ HÓA HỌC. NHÀ NGỮ PHÁP
NHÀ HÓA SINH
NHÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
NHÀ KHOA HỌC
NHÀ LÃNH ĐẠO
NHÀ LẬP TRÌNH
NHÀ NGHIÊN CỨU
NHÀ NGHIÊN CỨU Y KHOA
NHÀ NGOẠI GIAO
NHÀ PHÁT MINH
NHÀ PHỤC HƯNG
NHÀ QUÂN SỰ
NHÀ SÁNG CHẾ
NHÀ SÁNG LẬP
NHÀ SINH HỌC
NHÀ SINH LÝ HỌC
NHÀ SINH VẬT HỌC
NHÀ SOẠN KỊCH
NHÀ SỬ HỌC
NHÀ TẠO MẪU
NHÀ THIÊN VĂN
NHÀ THIÊN VĂN HỌC
NHÀ THÔNG THÁI
NHÀ THƠ
NHÀ THƠ. NGUYỄN DU
NHÀ TOAAN HỌC
NHÀ TOÁN HỌC
NHÀ TRIẾT HỌC
NHÀ TRIẾT HỌC TỰ NHIÊN
NHÀ TỰ NHIÊN HỌC
NHÀ TỪ THIỆN
NHÀ VĂN
NHÀ VĂN HÓA
NHÀ VĂN HÓA - TƯ TƯỞNG
NHÀ VĂN VIỆT NAM
NHÀ VẬT LÝ
NHÀ VẬT LÝ HỌC
NHÀ VIẾT KỊCH
NHÀ VIRUS HỌC
NHÀ XÃ HỘI HỌC
NHẠC CÔNG
NHẠC SI
NHẠC SĨ
NHẠC SĨ TÂN NHẠC
NHẦ VẬT LÝ
NHÂN KHẨU HỌC
NHÂN VẬT HOÀNG GIA
NHÂN VẬT HOÀNG GIA TRUNG QUỐC
NHÂN VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
NHÂN VẬT LỊCH SỬ
NHÂN VẬT TRUYỀN HÌNH
NHẬT BẢN
NHẬT VẬT HOÀNG GIA VIỆT NAM
NHIẾP ẢNH GIA
NHIỆT ĐỘ
NỮ THỐNG THỐNG
OPRAH WINFREY
ÔNG CHỦ
P
PHẬT GIÁO
PHẬT GIÁO HÒA HẢO
PHI HÀNH GIA
PHILIPPINES
PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ
PHƯƠNG TRÌNH
PHƯƠNG TRÌNH DIRAC
PLATON
S
SÁCH HAY
SÁNG LẬP VIÊN
SĨ QUAN HẢI QUAN
SOCRATES
SỬ GIA
T
TÁC GIA
TÁC GIẢ
TÀI CHÍNH
THÁI LAN
THÀNH LỘC
THÂN NHÂN TRUNG
THẦY THUỐC
THI HÀO
THI SĨ
THƠ
THỦ LĨNH
THỦ TƯỚNG
TIẾN SĨ
TIỂU THUYẾT GIA
TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH
TK - LỮ KHÁCH VÔ HÌNH CẢM TÁC
TK - NGHIỆM
TỔNG BÍ THƯ
TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG THỐNG
Tổng thống Mỹ
TRIẾT GIA
TRỊNH CÔNG SƠN
TRUNG QUỐC
TỰ VẤN
TỶ PHÚ
VĂN HÓA - XÃ HỘI
VĂN SĨ
VẬT LÝ
VẬT LÝ LÝ THUYẾT
VỆT NAM
VIỆT KIỀU
VIỆT NAM
VÕ TƯỚNG
VOLTAIRE
VỘI VÀNG
Vua
XUÂN DIỆU
XUÂN QUỲNH
XUẤT BẢN SÁCH HOÀNG GIA
Copyright ©
THẾ GIỚI DANH NHÂN | Bản quyền thuộc về DANH NHÂN VĂN HÓA - HOÀNG GIA
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia
Danh nhân Văn hóa - Hoàng Gia