VŨ GIA HIỀN
Ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn”
Hiếm ai như ông, cùng một lúc say mê rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, một
nhà nghiên cứu vật lý uyên thâm, ưa những con số chính xác nhưng ông cũng lại rất
“mê” triết học, tâm lý học và “mê” luôn cả văn hóa, nghệ thuật…
Ở lĩnh vực nào, ông cũng làm việc rất nghiêm túc, hiểu biết rất sâu sắc
và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền khoa học và văn hóa của nước
nhà. Người ta gọi ông là Tiến sĩ Vũ Gia Hiền, ông tiến sĩ kiêm nhiều “vai diễn”…
Xuất thân từ một dòng họ danh tiếng
Tiến sĩ Vũ Gia Hiền tên thật là Lê Quý Anh. Ông sinh năm 1953 tại thôn
Nghĩa Lộ, xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thủ đô Hà Nội).
Dòng họ Lê là một dòng họ danh tiếng
khắp vùng đó. Theo gia phả của dòng họ còn để lại thì dòng họ Lê của ông Hiền vốn
có gốc gác với vua Lê (thời Hậu Lê). Ông nội và cụ nội của ông Hiền là hai thầy
đồ giỏi có tiếng và có nhiều học trò đỗ đạt cao. Ông nội của ông từng tham gia
phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Bác ruột của tiến sĩ Hiền chính là Đại tướng
Lê Trọng Tấn.
Theo lời ông Hiền thì tướng Tấn tên
thật là Lê Trọng Tố. Sau này mới đổi thành Lê Trọng Tấn. Tướng Lê Trọng Tấn một
danh tướng có công lớn trong cuộc kháng chiến của dân tộc ta. Cha ruột của ông
Hiền tên thật là Lê Quý Giả, sau đi kháng chiến gọi là Trịnh Quý Đông, từng là
một trong những đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên của nước ta.
Rõ ràng trong ông mang dòng máu và
gen di truyền từ gia đình và dòng họ Lê danh giá nên ông yêu nước và say mê
khoa học ngay từ khi còn rất nhỏ. Ông Hiền kể rằng, từ bé ông thất lạc gia đình
do hoàn cảnh đặc biệt, sau này được bác ruột là Đại tướng Lê Trọng Tấn nuôi dạy.
Ông từng là học sinh giỏi toán và được đưa đi học ở trường chuyên đặc biệt. Đây
là một lớp học riêng dành cho học sinh giỏi toán lúc bấy giờ…
Bắt đầu từ đây, ông đến với khoa học
và thai nghén những đam mê của ông với triết học, tâm lý học cũng như văn hóa
và nghệ thuật…
Nhà khoa học nhiều suy nghĩ đột phá…
Ông là một trong những nhà khoa học đầu
tiên của Việt Nam nghiên cứu về laser. Tiến sĩ Hiền tiết lộ: “Từ năm 1970, Nhà
nước ta đã biết về công nghệ laser. Chúng ta đã tính đến phương án: tia laser sẽ
được sử dụng làm vũ khí trong chiến tranh hiện đại. Vì thế, Nhà nước ta đã chỉ
đạo tập trung nghiên cứu về laser và tôi là một trong số những người được cử đi
học”.
Tháng 7/1988, tham dự Hội thảo tại
Liên Hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, ông đã làm cho giới khoa học trong
nước phải ngạc nhiên và thán phục khi báo cáo đề tài “Tìm hiểu quá trình tiến
hoá Vũ trụ và Sinh giới”.
Những nhà khoa học đầu ngành ở Việt
Nam lúc đó như GS.Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, GS.TS. Nguyễn Tài Lương, GS.TS. Lê
Quang Long, GS.TS. Trần Duy Quý, GS.TS. Phạm Phi Phi… đã đánh giá rất cao cách
đặt vấn đề, hướng tìm tòi và tư duy mới của ông.
Ông đã dám nghĩ, dám tìm tòi, dám đưa
ra một giả thuyết khá lý thú, là công trình đầu tiên khá táo bạo đề cập tới vấn
đề hết sức phức tạp của khoa học tự nhiên nói chung và sinh học nói riêng.
Nhận được những động viên lớn từ các
bậc thầy, tiến sĩ Hiền đã từng bước xác lập giả thuyết thành hệ thống khoa học
chứng minh cho giả thuyết “Tiến hoá sinh giới từ bức xạ nền vũ trụ” trên nguyên
lý “Không có gì tự sinh ra và không có gì tự mất đi, nó chỉ có thể biến đổi từ
dạng này sang dạng khác – Sự sống cũng vậy”.
Đề tài nghiên cứu khoa học này của
ông sau này đã được xuất bản thành sách với tên gọi “Tìm hiểu quá trình tiến
hóa vũ trụ và sinh giới” do NXB Chính trị quốc gia xuất bản và tái bản, đã thổi
một luồng gió mới trong nghiên cứu khoa học của nước nhà…
Cơ duyên nhà khoa học bén duyên với triết học, tâm lý học và văn hóa…
Trước băn khoăn của tôi vì sao một
nhà khoa học ưa sự chính xác như ông lại có thể tìm đến với tâm lý, triết học
và văn hóa, nơi những vấn đề rất trừu tượng, đan xen nhiều quan điểm mâu thuẫn,
trái ngược với nhau, ông đã chia sẻ:
Các nhà tâm lý, văn hóa thường tư duy
không chính xác, thiên về cảm tính. Nhưng cũng chính vì cảm tính đó lại gây cho
ông sự tò mò, muốn tìm hiểu, muốn được thử sức mình trong lĩnh vực mới. Nhưng
cơ duyên cơ bản có lẽ bắt nguồn từ một tâm hồn đẹp.
Một trong rất nhiều sách viết về văn hóa có giá trị của Ts. Vũ Gia Hiền
Ông nói Việt Nam có rất nhiều giá trị
văn hóa đẹp cần phải được gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ sau. Những cái đẹp
về văn hóa gia đình, văn hóa làng, nước… đã hấp dẫn ông, dẫn ông đi vào với khu
rừng rất nhiều hoa thơm cỏ lạ đó… “Hoa đẹp
không thể không ngắm và cần phải chăm sóc, gìn giữ cho hương sắc hoa được tươi
lâu”, ông chia sẻ.
Rồi ông kể, trong một cuộc hội thảo
các thầy cô cứ bình luận mãi văn hóa, đạo đức học sinh ngày càng xuống cấp,
không còn giữ được những giá trị văn hóa ứng xử đẹp như trước đây nữa. Ông cho
rằng để giải được bài toán này cần phải tìm hiểu tâm sinh lý và đời sống tâm lý
của giới trẻ và so sánh với tâm lý của thế hệ trước. Tâm lý học gắn kết với ông
từ đó.
Nhưng tâm lý chỉ có thể tìm hiểu được
ở những người đang sống, không thể phản ánh chính xác tâm lý của những người đã
chết. Chỉ có thể tìm hiểu con người ở các thế hệ trước thông qua tìm hiểu triết
học bằng cách nghiên cứu về công cụ lao động, quá trình lao động tạo ra con người
v.v…. Và tự nhiên, ông cũng bén duyên với triết học…
Khâm phục thay một trí tuệ hơn người và một sức làm việc phi thường
Tôi vẫn thường đọc sách và biết rằng
khả năng làm việc của các nhà khoa học là phi thường. Nhưng tôi chỉ mới thấy
trong sách viết, mới được nghe kể chứ chưa bao giờ gặp một người như thế trong
cuộc đời thật cho đến khi gặp tiến sĩ Hiền. Cũng trong quỹ thời gian 24h, nhưng
công việc ông làm và giá trị công việc đạt được của ông nhiều gấp đến cả chục lần
so với bản thân tôi.
Hàng ngày, ông vừa dạy học (hiện Tiến
sĩ Hiền là Trưởng đại diện Apollos – VN- ASEAN), giảng dạy trên rất nhiều lĩnh
vực từ kỹ thuật, vật lý cho đến triết học, tâm lý học, kỹ năng sống, văn hóa
giao tiếp v.v… vừa dành thời gian để đọc sách, nghiên cứu sách ở các lĩnh vực
ông đam mê hiện nay.
Ông tiết lộ, hiện ông đang song song
thực hiện 3 công trình lớn, đây là những đề tài ông tâm đắc và trăn trở nhất
trong cuộc đời.
Công trình thứ nhất về vật lý. Ông dự
định viết một công trình vật lý dài 35 tập, dưới dạng là những tiểu thuyết vừa
(100 trang/tập) để phản biện 34 nhà vật lý nổi tiếng trên thế giới có trong lịch
sử. Hiện ông đã viết được 3 cuốn về Marie Curie, Anbe Anhxtanh và Ampe.
Công trình đồ sộ thứ hai là một bộ
sách về Mỹ học 13 tập. Hiện ông đã viết được 9 tập trong đó 7 tập bản thảo đang
được NXB Lao động cho biên tập để phát hành trong thời gian tới. Sách viết về Mỹ
học ở Việt Nam chưa có nhiều, chủ yếu dịch lại từ các tác phẩm của Mỹ học
phương Tây. Nhưng đây là lần đầu tiên, một bộ sách Mỹ học được chính người Việt
Nam viết dưới góc nhìn từ một nhà tâm lý học, dựa trên bản chất tâm lý con người
thay vì Mỹ học hình thức như của phương Tây.
Và công trình “khác người” thứ ba của
tiến sĩ Hiền là một công trình đồ sộ về 100.000 câu thơ viết về Lão Tử, Khổng Tử,
Đức Phật, Chúa Giê-su v.v… Ông hóa thân thành nhân vật em bé chăn trâu được gặp
gỡ và nói chuyện với các cao nhân của các thời đại (Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử…)
về những giá trị văn hóa, những triết lý nhân sinh để gửi gắm, dặn dò đến các
thế hệ trẻ hôm nay và cả mai sau…
Nguồn: Tổng hợp